Thật khó để sàng lọc những suy nghĩ tiêu cực bên trong mỗi người chúng ta, nhưng về lâu dài thì đây là giải pháp tốt nhất để có cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc. Cùng BlogAnChoi học cách ngừng phán xét người khác để yêu và được yêu nhiều hơn nhé.

Thế nào là phán xét người khác?

Bất kể là tiêu cực hay tích cực, khen hay chê, chấp thuận hay phản đối, đều là thành kiến không đáng có. Hành vi phán xét này thường diễn ra trong tiềm thức, mà nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến những hành vi và quyết định sai lầm như như né tránh và đối xử bất công, hoặc thậm chí làm hại đến người khác.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, hành vi phán xét thường bắt nguồn từ chính người phán xét chứ không phải người bị phán xét. Vấn đề không phải là trắng hay đen, mà là thiên kiến của người phán xét trắng hay đen. Vì vậy chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề dưới ánh sáng của sự trung lập, tôn trọng sự thật và không đánh giá tốt hay xấu.

Phán xét người khác bao gồm cả ý nghĩ tiêu cực và tích cực (Nguồn: Internet).
Phán xét người khác bao gồm cả ý nghĩ tiêu cực và tích cực (Nguồn: Internet).

Giống như một người bác sĩ giữ vị thế trung lập khi chữa trị cho bệnh nhân bị dao đâm. Bác sĩ không quan tâm nguyên nhân anh ta bị dao đâm là do tự sát hay đi cướp trộm. Bác sĩ chỉ quan tâm đến đối xử với anh ta như một bệnh nhân thông thường và việc chữa lành vết thương ấy.

Nguyên nhân của việc phán xét người khác

1. Những tổn thương tâm lí

Gia đình có thể là nguồn gốc đầu tiên của sự phán xét trong bạn. Nếu bạn sinh ra trong một gia đình luôn so sánh những đứa con với “con hàng xóm”, hoặc trường học đặt nặng xếp hạng của các học sinh, thì việc phán xét những người mà bạn gặp gỡ là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra những chấn thương tâm lí thời thơ ấu như bị bỏ bê/bỏ rơi, bị lạm dụng, nghèo đói cũng khiến bạn cảm thấy bất an. Và phán xét người khác là một cơ chế giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn để có thể tự bảo vệ trước những mối nguy khác.

Những người hay phán xét thường không thích bản thân họ. Càng tự ti về vấn đề nào đó về mình thì họ càng đánh giá vấn đề đó ở đối phương. Nói cách khác, bạn không chỉ phán xét họ, mà cũng tự phán xét chính mình. Nếu có thể thấu hiểu và nhẹ nhàng yêu lấy bản thân, thì có khó gì đâu để hiểu được vấn đề của những người cũng đang chật vật như mình.

Những tổn thương bên trong là nguyên căn của việc phán xét người khác (Nguồn: Internet).
Những tổn thương bên trong là nguyên căn của việc phán xét người khác (Nguồn: Internet).

2. Phán xét người khác nhằm dễ lí giải lời nói và hành động của họ

Bằng cách tự mình trả lời những câu hỏi “tại sao người đó làm như vậy?”, não bộ của bạn đang cố gắng tìm hiểu lí do cho những việc họ nói hoặc làm. Điều này thật ra cũng dễ hiểu. Thật khó để hiểu được nguyên nhân đằng sau một lời nói hoặc hành động của người khác, trong khi chỉ cần vài phán đoán cũng đã có cơ sở để lí giải những gì mà bạn chứng kiến.

3. Suy nghĩ tiêu cực

Chúng ta có xu hướng nghĩ tiêu cực hơn là tích cực. Chúng ta tìm lỗi người khác “như tìm thóc trong gạo”, còn lỗi mình thì “che đậy như kẻ gian dấu bài”. Vì mấy ai có đủ gan dạ cho là mình xấu, hay tự phơi bày cái xấu của mình.

Nhưng nếu chỉ đơn thuần tuân theo bản năng, chúng ta đang đồng thời rèn luyện tâm trí để luôn chỉ thấy những điểm xấu ở người khác. Nếu là bạn, bạn muốn xung quanh mình toàn là những “ác quỷ”, hay sẽ cố gắng thay đổi bản thân để có thể thấy được nhiều “thiên thần” hơn?

Marcus Aurelius: “Hãy khoan dung với người khác và nghiêm khắc với chính mình.”

4. Phán xét người khác để cảm thấy mình nổi bật

Khi phán xét ai đó, bạn thường mong đợi những người khác cũng đồng tình và hùa theo. Hạ thấp vị trí của người khác là cách mà bạn ngầm tìm kiếm sự chấp nhận và cảm giác mình thu hút hơn trong một đám đông. Nói cách khác, phán xét người khác có thể giúp bạn khẳng định quyền lực của mình.

Tại sao bạn nên ngừng phán xét người khác?

Những phán đoán, đặc biệt là những phán đoán vội vàng, có thể dẫn đến những quyết định sai lầm gây ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn khao khát trở thành một người có ảnh hưởng trong lĩnh vực của mình như một nhà lãnh đạo, một doanh nhân hoặc chuyên gia, thì việc rèn luyện tâm trí trung lập lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

1. Những lời phán xét thường không phải sự thật

Những lời quy kết luôn đi kèm với cảm xúc cá nhân, mà cảm xúc luôn là tạm thời và không đáng tin cậy. Khi có hai đồng nghiệp cùng đến trễ buổi họp, trong đó là một người bạn rất thân và một người mà bạn ít khi trò chuyện. Do sự chi phối của cảm xúc, khả năng cao rằng trước tiên, bạn sẽ đánh giá người mình ít thân cận hơn, hoặc thậm chí có thể phớt lờ sự thật rằng người đồng nghiệp đáng quý của bạn cũng đã đến trễ buổi họp.

2. Mất kết nối và gây chia rẽ

Khi bạn phán xét người khác, mọi người trở nên cảnh giác khi chia sẻ bất cứ điều gì với bạn. Vì chẳng có lí do gì mà họ không là nạn nhân bị nói xấu khi bạn trò chuyện với những người khác mà không có mặt họ. Để cảm thấy “kết nối” thực sự, bạn cần có bên mình những người bạn thành thực, dám sẻ chia mọi điều dù là thầm kín nhất.

Kết nối quan trọng giữa người với người sẽ không thể hình thành khi bạn phán xét người khác. Thay vào đó là những mối quan hệ xã giao “hời hợt” mà trong đó bạn luôn cảm thấy cô đơn và không ai hiểu mình.

Phán xét người khác chỉ đem lại sự ganh ghét và cô đơn (Nguồn: Internet).
Phán xét người khác chỉ đem lại sự ganh ghét và cô đơn (Nguồn: Internet).

Một khi biết được mình bị người khác lén nói xấu sau lưng, liệu bạn còn muốn tiếp tục làm bạn với họ hoặc giúp đỡ họ? Vòng luẩn quẩn của sự ganh ghét này sẽ không thể kết thúc, rồi người khác cũng sẽ bày chuyện

Chúa Giê-su: “Đừng phán xét kẻo sẽ bị phán xét.”

3. Mất đi sự tôn trọng từ mọi người

Một số người sẽ đồng tình khi bạn phán xét ai đó, nhưng cũng sẽ có những người thầm coi thường bạn. Như đã nói ở trên, những người thích đi phán xét mọi người thường đang gặp vấn đề tâm lí, và việc cố gắng hạ thấp người khác để bào chữa cho những tổn thương bên trong mình chỉ khiến mọi người ngày càng không tôn trọng họ mà thôi.

“Đừng than phiền về tuyết trên nóc nhà hàng xóm khi ngưỡng cửa nhà bạn chưa sạch.”

4. Phán xét gây tổn thương

Càng phán xét một người, bạn càng bồi đắp thêm cảm xúc ganh ghét đối với họ, và tệ hơn là khi bạn nhìn nhận sai lệch về một người vô tội. Những cảm xúc tiêu cực này có thể dẫn đến hậu quả như sẵn sàng làm hại người khác về cả thể chất lẫn tinh thần, và thậm chí gây tổn thương cả những người yêu thương họ. Bên cạnh đó, nếu chỉ lo đi phán xét người khác, bạn không thể tìm ra và giải quyết được vấn đề cốt lõi, là sự tổn thương bên trong bạn.

5. Ngăn cản quá trình phát triển bản thân

Lúc phán xét người khác thật thỏa mãn, nhưng thử nghĩ lại xem, có phải sau đó bạn cũng tự chán ghét chính mình vì đã làm như vậy? Trong thâm tâm, chúng ta biết việc chê bai và chỉ trích mọi người là không tốt, đôi lúc còn trái với luân thường đạo lý. Phán xét người khác phán xét và coi thường người khác cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tự hạ thấp danh dự và nhân phẩm của chính mình.

Nhận trách nhiệm cho những lỗi lầm về bản thân luôn khó hơn việc đổ lỗi cho người khác. Nhưng tác hại của thói quen chỉ trích này là sự tự tin thái quá, khiến bạn bị lu mờ với ảo tưởng rằng mình đã hoàn hảo. Còn điều gì tệ hơn những suy nghĩ ganh ghét, đố kị “xâm chiếm” tâm trí bạn đến mức không thể tìm ra khuyết điểm của chính mình để cải thiện và phát triển?

Winston Churchill: “Phát triển là thay đổi, cho nên để trở nên hoàn hảo là phải thay đổi thường xuyên.”

Làm sao để ngừng phán xét người khác?

Không thể chối cãi rằng tất cả chúng ta đều đã từng phán xét người khác. Đôi khi dù không muốn nhưng những lời quy kết vẫn cứ tuôn ra một cách mất kiểm soát và gây tổn thương cho nhiều người. Nhưng đừng quá lo lắng, nhận thức được về hành vi tự nhiên này đã là chìa khóa cho bước đầu thay đổi cách mà chúng ta suy nghĩ và giao tiếp. Dưới đây là những bước tiếp theo bạn cần thực hành để thành công trong hành trình học cách ngừng phán xét người khác.

1. Thực tập chánh niệm

Bạn cần chú ý đến những ý nghĩ phán xét, dù là tốt hay xấu ngay khi chúng xuất hiện. Hãy thả lỏng, thở sâu, và thành thật tự hỏi bản thân rằng tại sao mình lại đánh giá người khác, mục đích của điều này là gì, liệu phán xét có phải điều mình muốn làm hay không? Nếu nguyên nhân là những bất an xuất phát từ chính bạn, vậy thì làm sao để chữa lành những tổn thương ấy?

Hãy biến những quy kết thành cơ hội để tự soi xét lại nội tâm, và ghi lại bằng sổ nhật ký hoặc ghi chú điện thoại nếu bạn có thể. Bằng cách này, bạn có thể thấy được mình thường có một cảm giác nhất định về ai đó hoặc vấn đề nào đó, và nếu nó lặp lại thường xuyên, đó là điều thực sự quan trọng mà bạn cần phải khắc phục.

Thực hành chánh niệm để tự soi chiếu chính mình và buông bỏ những suy nghĩ phán xét (Nguồn: Internet).
Thực hành chánh niệm để tự soi chiếu chính mình và buông bỏ những suy nghĩ phán xét (Nguồn: Internet).

2. Học cách yêu bản thân

Ngày nay, “yêu bản thân” ắt hẳn là một cụm từ khá quen thuộc. Nhưng đa số mọi người không thực sự hiểu bản chất của cụm từ này. Yêu bản thân thực chất là khi bạn cố gắng vươn đến phiên bản tốt nhất của chính mình, nhưng đôi lúc cũng tạm dừng và nghỉ ngơi, chấp nhận những gì mình đang có nhưng hiểu rằng đó không phải là bỏ cuộc.

Chúng ta không cần phải “hành hạ” mình bằng cách liên tục phát triển bản thân để đạt được điều này điều nọ trong cuộc sống, vì cốt lõi yêu bản thân là tình yêu vô điều kiện, bạn vẫn yêu chính mình kể cả đó có là phiên bản tệ nhất.

Yêu bản thân vì đây chính là chìa khóa dẫn đến lòng tự trọng. Như đề cập ở trên, những người hay phán xét thường không có hoặc có rất ít lòng tự trọng. Bạn có thể nâng cấp lòng tự trọng của mình chỉ sau một sự kiện đáng tự hào, nhưng cảm giác ấy cũng mau chóng biến mất. Chỉ có yêu bản thân vô điều kiện mới là con đường ngắn và lâu bền nhất đến lòng tự trọng của một con người.

3. Thay đổi góc nhìn

Có hai loại phán xét: phán xét theo tình huống (situational attribution)phán xét theo khuynh hướng (dispositional attribution). Phán xét theo tình huống là quá trình quy kết hành vi của ai đó cho các yếu tố bên ngoài (như kẹt xe, dịch bệnh, hoàn cảnh cá nhân…), trong khi phán xét theo khuynh hướng lại diễn ra khi bạn quy kết hành vi của ai đó cho tính cách của họ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người theo chủ nghĩa cá nhân (individualism) thường dễ phán xét theo khuynh hướng hơn, với niềm tin rằng tính cách của một người có liên quan trực tiếp đến hành vi của họ. Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy, chỉ là dạng quy kết tính cách này thường dễ chấp nhận nhất. Bộ não con người không thích xử lí nhiều thông tin, nên nó muốn tìm ra lời giải thích cho một sự kiện hoặc hành vi nào đó một cách càng dễ dàng càng tốt.

Ví dụ, 71% các nhà tuyển dụng không chấp nhận một ứng cử viên đi phỏng vấn nhưng lại mặc quần jeans và áo thun. Nhưng liệu có công bằng không khi chỉ quy kết theo khuynh hướng? Chỉ vì ứng cử viên không tuân thủ nội quy trang phục của công ty, đâu có nghĩa họ không chuyên nghiệp hay không phù hợp với công ty đó. Quy kết theo tình huống lại là câu chuyện khác, có thể ứng cử viên này cảm thấy tự tin nhất trong chiếc áo thun và quần jeans, hơn là bộ vest chật ních mà thậm chí khi được nhận vào làm cũng chẳng bao giờ cần phải mang.

Hiểu được điều 2 dạng phán xét có thể khiến bất kỳ ai đánh giá một cách công bằng và chính đáng hơn về hành vi của người khác. Chuyển đổi từ theo khuynh hướng (tiêu cực) sang phán xét theo tình huống (tiêu cực) là bước đầu của hành trình ngừng phán xét. Đích đến cuối cùng của hành trình này là một sự trung lập trong suy nghĩ, không đánh giá và phán xét bất kì ai.

Chuyển đổi từ phán xét khuynh hướng sang phán xét theo tình huống để nhìn nhận một cách công bằng (Nguồn: Internet).
Chuyển đổi từ phán xét khuynh hướng sang phán xét theo tình huống để nhìn nhận một cách công bằng (Nguồn: Internet).

5. Giao tiếp để thấu hiểu

Những lời phán xét hiếm khi hoàn toàn là sự thật, mà thường là những câu chuyện drama được thổi phồng hoặc kể bằng suy nghĩ một chiều. Chúng ta phải thừa nhận rằng, dù có là những người thân cận nhất, chẳng ai biết rõ về một người hơn chính họ. Do đó, bạn cần ít nhất đặt mình vào “hệ quy chiếu” của họ để có thể đồng cảm và thấu hiểu. Nếu có thể, hãy nói chuyện với họ để hiểu rõ tường tận câu chuyện đằng sau.

Khi bắt đầu hiểu được hoàn cảnh của một người mà bạn từng phán xét, bước tiếp theo là học cách chấp nhận người đó như cách mà họ là. Tức hiểu rằng mỗi người có những lỗi suy nghĩ và cách hành xử khác nhau, và bạn không cần phải cố thay đổi họ. Vì chính bạn cũng muốn được sống bằng cách riêng của mình mà, phải không nào?

Thấu hiểu là chìa khóa giúp bạn ngừng phán xét người khác (Nguồn: Internet).
Thấu hiểu là chìa khóa giúp bạn ngừng phán xét người khác (Nguồn: Internet).

4. Học cách chấp nhận những khuyết điểm của người khác

Hiểu được góc nhìn của đối phương sẽ khiến việc chấp nhận họ dễ dàng hơn. Nên nhớ rằng những gì của họ là của họ, của mình là của mình. Suy nghĩ của bạn về họ không đồng nhất với con người thật của họ, vì chúng ta tuy sống chung trong tập thể nhưng đều là những cá thể riêng biệt với những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Bạn nên đa dạng hóa những người bạn với văn hóa, hoàn cảnh xuất thân, sở trường, niềm tin và tín ngưỡng khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng hiểu biết và tăng khả năng chấp nhận sự khác biệt.

Mời bạn xem thêm video dưới đây của thầy Thích Tâm Nguyên để thực tập ngừng phán xét người khác:

Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

Hy vọng qua bài viết trên, BlogAnChoi đã đem lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích về nguyên nhân, tác hại và cách để ngừng phán xét người khác. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

Xem thêm

80+ bài thơ tình hay nhất, đong đầy cảm xúc cho những ngày nhớ mong

Những bài thơ tình yêu hay, có thể là lời yêu say đắm ngọt ngào, hay lời thở than của kẻ đơn phương, sự đau đớn của kẻ thất tình, đều khiến trái tim ta thổn thức mỗi khi đọc lên.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận