Dogecoin là đồng tiền ảo từng được Elon Musk “quảng cáo” rầm rộ trên mạng xã hội, nhưng có vẻ cơn sốt đã qua đi giống như rất nhiều đồng coin khác trong thị trường tiền điện tử. Những người đã trót mua Dogecoin với hy vọng kiếm lời nhanh giờ đây đang rất lo lắng. Vậy tại sao Dogecoin lại xuống dốc và liệu có tăng trở lại hay không?

Sponsor

Dưới đây là 6 lý do khiến đồng “coin chó” này khó có thể cất cánh thực sự.

1. Dogecoin là một đồng tiền điện tử lạm phát

Số lượng Dogecoin có sẵn trên thị trường là một hiện tượng bất thường: có đến hàng tỷ tỷ Dogecoin được cất trữ trong các ví tiền điện tử trên toàn thế giới. Hơn nữa, mỗi năm có thêm khoảng 5,2 tỷ đồng mới được tạo ra. Nguồn cung khổng lồ và sự lưu thông dễ dầng của Dogecoin khiến cho giá trị của nó chắc chắn sẽ giảm dần theo thời gian.

Số lượng Dogecoin quá nhiều khiến cho giá trị bị giảm (Ảnh: Internet).
Số lượng Dogecoin quá nhiều khiến cho giá trị bị giảm (Ảnh: Internet).

Trên thực tế, tính chất lạm phát của Dogecoin là một trong những điều thu hút Elon Musk đến với đồng tiền này ở giai đoạn đầu, khiến nó giống với các loại tiền thật, nhưng lại trái với các loại tiền điện tử “chân chính” khác.

2. Rất ít nơi chấp nhận thanh toán bằng Dogecoin

Thế giới hiện nay vẫn chưa chấp nhận tiền điện tử rộng rãi, mới chỉ có Bitcoin và Ethereum là được dùng nhiều hơn cả, do đó một loại meme coin mới ra đời chưa lâu như Dogecoin khó có thể thuyết phục các cơ quan, doanh nghiệp một cách nghiêm túc.

Ở thời điểm hiện tại Dogecoin vẫn chỉ là một trend được thổi phồng bởi các trang mạng xã hội, ngoài ra hầu như không có tiếng tăm thực sự. Tiền điện tử vẫn là khái niệm khó hiểu đối với hầu hết mọi người, và một đồng tiền được tạo ra từ bức ảnh hài hước của một chú chó lại càng khó hiểu hơn.

Dogecoin được tạo ra như một trò đùa từ bức ảnh chú chó (Ảnh: Internet).
Dogecoin được tạo ra như một trò đùa từ bức ảnh chú chó (Ảnh: Internet).

Theo trang Cryptwerk thống kê, hiện có hơn 2.000 nhà cung cấp dịch vụ trên thế giới chấp nhận thanh toán bằng Dogecoin, nhưng tất cả đều khá “vô danh”. Trong khi đó, đồng Bitcoin hiện đã được chấp nhận sử dụng ở hàng chục nghìn địa điểm trên thế giới, riêng quốc gia El Salvador đã chấp nhận nó là tiền hợp pháp.

3. Dogecoin ít phi tập trung hơn các đồng tiền ảo khác

Tiền điện tử được tạo ra theo cách phi tập trung, tức là nhiều người cùng nắm giữ và quản lý đồng tiền, không bị một cá nhân hoặc tổ chức nào đó sở hữu và kiểm soát độc quyền. Tuy nhiên Dogecoin lại ít “phi tập trung” khi có một ví tiền ảo nắm giữ hơn 27% tổng số coin, và hơn 700 ví nắm tới 80% toàn bộ số coin, tức là một số ít người đang nắm quyền sở hữu hầu hết đồng Dogecoin.

Trong khi đó đồng Bitcoin có tính phi tập trung tốt hơn, vì 80% lượng bitcoin hiện nay nằm trong hơn 15.000 ví khác nhau.

Tính chất phi tập trung là nền tảng của blockchain và tiền điện tử (Ảnh: Internet).
Tính chất phi tập trung là nền tảng của blockchain và tiền điện tử (Ảnh: Internet).
Sponsor

Một vấn đề khác là số máy tính tham gia vào mạng lưới của Dogecoin, hay còn gọi là “nút mạng”. Mỗi máy có thể xử lý các giao dịch và đảm bảo các hoạt động của mạng lưới được bảo mật nhờ tính chất phi tập trung. Ở thời điểm hiện tại, Dogecoin chỉ có tổng cộng hơn 1.500 nút mạng, trong đó chưa tới 800 nút đang chạy phần mềm mới nhất. Trong khi đó mạng lưới của Bitcoin có hơn 12.000 nút. Số nút ít hơn sẽ làm cho tính bảo mật kém hơn và cũng làm cho phí giao dịch cao hơn đối với Dogecoin.

Tuy nhiên bản cập nhật Dogecoin 1.14.4, được phát hành tháng 9/2021 có nhiều đổi mới để tăng cường mạng lưới Dogecoin và giảm phí giao dịch. Nếu vào giữa năm 2021 một giao dịch Dogecoin mất phí hơn 2,5 USD, thì sau khi cập nhật đã giảm xuống còn khoảng 0,3 USD.

4. Elon Musk không thực sự nghiêm túc với Dogecoin?

Elon Musk chỉ “nổi hứng” nhất thời với Dogecoin? (Ảnh: Internet).
Elon Musk chỉ “nổi hứng” nhất thời với Dogecoin? (Ảnh: Internet).

Ngoài một số bức ảnh meme hài hước và biệt danh “Dogefather” thì Elon Musk hầu như không đầu tư nghiêm túc cho đồng tiền ảo này. Thậm chí trước đây Musk từng không ủng hộ tiền điện tử, công khai chỉ trích Bitcoin vì gây hại cho môi trường.

Mặc dù Dogecoin sử dụng thuật toán kết hợp AUX-PoW để tiết kiệm năng lượng trong quá trình đào tiền ảo, nhưng nhiều khả năng sự “quan tâm” của Elon Musk đối với nó cũng chỉ là trò đùa nhất thời mà thôi.

5. Dogecoin có rất ít ứng dụng trong thực tế

Điều gì thu hút mọi người đến với Dogecoin? Là những ưu điểm của công nghệ blockchain hay các ứng dụng của token? Hay chỉ là do “đu trend” theo Elon Musk và những bức ảnh meme mời gọi?

Mặc dù nhiều người đang tìm cách phát triển Dogecoin theo hướng nghiêm túc và bền vững hơn, nhưng hầu hết các “nhà đầu tư” hiện nay đều không biết đồng tiền ảo này có ổn định lâu dài hay không, và rất khó có thể sánh ngang với Bitcoin, Ethereum hay các đồng tiền khác. Hơn nữa Dogecoin không có khả năng lưu trữ NFT, không được sử dụng trong hợp đồng thông minh, không dùng được với các ứng dụng phi tập trung (dApp) và rất ít nơi chấp nhận thanh toán.

Tóm lại, “tác dụng” chủ yếu của Dogecoin cho đến hiện nay chỉ là trò đùa vui mà thôi.

6. Dogecoin tăng giá chủ yếu do tâm lý đám đông và FOMO

Biểu đồ giá của Dogecoin đến giữa năm 2021 (Ảnh: YCharts).
Biểu đồ giá của Dogecoin đến giữa năm 2021 (Ảnh: YCharts).

Lý do quan trọng khiến Dogecoin khó có thể bền vững lâu dài là do điểm vào lệnh (entry point – mức giá mà mọi người quyết định mua hoặc bán) cực kỳ thấp, và nguồn gốc ra đời của nó là một meme coin, làm cho nó bị thao túng theo kiểu thổi giá rồi bán tháo (pump and dump).

Mặc dù giá của Dogecoin chưa bao giờ bị thổi lên quá cao (mức cao nhất là 0,73 USD vào tháng 5/2021), nhưng cũng thu hút rất nhiều người lao vào do tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO), hy vọng nó sẽ tiếp tục tăng giá hơn nữa để kiếm lời nhanh. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn Dogecoin lại trở về đúng giá trị thật của nó và khiến nhiều người mất tiền.

Như đã nói, tổng số Dogecoin hiện nay bị tập trung vào một số ít người sở hữu, nên những người này hoàn toàn có thể thao túng giá của nó một cách dễ dàng. Rất nhiều đồng tiền ảo khác cũng bị điều khiển theo cách tương tự.

Sponsor

Tóm lại: Dogecoin là một cú lừa?

Theo Jackson Palmer – người đồng sáng lập ra Dogecoin – thì đúng là như vậy. Thậm chí anh ta còn khẳng định điều đó với tất cả tiền điện tử nói chung, cho rằng toàn bộ lĩnh vực này thực ra chỉ là một chiêu làm giàu nhanh chóng dành cho những người vốn đã giàu có.

Jackson Palmer chỉ trích Dogecoin và tiền ảo nói chung (Ảnh: Twitter).
Jackson Palmer chỉ trích Dogecoin và tiền ảo nói chung (Ảnh: Twitter).

Theo đó, Dogecoin chỉ là một thành phần trong bộ máy tiền điện tử bị thao túng theo quy trình thổi giá, bán tháo và lấy tiền của những người đã mua nó. Lời khuyên của các chuyên gia là: cũng giống như bất kỳ khoản đầu tư nào khác, đừng bao giờ bỏ ra số tiền nhiều hơn mức mà bạn chấp nhận bị mất, và hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi đổ tiền vào thứ mà bạn chưa hiểu rõ.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

“Đốt tiền điện tử” là gì? Tại sao tiền điện tử phải bị đốt thường xuyên?

Đặc điểm chung của tiền điện tử là giá trị lên xuống liên tục. Chỉ có một số ít đồng tiền được gắn với một tài sản thật ngoài đời tránh được biến động giá, còn lại hầu hết đều tăng giảm giá thường xuyên. Tuy nhiên có những cách làm cho giá của tiền điện tử tăng lên ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
Có 15 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(