Để đảm bảo được quyền lợi của người mua cũng như tránh được những trường hợp sau khi môi giới thì chẳng “màng” đến khách hàng khiến nhiều người rơi vào tình thế “bị động”. Vì thế, nhiều người mong muốn sẽ có sự ràng buộc rõ ràng và cụ thể hơn đối với những người ngành nghề môi giới bất động sản.
Ràng buộc bằng những mã số hành nghề
Ông Phạm Lâm – Chủ tịch DKRA Việt Nam đã chia sẻ một số ý kiến của mình đối với việc ràng buộc trách nhiệm của những người hành nghề môi giới bất động sản như sau: Ông cho rằng nên có những mã số cụ thể để gắn với mỗi một người môi giới để kiểm soát dễ dàng hơn, cụ thể như việc một người môi giới khi bán ra được một sản phẩm của dự án thì đối với khách hàng đó, sẽ có người phụ trách cụ thể, số điện thoại. Điều này được trông đợi sẽ giúp người ta kiểm soát được cả quá trình từ khâu bán ra cho đến khi Khách hàng có thể nhận được sản phẩm cuối cùng. Và nó cũng có thể giúp tránh được tình trạng bán hàng kiểu qua loa, lấy số lượng xong rồi “vứt sang một bên”, không quan tâm.
Vai trò của môi giới rất quan trọng cho cả bên chủ đầu tư lẫn khách hàng, thông qua một đơn vị trung gian có uy tín sẽ giúp việc mua bán bất động sản diễn ra thuận lợi hơn, cũng như sẽ giúp cho thị trường bất động sản phát triển hiệu quả hơn.
Những khó khăn của thị trường bất động sản trong năm 2019 vừa qua
Thực chất, những thách thức của thị trường bất động sản vừa qua không chỉ đến từ vấn đề thể chế mà những hoạt động môi giới không lành mạnh, không tròn nghĩa vụ và chức trách của một người làm môi giới cũng đã gây ảnh hưởng ít nhiều. Có nhiều người hoạt động môi giới làm việc thì cẩu thả, sau khi đưa ra những “lời ngon tiếng ngọt”, “rót mật đầy tai” khách hàng để được một cái hợp đồng mua bán, sau đó né tránh mỗi lần họ “hỏi thăm” đã khiến cho nhiều người cảm thấy quan ngại và thiếu sự tin tưởng đối với thị trường này.
Nói một cách mạnh mẽ hơn và có phần nghiêm trọng thì những người môi giới với hành động trên đã không thực hiện đúng theo nguyên tắc nghề nghiệp của họ và hành vi đó có thể làm tổn hại cho thị trường. Cho nên, với ý kiến gắn mã số vào mỗi một môi giới chính là phương hướng giúp điều tiết được những tình huống không hay như thời gian vừa qua.
Một cách khác, đây cũng sẽ là cơ hội để mỗi một công ty có thể sàng lọc và điều chỉnh lại chính sách bán hàng. Sự sàng lọc thông qua phương pháp này sẽ giúp nhận diện được những cá nhân vừa có đủ tài lực lẫn trách nhiệm công việc, giúp tạo ra giá trị cao hơn cho công ty.
Với xu hướng phát triển bất động sản tăng cao qua những năm gần đây đã kéo theo sự ra đời của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cụ thể là từ báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2018, trong 11 tháng đầu đã có khoảng 11.637 doanh nghiệp được thành lập và trong đó doanh nghiệp liên quan đến kinh doanh bất động sản chiếm 6.423. Đồng thời, dữ liệu cập nhật cho thất trong 3 năm gần nhất, số lượng môi giới bất động sản có mặt trên thị trường đã chiếm trung bình khoảng 15%.
Ngoài ra, vấn đề thể chế vẫn luôn là “nút thắt” rất cần được tháo gỡ càng sớm càng tốt. Nó sẽ giúp cho những dự án đang bị trì hoãn có thể tìm được hướng giải quyết trong thời gian tới. Đồng thời, giải quyết được câu chuyện “môi giới” cũng sẽ giúp thị trường bình ổn và hoạt động lành mạnh trở lại, lấy lại được sự tin tưởng của người dân.
Theo dõi BlogAnChoi để có thể cập nhật liên tục những thông tin mới nhất về thị trường bất động sản nhé!