Phù và chảy xệ chân được ví như kẻ thù của phụ nữ, vì đôi chân chính là bộ phận thể hiện được vẻ đẹp quyến rũ cũng như quyết định đến việc lựa chọn trang phục hàng ngày của các chị em. Để loại bỏ tình trạng đó không khó nếu chúng ta thực hiện các phương pháp hiệu quả mà ít tốn kém dưới đây.

Đôi chân là bộ phận chiếm phần lớn phần dưới cơ thể. Vì vậy, không ngoa khi nói rằng sở hữu một đôi chân đẹp cũng giúp cho bạn trở nên đẹp hơn và tự tin hơn rất nhiều.

Để hoàn thiện đôi chân đẹp, điều quan trọng là chân phải săn chắc, không bị chảy xệ và tập dáng đi đẹp. Tuy nhiên chân bị sưng tấy, chùng nhão là một trong những tình trạng mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải và vô cũng sầu não vì độ mất thẩm mỹ của nó. Vậy chân bị phù và chảy xệ là do đâu?

Nguyên nhân của phù chân

Thói quen ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân khiến chân bị phù nề. (Ảnh: Internet)
Thói quen ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân khiến chân bị phù nề. (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân chính gây ra sưng tấy là do tình trạng tắc nghẽn dòng chảy của tĩnh mạch và mạch bạch huyết, các chất cặn bã bị rò ra ngoài mạch và tích tụ trong các khoảng trống giữa các tế bào. Bình thường cơ bắp chân có tác dụng co bóp để hỗ trợ tĩnh mạch và bạch huyết, đẩy các chất dịch lên phần trên của cơ thể, nhưng nếu giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, lười vận động, đi giày cao gót… sẽ khiến các cơ bị suy yếu nên các chất dịch bị ứ đọng lại ở phần dưới cơ thể, gây sưng tấy.

Thói quen ăn uống và lối sống không hợp lý cũng là kẻ thù lớn khiến chân bị phù nề, ngoài ra tình trạng thừa hoặc thiếu muối, đường, nước do sinh hoạt không điều độ cũng được cho là nguyên nhân khiến chân dễ bị phù hơn.

Nguyên nhân gây chân chảy xệ

Rèn luyện lối sống lành mạnh và thói quen ăn uống khoa học để cải thiện tình trạng nhão chùng gối. (Ảnh: Internet)
Rèn luyện lối sống lành mạnh và thói quen ăn uống khoa học để cải thiện tình trạng nhão chùng gối. (Ảnh: Internet)

Chân chảy xệ trước hết có nhiều nguyên nhân như do cơ thể suy nhược, lão hóa, ăn kiêng không đúng cách và ứ đọng bạch huyết… Nếu đầu gối không bị chùng thì xương bánh chè nhô lên rõ rệt, ngược lại, nếu thịt đè lên đầu gối và xương bánh chè nhô ra trông lỏng lẻo là biểu hiện của đôi chân bị chảy xệ.

Do đó để cải thiện tình trạng chùng nhăn đầu gối thì chúng ta phải siết chặt toàn bộ chân bằng cách thực hiện các bài tập đơn giản đều đặn hàng ngày cũng như rèn luyện lối sống lành mạnh và thói quen ăn uống khoa học.

Làm thế nào để loại bỏ sưng và chảy xệ chân

1. Đi bộ đúng cách để vận động cơ bắp chân

Khi đi giày cao gót, các cơ bắp chân bị căng và cứng, dễ sưng hơn. Vào những ngày phải đi bộ nhiều, hãy chọn một đôi giày có gót càng thấp càng tốt. Lưu ý khi đi phải cố gắng tiếp đất bằng gót chân, dùng ngón chân chạm đất thật chắc và vận động cơ bắp chân hợp lý.

Bằng cách luyện tập bắp chân như vậy, tuần hoàn trong cơ thể sẽ được thúc đẩy, máu lưu thông tốt sẽ giúp các cơ bắp phát triển một cách dễ dàng.

2. Làm mềm cơ bắp chân bị căng cứng

Kéo giãn và xoa bóp các cơ bị mỏi và cứng có hiệu quả trong việc giảm sưng. Nếu bạn cứ để nguyên phần bắp chân căng cứng mà không xoa bóp, nó sẽ làm hạn chế việc vận chuyển các chất cặn bã ra ngoài và mỡ quanh bắp chân cũng sẽ không được đốt cháy.

Bạn có thể thực hiện một bài massage đơn giản sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ, dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng từ mắt cá chân đến đầu gối, đặc biệt là phần bắp chân ở cả hai bên chân. Ngoài ra đối với những người thường xuyên ở một tư thế trong thời gian dài do làm việc bàn giấy thì sau mỗi 1 giờ nên xoay cổ chân một lần, duỗi các ngón chân hoặc duỗi gót chân về phía trước để vận động cơ chân cũng là một cách tập hiệu quả.

3. Cải thiện tình trạng nhiễm lạnh và tăng cường trao đổi chất

Bằng cách thường xuyên ăn các loại gia vị như gừng, tỏi,… vừa có tác dụng làm ấm cơ thể vừa giúp ngăn ngừa và giảm tiêu sưng do khí huyết kém lưu thông do nhiễm lạnh.

Thói quen tắm rửa cũng rất quan trọng. Khi ngâm mình trong bồn tắm, áp lực nước sẽ ép vào phần dưới cơ thể giúp loại bỏ các chất cặn bã và giảm tình trạng sưng tấy. Nếu không dùng bồn tắm, bạn có thể ngâm ngón chân trong nước nóng và thỉnh thoảng xoay cổ chân cũng giúp cải thiện được tình trạng sưng tấy hiệu quả hơn.

4. Uống đủ nước mỗi ngày để tránh sưng tấy do thiếu nước

Thường xuyên bổ sung nước sẽ giúp chân không bị phù. (Ảnh: Internet)
Thường xuyên bổ sung nước sẽ giúp chân không bị phù. (Ảnh: Internet)

Khi lượng nước trong cơ thể giảm sẽ làm cho quá trình lưu thông máu bị ngưng trệ và quá trình trao đổi chất bị suy giảm. Thường xuyên bổ sung đủ nước mỗi ngày sẽ giúp chân không bị phù. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý rằng ăn quá nhiều muối và đường có thể khiến lượng nước dư thừa tích tụ trong tế bào cũng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

5. Tập thể dục cơ đùi để ngăn ngừa chảy xệ

Vì cơ đùi yếu khiến đầu gối bị chùng và chảy xệ toàn bộ chân, do đó ngoài việc chăm chỉ luyện tập thể dục mỗi ngày thì bạn có thể tham khảo bài tập:

  • Bước 1. Nằm thẳng trên sàn, duỗi thẳng chân và bàn chân.
  • Bước 2. Nâng một chân lên và dang rộng bằng hông. Xoay gót vào trong, đầu gối và ngón chân hướng ra ngoài.
  • Bước 3. Từ từ khép bàn chân lại và đẩy gót chân ra. Duỗi bàn chân hết cỡ
  • Bước 4. Hạ chân từ từ xuống, trở lại bước 1.

Thực hiện bài tập này 8 lần mỗi bên, mỗi ngày 5 lần. Chú ý luôn giữ hông và vai tiếp xúc với sàn, tập với tinh thần thoải mái để đạt để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Trên đây là những cách giúp giảm tình trạng sung phù và chảy xệ chân, bạn hãy thực hiện ngay hôm nay để có đôi chân như mơ ước nhé!

Xem thêm

Nguyên nhân ngộ độc thức ăn và cách bảo vệ bản thân trước thực phẩm bẩn

Ăn uống là một trong những nhu cầu bức thiết để con người duy trì cuộc sống, tuy vậy nếu ăn phải loại thực phẩm có chứa độc tố sẽ dẫn đến ngộ độc thức ăn, biểu hiện bằng những triệu chứng gây khó chịu, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, việc trang bị ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận