Theo thông tin mới nhất, thị trường bất động sản năm 2020 sẽ có xu hướng giảm mạnh nhưng có tác động tích cực vì sẽ kiểm tra được chất lượng của chủ đầu tư.
Cán cân cung cầu không cân bằng
Cung giảm và cầu tăng chính là thực trạng hiện nay. Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là những vấn đề pháp lý của các dự án. Ông Nguyễn Văn Đính – Tổng thư kí Hội môi giới bất động sản Việt Nam cung cấp thông tin về việc dự kiến thời gian sắp tới, các thị trường nhà ở ở Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng, Nha Trang sẽ có xu hướng giảm mạnh.
Nguồn cung khan hiếm nhưng nhu cầu thì vô tận, điều này hiển nhiên dẫn đến câu chuyện bất động sản “lên giá chót vót”, và vì thế mà nó lại kéo thêm một câu chuyện khác là dù nhu cầu cao những xu hướng mua lại giảm. Ngoài ra, việc lượng giao dịch sản phẩm nhà ở giảm trong thời gian sắp tới cũng xuất phát từ việc tín dụng cho vay ở hạnh mục bất động sản này đang bị siết chặt và các nhà đầu tư thứ cấp đang bị vướng ở nút thắt này khiến cho họ không thể thực hiện được các giao dịch. Cụ thể là nếu như nhiều năm trước đó, giá nhà ở thường rất ổn định ở các đô thị lớn, và mỗi năm sẽ tăng khoảng 2 đến 3% thì hiện tại, giá nhà ở Hà Nội và TPHCM đang tăng một cách chóng mặt, lên đến khoảng 10%.
Một lý do khác xuất phát từ tâm lý e ngại của nhà đầu tư và người tiêu dùng, họ đều suy nghĩ rằng việc thị trường bất động sản hiện nay đang bị trì hoãn quá nhiều vì vướng các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai… đã khiến họ cảm thấy không có đủ sự tin cậy vào những dự án tương tự. Đồng thời, kết hợp thêm về việc thiếu nguồn tin từ các cơ quan chuyên môn khiến họ không có đủ thông tin và nhận thức để kiểm chứng dự án là thật hay giả, và nó đã “góp phần” đưa thị trường bất động sản giảm nhiệt hẳn.
Theo Tổng thư kí Hội môi giới bất động sản Việt Nam thì nhìn vào thực tế, việc nguồn cung giảm không hẳn thuộc vể việc thiếu đất để phát triển mà nó thuộc về phạm vi quản lý của Nhà nước và đang tạm thời ngưng phát triển. Và từ đà này, các sản phẩm bất động sản trên thị trường tăng giá mạnh đã khiến cho các sản phẩm ở phân khúc với mức giá cao hơn 50 triệu/m2 có tỷ lệ giao dịch thấp.
Mặc dù hạn chế về nguồn cung đã dẫn tới sự biến động về giá cả, song, với nguồn cầu vẫn không bao giờ hết và tiếp cận với những dự án có đầy đủ tính pháp lý, đảm bảo kỹ thuật xây dựng bài bản, nhà đầu tư uy tín, chính sách hợp lý, minh bạch và rõ ràng thì các sản phẩm này vẫn được tiêu thụ ở mức 70 -80%.
Năm 2020, cung cầu nhà ở diễn ra như thế nào?
Theo phán đoán của các chuyên gia thì năm 2020 nguồn cung khan hiếm có thể dẫn tới cuộc cạnh tranh mạnh mẽ giữa doanh nghiêp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này và nó sẽ là một cuộc thanh lọc có tính chất mạnh để loại trừ những chủ thể, tổ chức không đủ khả năng để đối đầu trong thị trường đầy biến động này.
Và theo ông Đính, việc giá nhà ở tăng sẽ còn tiếp diễn trong tương lai nhưng nó cũng sẽ không quá mạnh mẽ vì sự khan hiếm chỉ là tạm thời. Đồng thời, các dự án ở Hà Nội và TPHCM vẫn chưa cho ra mắt một số lượng lớn các sản phẩm bất động sản từ dự án năm trước. Tuy nhiên, phân khúc được tập trung nhiều nhất vẫn là các sản phẩm cao cấp, trung cấp trong khi đó nguồn nhà ở giá thấp và nhà ở xã hội vẫn tiếp tục khan hiếm.
Kết luận lại, thị trường bất động sản 2020 tại Việt Nam có thể sẽ giảm nhiệt hơn hẳn nhưng nó lại không phải vì bất kỳ cơn khủng hoảng nào hay thị trường ảo. Vấn đề của thị trường 2020 chính là việc không thể cân bằng cung cầu và chưa thể giải quyết hiệu quả những vấn đề pháp lý có liên quan đến thị trường này.
Liệu thị trường bất động sản 2020 sẽ tiếp tục có diễn biến gì, theo dõi BlogAnChoi để có thể cập nhật kịp thời những tin tức mới nhất từ lĩnh vực này nhé!