Đầu tư uỷ thác là gì mà có thể khiến nhiều người an tâm lựa chọn? Ngay bây giờ, các bạn hãy cùng BlogAnChoi kiểm chứng những lời đồn thổi về hình thức đầu tư tài chính này nhé!

Hiểu một cách đơn giản, đầu tư uỷ thác chính là đầu tư “hộ”. Theo đó, bạn – người uỷ thác, giao phó một khoản tiền cho một cá nhân hoặc tổ chức mà mình tin cậy để nhờ họ đại diện đầu tư thay.

Nhìn chung, thoả thuận uỷ thác sẽ ràng buộc cho bên được uỷ thác khi chỉ được đầu tư những hạng mục hoặc sản phẩm chỉ định do bên uỷ thác yêu cầu. Tuy nhiên, bên nhận uỷ thác thường sẽ không cam kết tiền lãi giữa hai bên gửi và nhận uỷ thác.

Thoả thuận uỷ thác sẽ ràng buộc cho bên được uỷ thác khi chỉ được đầu tư những hạng mục hoặc sản phẩm chỉ định do bên uỷ thác yêu cầu (Ảnh: Internet)
Thoả thuận uỷ thác sẽ ràng buộc cho bên được uỷ thác khi chỉ được đầu tư những hạng mục hoặc sản phẩm chỉ định do bên uỷ thác yêu cầu (Ảnh: Internet)

Chính vì lý do này, để tăng hiệu quả và sự đảm bảo trong đầu tư uỷ thác, nhà đầu tư cá nhân cần nắm rõ cho mình những ưu, nhược điểm của hình thức đầu tư này trước khi tham gia.

Ưu điểm của quỹ đầu tư ủy thác

Tính đa dạng

Vì là uỷ thác nên bạn hoàn toàn có thể dùng vốn đầu tư vào đa dạng lĩnh vực/ngành nghề trong danh mục đầu tư – thậm chí là ở những nơi bạn không có quá nhiều kinh nghiệm, miễn là chọn được các cá nhân/tổ chức am hiểu thị trường đó.

Mức độ an toàn

Để đảm bảo uy tín của cá nhân và tổ chức nhận uỷ thác, nguồn đầu tư của bạn sẽ được các chuyên gia này “chăm sóc” tốt nhất, đồng nghĩa với việc hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

Mặt khác, nhiều hình thức uỷ thác không bắt buộc bạn phải theo dõi thường xuyên và thường sẽ có mức tăng lãi suất nhất định trong khoảng thời gian. Nhìn chung, hình thức uỷ thác khá phù hợp với các nhà đầu tư đang tìm kiếm các lựa chọn đầu tư dài hạn có rủi ro thấp.

Khả năng sinh lời ổn định

Với nhiều hình thức uỷ thác đặc thù như quỹ uỷ thác hoặc ứng dụng (app) đầu tư, chủ thể nhận ủy thác sẽ tiến hành trả lợi nhuận khi hoạt động đầu tư có lãi và nhà đầu tư có thể kiếm được đều đặn từ khoản đầu tư của mình. Điều này tạo tiền đề để bạn có thể yên tâm về khả năng sinh lời ổn định của hình thức này.

Chủ thể nhận ủy thác sẽ tiến hành trả lợi nhuận khi hoạt động đầu tư có lãi và nhà đầu tư có thể kiếm được đều đặn từ khoản đầu tư của mình (Ảnh: Internet)
Chủ thể nhận ủy thác sẽ tiến hành trả lợi nhuận khi hoạt động đầu tư có lãi và nhà đầu tư có thể kiếm được đều đặn từ khoản đầu tư của mình (Ảnh: Internet)

Nhược điểm của quỹ đầu tư ủy thác

Thời gian và khả năng linh hoạt

So với các hình thức quản lý đầu tư chủ động, hình thức uỷ thác đòi hỏi một khoảng thời gian tương đối dài hơn để bạn có thể thu được lợi nhuận đáng kể.

Ngoài ra, do hoạt động này còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của chủ thể nhận ủy thác nên nếu muốn rút tiền đầu tư cho các loại hình khác, nhà đầu tư không có quyền kiểm soát nào khác ngoài việc thoát khỏi khoản đầu tư hoàn toàn.

Nói cách khác, nếu là người đầu tư kiểu tùy hứng/ lướt sóng, thường xuyên các khoản chi tiêu phát sinh cần đụng đến tiền đầu tư/tiết kiệm, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi chọn hình thức đầu tư uỷ thác hoặc không nên đổ dồn toàn bộ tiền đầu tư vào kênh này.

Phí phát sinh và rủi ro thanh khoản

Lợi nhuận có được từ ủy thác đầu tư phải chịu thuế và do đó có thể làm giảm lợi nhuận thực tế thu được từ khoản đầu tư.

Bên cạnh đó, một trong những lý do khiến cho các quỹ ủy thác có xu hướng giao dịch giảm giá là do rủi ro vể thanh khoản.

Nguồn tiền của bạn vẫn có khả năng bị thất thoát bởi không có gì là đảm bảo chắc chắn 100% tiền đầu tư của bạn sẽ sinh lời, nhất là khi bên nhận ủy thác có ít kinh nghiệm về tài chính, đầu tư.

Nguồn tiền của bạn vẫn có khả năng bị thất thoát bởi không có gì là đảm bảo chắc chắn 100% (Ảnh: Internet)
Nguồn tiền của bạn vẫn có khả năng bị thất thoát bởi không có gì là đảm bảo chắc chắn 100% (Ảnh: Internet)

Tính pháp lý

Hoạt động ủy thác đầu tư đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, song nhiều hình thức uỷ thác (đơn cử như các hình thức uỷ thác đầu tư phái sinh) vẫn còn có quy định thiếu chặt chẽ dẫn tới sự lỏng lẻo trong công tác quản lý hoạt động này. Nhà đầu tư cần cân nhắc các yếu tố thị trường, chủ thể nhận ủy thác, thời điểm tiến hành ủy thác, lãi suất nhận được từ lợi nhuận của hoạt động ủy thác.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Danh sách 10 ngân hàng Singapore uy tín với chất lượng hàng đầu

Ngân hàng Singapore đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế của quốc gia này. Ngân hàng được hiểu đơn giản là một tổ chức tài chính có chức năng thu thập tiền gửi từ khách hàng và cung cấp các dịch vụ tài chính như cho vay, tín dụng, đầu tư, và bảo ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận