Trẻ nhỏ giai đoạn bắt đầu mọc răng các vấn đề viêm nhiễm trong khoang miệng ngày càng tăng và hay gặp nhất là tình trạng viêm chân răng và nhiệt miệng làm trẻ quấy khóc khó chịu và sau đây là 5 bước xử lý tình trạng nhiệt miệng ở trẻ để bệnh nhanh khỏi.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng, gây viêm loét, mẩn đỏ sưng đau rát quanh vùng tổn thương. Làm trẻ bỏ ăn, quấy khóc đến dài ngày và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nếu không được điều trị sớm.

Các bước sử lí nhiệt miệng
Nhiệt miệng gây đau nhức trong khoang miệng ( Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng, nhưng đặc biệt các nguyên nhân chủ yếu gây nhiệt miệng là:

  • Do thiếu vitamin nhóm B, thiếu sắt và kẽm
  • Do vi khuẩn trong khoang miệng gây nên, khi miệng có một vài tổn thương nhỏ và vi khuẩn tấn công gây ra những vết loét to
  • Do ăn đồ ăn cay nóng lâu ngày ảnh hưởng tỳ vị tâm can
  • Do trào ngược dạ dày gây nên tình trạng viêm loét tại khoang miệng

5 bước xử lý tình trạng nhiệt miệng ở trẻ để bệnh nhanh khỏi

1. Rửa miệng bằng nước muối 0,9% và betadin 1%

Nước muối sinh lý 0,9% là loại nước muối có chứa 0,9 gam NaCl trong 1 lít nước có tác dụng làm sạch vết thương và loại bỏ chất bẩn.

Betadin 1% có tác dụng diệt vi khuẩn virus và nấm, thuốc hay được điều trị trong khoang miệng xử lý tình trạng viêm trong miệng như nấm miệng, viêm họng, viêm loét miệng và viêm lợi

Thuốc xúc họng betadin 1% sát khuẩn khoang miệng ( Nguồn: Internet)
Thuốc xúc họng betadin 1% sát khuẩn khoang miệng ( Nguồn: Internet)

Cách làm: Lấy 5ml betadin 1% pha với 5 ml nước muối sinh lý 0,9 %. Đối với trẻ dưới 15 tháng lấy tăm bông và gạc rơ lưỡi rơ đều quanh miệng và khu vực nhiệt. Đối với các em bé có thể xúc miệng cho xúc trực tiếp ngày 2- 3 lần để sát khuẩn khoang miệng.

2. Bôi thuốc nhiệt miệng với các thành phần lành tính với trẻ nhỏ

Sau khi sát khuẩn miệng xong thấm khô vị trí nhiệt miệng và bôi các loại kem trị nhiệt miệng như Zytee, su bạc để giảm đau và giúp vết thương nhanh lành.

Zytee điều trị nhiệt miệng với thành phần gồm choline salisylat và clorua benzalkonium có tác dụng chống viêm, giảm sưng, giảm viêm.

Thuốc Vimexca thành phần là vitamin PP, nano bạc, rutin, acidhyaluronic hỗ trợ người bị nhiệt miệng, viêm loét miệng, người bị viêm nhiễm khoang miệng.

Thuốc R- oral tee với thành phần dịch chiết trà xanh, tế tân, hoắc hương, bình lang với công dụng là làm dịu mát tổn thương răng lợi, niêm mạc miệng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

3. Uống alphachoay để tiêu viêm

Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi một ngày dùng 1,5 viên alphachoay pha nước và cho bé uống từ từ.

Alphachoay là thuốc tiêu viêm có vị ngọt rất dễ uống, với các trường hợp nốt nhiệt quá to sưng đỏ thì cần ngậm hoặc uống alphachoay.

4. Uống Paracetamol giảm đau

Nếu gặp tình trạng quá đau nhức uống thêm giảm đau, tùy vào cân nặng của bé mà lượng thuốc giảm đau là bao nhiêu ( 10 – 15mg/kg/ ngày paracetamol)

5. Uống thêm bột sắn, trà làm mát giải độc cơ thể

Pha bột sắn với đường uống mỗi ngày hai đến ba cốc hoặc nấu lên như cháo để ăn. Bột sắn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống oxy hóa … cải thiện rõ ràng cho những bệnh nhân bị nhiệt miệng nếu kiên trì sử dụng sau 3 ngày

Bột sắn thanh nhiệt, giaiar độc rất tốt cho cơ thể ( Nguồn: Internet)
Bột sắn thanh nhiệt, giaiar độc rất tốt cho cơ thể ( Nguồn: Internet)

Bạn có thể sử dụng thêm trà dâu ngô rau má với tác dụng lợi tiểu mát gan, thanh nhiệt, giải độc thường được sử dụng trong trường hợp nóng trong người và người hay uống bia rượu.

Khi nhiệt miệng hạn chế ăn đồ nóng và cay, khô để hạn chế trà sát vào vết thương. Nên ăn cháo, các thức ăn mềm và hoa quả có vị ngọt nhẹ để giảm các giác đau khi va chạm vào vết thương. Cần uống đủ lượng nước một ngày để tình trạng nhiệt miệng được cải thiện.

Các bạn có thể tham khảo video youtobe hướng dẫn cách chăm sóc bé bị nhiệt miệng của Dược sĩ Trương Minh Đạt:

Xem thêm

Thiếu máu ăn hoa quả gì để phục hồi nhanh chóng?

Trong bài viết nguyên nhân gây bệnh thiếu máu của BlogAnChoi, đã có rất nhiều bạn thắc mắc không biết thiếu máu ăn hoa quả gì để nhanh hồi phục. BlogAnChoi sẽ cung cấp cho bạn 9 loại quả bổ máu phổ biến giúp cải thiện tình trạng bệnh ngay nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận