Tiến sĩ Đinh Thế Hiển – Chuyên gia kinh tế vừa chia sẻ về thị trường bất động sản năm 2020, về nguồn cung nhà ở hiện nay đảm bảo đủ so với tỷ lệ cầu, đồng thời nguồn cung này có thể đảm bảo luôn cả cho nhu cầu năm sau.
Nhu cầu nhà ở
Nhu cầu nhà ở luôn luôn xuất hiện dù cho là ở thời đại nào, mỗi một người đều mong muốn sở hữu được một ngôi nhà để ổn định, sinh hoạt. Và đó là nguồn cầu cơ bản, thiết yếu của bất cứ ai. Theo dòng sự kiện từ năm 2019 cho đến nay thì chỉ xét riêng trên thị trường bất động sản, đã có rát nhiều dự án nhà ở bị trì hoãn, chậm tiến độ xây dựng, dẫn đến những luồng ý kiến cho rằng đó là nguyên nhân dẫn đến nguồn cung cầu mất cân bằng.
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã gửi đơn cầu cứu đến cơ quan nhà nước yêu cầu cho phép tiếp tục triển khai xây dựng dự án. Tuy nhiên, xem xét và đánh giá thị trường qua lăng kính của chuyên gia kinh tế thì tiến sĩ Đinh Thế Hiển nhìn nhận việc thiếu nhà mà chúng ta vẫn hay đề cập đến thực chất là việc mỗi một người dân đều có nhu cầu cần có nhà và thực tế thị trường không hề thiếu nhà để ở. Và tiến sĩ Đinh Thế Hiển cũng cho rằng chúng ta không nên lo lắng và quan ngại trước thông tin khan hiếm nguồn cung.
Số liệu thống kê
Năm 2015-2018, thị trường bất động sản liên tục tiếp nhận những dự án nhà ở được đầu tư và xây dựng, và một số lượng sản phẩm được tạo ra trong thời gian đó vẫn còn trong tình trạng thiếu chủ sở hữu. Cho nên, lý giải về câu chuyện “thiếu nhà” mà người dân vẫn hay “kêu ca” đó là vì nhu cầu của họ là sở hữu một sản phẩm nhà ở giá rẻ và nguồn cung thì không hẳn là thiếu như chúng ta vẫn nhìn nhận từ trước đến nay. Tiến sĩ Hiển cũng nhận định việc trong thời gian vừa qua có nhiều dự án chưa được cấp phép chỉ nhằm mục đích giúp Chính phủ có thể điều chỉnh và xây dựng thị trường bất động sản này đi theo hướng ổn định hơn để tránh những cú sốc lớn khiến nó mất cân bằng và gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế chung.
Có thể thấy rằng trong năm vừa qua, với sự phát triển quá nhanh của thị trường bất động sản, Chính phủ nhận thấy việc đột phá quá nhanh và mạnh của thị trường vốn đầy rủi ro như này có thể dẫn đến hệ lụy lớn một khi bị “đõ vỡ” nên đã có những chính sách nhằm kiểm soát lại thị trường này. Ngân hàng dưới sự chỉ thị của Chính phủ đã siết chặt tín dụng cho vay của những đối tượng liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Số liệu thống kê cho thấy số căn hộ được xây dựng và tung ra thị trường từ năm 2015-2018 đã tăng gấp 4 lần so với năm 2008. Bởi lẽ thế nguồn cung cho đến thời điểm hiện nay là luôn sẵn có và đủ để cung cấp cho cả năm 2020 lẫn 2021.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, thiếu cung có thể hiểu là những dự án được xây dựng và tung ra thị trường mà toàn bộ đều được mua và sỡ hữu hết thì mới đáng để lo vì không còn nguồn cung để cấp cho người dùng. Còn cốt lõi câu chuyện thiếu nhà vẫn là sự đòi hỏi yêu cầu của người dân.
Đánh giá của chuyên gia
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển đồng tình với chính sách của Chính phủ và tin tưởng vào mục đích của những hành động siết chặt thị trường như hiện nay. Ông cho rằng việc hạn chế cấp phép như hiện nay là nhằm muốn sàng lọc thị trường để đảm bảo sự phát triển ổn định, giảm rủi ro từ việc đào thải những doanh nghiệp không đủ nguồn vốn mạnh hoặc không đảm bảo những điều kiện của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Mặt khác, những dự án vi phạm quy định pháp luật, không có pháp lý rõ ràng thì việc xử phạt, trì hoãn là chuyện đương nhiên. Nếu bỏ qua và để dự án triển khai thì liệu những hệ lụy khi phát sinh sẽ gây ra tác động tiêu cực như thế nào. Đến lúc đó, chúng ta lại tiếp tục phải đấu tranh để tìm cách giải cứu thị trường, giải quyết hệ quả.
Trên đây là thông tin về thị trường bất động sản trong ngày vừa được cập nhật. Vui lòng theo dõi BlogAnChoi để đọc thêm những bài viết bổ ích khác nữa nhé!