Thói quen sử dụng điện thoại và máy tính có thể gây đau mỏi cổ vai gáy cho bạn. May mắn là việc luyện tập yoga có thể giúp thư giãn các cơ và xương khớp để bạn cảm thấy thoải mái hơn. Trong bài này chúng ta sẽ xem xét lý do khiến bạn bị đau mỏi cổ vai gáy và hướng dẫn 5 bài tập yoga có thể giúp giảm bớt vấn đề đó.

Giải phẫu vùng cổ vai gáy

Chúng ta có 7 đốt sống cổ và 8 cặp dây thần kinh chạy giữa các đốt sống này. Cơ cổ và cơ thang (cơ hình tam giác rộng bám ở cổ, vai và lưng trên) có 2 chức năng chính: hỗ trợ cử động đầu – cổ và bảo vệ tủy sống cùng với dây thần kinh khi cột sống chịu áp lực từ các hoạt động thường ngày.

Đau mỏi cổ vai gáy là vấn đề rất phổ biến hiện nay (Ảnh: Internet)
Đau mỏi cổ vai gáy là vấn đề rất phổ biến hiện nay (Ảnh: Internet)

Thông thường, cổ có đường cong tự nhiên được duy trì bởi các cơ bắp. Tuy nhiên đường cong này có thể bị thay đổi do thói quen hàng ngày của chúng ta, từ đó có thể gây đau ở đầu, cổ và vai. Cơn đau có thể ngắn và tự khỏi nhưng cũng có thể trở thành mãn tính và kéo dài nhiều năm.

5 nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi cổ vai gáy

Tư thế không phù hợp

Thói quen hàng ngày của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể. Cách bạn ngồi và đứng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ xương khớp và gây ra sự mất cân bằng cơ bắp trên toàn cơ thể, từ đó dẫn đến đau cổ. Màn hình máy tính quá thấp hoặc thường xuyên quay đầu để nhìn màn hình có thể gây mất cân bằng cơ bắp. Cúi đầu nhìn xuống điện thoại quá nhiều cũng có thể khiến cổ bạn bị gập, làm mất đường cong tự nhiên của cổ và gây ra tình trạng đau mỏi.

Cúi mặt khi xem điện thoại là nguyên nhân gây đau mỏi cổ vai gáy (Ảnh: Internet)
Cúi mặt khi xem điện thoại là nguyên nhân gây đau mỏi cổ vai gáy (Ảnh: Internet)

Cách bạn nằm ngủ và xem TV

Đôi khi bạn thức dậy với cảm giác đau cổ? Nếu bạn nằm sấp thì cổ có thể bị vặn sang một bên trong nhiều giờ liền, gây mất cân bằng ở cơ cổ. Bằng cách nằm ngửa hoặc sử dụng gối phù hợp, bạn có thể giảm bớt hoặc ngăn ngừa chứng đau cổ. Ngoài ra, hãy kiểm tra tư thế của bạn khi nằm thư giãn trên ghế dài – bạn có cúi xuống hay nằm nghiêng quá lâu không? Cổ của chúng ta không được cấu tạo để liên tục gập về phía trước hoặc nghiêng sang bên, vì vậy các tư thế này sẽ dẫn đến cảm giác khó chịu.

Đau vai

Cảm giác đau cổ thực ra có thể là đau vai do chèn ép dây thần kinh ở khớp vai, có thể do chấn thương khi vận động. Nếu bạn bị đau vai cùng với đau cổ thì nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp.

Căng thẳng

Khi bạn gặp căng thẳng, hệ thống thần kinh giao cảm khiến cơ thể phản ứng lại bằng cách nâng vai lên và hơi thở của bạn trở nên ngắn hơn. Căng thẳng kéo dài có thể làm căng cơ cổ và vai, làm giảm khả năng vận động cũng như gây căng thẳng cho phần trên của cột sống.

Các vấn đề sức khỏe

Tuổi già, bệnh tật và tư thế sinh hoạt của bạn có thể gây ra những thay đổi thoái hóa ở cột sống cổ và ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh cột sống. Nếu bạn cảm thấy đau, yếu hoặc bất thường về cảm giác ở bàn tay hoặc cánh tay, hoặc nếu bạn bị sốt đột ngột kèm theo đau cổ, thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

5 bài tập yoga giúp giảm đau mỏi cổ vai gáy hiệu quả

Ngồi duỗi cổ

Ngồi duỗi cổ (Ảnh: Internet)
Ngồi duỗi cổ (Ảnh: Internet)

Vận động cổ thường xuyên có thể giúp giảm đau cổ về lâu dài. Ở tư thế ngồi, quay đầu sang phải và nâng nhẹ cằm, giữ tư thế này trong 3-5 nhịp thở, cảm nhận sự kéo giãn dọc theo bên trái của cổ và vai. Động tác này giúp kéo giãn cơ ức đòn chũm – thường là nguyên nhân gây ra chứng đau cổ do ngồi gõ máy tính. Sau đó đổi sang bên trái.

Ustrasana (Tư thế lạc đà)

Tư thế lạc đà (Ảnh: Internet)
Tư thế lạc đà (Ảnh: Internet)

Đây là một động tác tăng cường sức mạnh tuyệt vời cho cơ cổ phía trước, đặc biệt là khi bạn giữ cằm ở gần cổ. Hãy tập trung vào việc kéo cằm sát vào cổ, thay vì ngửa đầu ra sau. Tư thế này giúp kéo căng các cơ thang ở phía trên của cột sống, có thể làm giảm căng thẳng ở phía sau cổ và dọc theo vai.

Tư thế con thuyền (Ảnh: Internet)
Tư thế con thuyền (Ảnh: Internet)

Từ tư thế ngồi, hãy co đầu gối lại và bàn chân áp vào mặt đất. Kê một vật mềm phía sau đầu bằng cả hai tay, dang rộng khuỷu tay ra hai bên và ngả người ra sau. Giữ cằm của bạn ở tư thế thoải mái.

Vasisthasana (Tư thế plank một bên)

Tư thế plank một bên (Ảnh: Internet)
Tư thế plank một bên (Ảnh: Internet)

Viện Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Mỹ khuyến cáo nên sử dụng bài tập plank hoặc plank một bên để tăng sức bền cho cổ. Bắt đầu từ tư thế ngồi, xoay cẳng tay phải xuống sàn, xoay hông sang một bên và duỗi thẳng hai chân. Hai bàn chân của bạn có thể xếp chồng lên nhau hoặc xếp nối tiếp nhau trên mặt đất để giữ thăng bằng tốt hơn. Điều quan trọng của bài tập này là tăng cường sức mạnh cho cổ, vì vậy hãy thoải mái hướng ánh mắt lên trên hoặc xuống dưới tùy theo cảm giác thoải mái của bạn. Giữ tư thế này trong vài nhịp thở, sau đó đổi sang bên trái.

Savasana (Tư thế xác chết) với dây để kéo giãn cổ

Tư thế xác chết với dây để kéo giãn cổ (Ảnh: Internet)
Tư thế xác chết với dây để kéo giãn cổ (Ảnh: Internet)

Buộc chặt dây yoga dài khoảng 2,4 mét thành một vòng tròn chắc chắn. Tìm một cánh cửa trong nhà, vòng dây quanh nắm cửa ở phía bên kia và đóng cửa lại để giữ cố định. Nằm ngửa trên sàn theo hướng quay mặt ra khỏi cửa. Đặt phần phía sau của đầu vào vòng dây và thả lỏng đầu. Bạn có thể thay đổi độ cao của đầu so với mặt đất bằng cách di chuyển lại gần hoặc ra xa cánh cửa để lực kéo ở cổ cảm thấy thoải mái. Nghỉ ngơi ở tư thế này và hít thở đều.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Bài tập yoga tư thế đại bàng: Hướng dẫn cách thực hiện và lợi ích cho sức khỏe

Garudasana - tư thế đại bàng là một bài tập yoga giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, sự linh hoạt của cơ thể, sức bền và sự tập trung tinh thần. Bạn phải thực hiện nhiều động tác phức tạp cùng một lúc như co đầu gối, bắt chéo đùi qua chân bên kia, móc bàn chân ra ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận