Đối với những ai trong giai đoạn mới bắt đầu biết và thực hành bộ môn yoga thì sẽ khá mơ hồ về các loại yoga hiện nay. Mỗi một loại yoga có hướng đi cũng như những yêu cầu khác nhau mà bạn cần phải xem xét có phù hợp với nhu cầu và mục đích của bạn hay không. Vì vậy, bài viết sau đây gửi đến bạn những thông tin cơ bản về 8 loại yoga phổ biến hiện nay.

Xuất hiện tại Ấn Độ khoảng hơn 5000 năm trước, trải qua khoảng thời gian dài phát triển thì yoga ngày càng được phổ biến với nhiều thể loại khác nhau. Vì có quá nhiều loại nên khi chúng ta bắt đầu thực hành sẽ gặp khó khăn vì không biết phải chọn loại nào để phù hợp với bản thân. Mỗi loại có điểm đặc biệt riêng nhưng suy cho cùng thì yoga luôn giúp bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái.

Hatha

Đây được xem là loại yoga nền tảng cho những ai mới bắt đầu thực hành bộ môn này. Điểm chính của loại này là tập trung vào sự liên kết vật lý và kỹ thuật hơi thở nhằm mang lại sự bình an cho tâm trí và cơ thể của bạn. Hatha yoga là loại yoga phù hợp với những người mới bắt đầu tập bởi phần lớn các tư thế đều thuộc loại nhẹ nhàng, chậm rãi, thư thái để bạn có thể tập trung hơn vào việc hít thở và thư giãn.

Hatha - một loại Yoga mang tính nền tảng với những ai chưa tiếp xúc với Yoga (Ảnh: Internet)
Hatha – một loại Yoga mang tính nền tảng với những ai chưa tiếp xúc với Yoga (Ảnh: Internet)

Tham khảo bài tập Hatha yoga cho người mới bắt đầu:

Vinyasa

Vinyasa yoga là một trường phái khá phổ biến và được nhiều người yêu thích, bởi loại yoga này có khả năng giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể và rèn luyện sức mạnh tâm trí cực hiệu quả.

Đặc điểm của bộ môn yoga này là tư thế yoga sau sẽ nối tiếp tư thế trước và tạo ra một chuỗi động tác chuyển tiếp. Khi các động tác được chuyển tiếp, kết hợp nhẹ nhàng, uyển chuyển một cách nhịp nhàng thì sẽ được kết thúc bằng tư thế nghỉ ngơi cùng việc hít thở nhẹ nhàng, đều đặn.

Đặc điểm của Vinyasa là sự nối tiếp giữa các động tác trong cùng một bài tập rất nhịp nhàng (Ảnh: Internet)
Đặc điểm của Vinyasa là sự nối tiếp giữa các động tác trong cùng một bài tập rất nhịp nhàng (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên với những trình độ khác nhau của người tập thì sự kết hợp của động tác cũng khác nhau. Nếu bạn là người mới bắt đầu tập thì điều bạn cần làm là tập những động tác cơ bản, đúng kỹ thuật rồi dần dần chuyển sang các động tác nâng cao.

Tham khảo bài tập về Vinyasa yoga tại đây:

Iyengar

Iyengar Yoga được đặt tên và tạo ra bởi BKS Iyengar – người được coi là một trong những giáo viên yoga hàng đầu trên thế giới và được Tạp chí Times vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Dựa trên những nguyên lý của Hatha yoga, Iyengar yoga khác với các loại hình yoga khác ở chỗ tập trung nhiều hơn vào sự liên kết và độ chính xác của cơ thể. Bên cạnh đó, Iyengar nghiêng về việc mở rộng tối đa cơ thể và những tư thế trong loại yoga này là điều cực kỳ quan trọng. Iyengar yoga sử dụng các dụng cụ, chẳng hạn như thắt lưng để hỗ trợ căn chỉnh và thực hiện trình tự một cách chính xác.

Khi thực hành Iyengar, bạn cần tập trung vào chất lượng của từng động tác thay vì số lượng (Ảnh: Internet)
Khi thực hành Iyengar, bạn cần tập trung vào chất lượng của từng động tác thay vì số lượng (Ảnh: Internet)

Điểm đặc biệt của Iyengar là tập trung hoàn toàn vào chất lượng của các tư thế mà bạn thực hiện chứ không phụ thuộc vào số lượng bạn thực hiện được bao nhiêu tư thế trong cùng một bài tập.

Tham khảo bài tập về Iyengar cho người mới bắt đầu:

Yin

Theo chuyên gia Yin yoga Paul Grilley trong cuốn sách Yin Yoga của ông, yin yoga kết hợp các nguyên tắc của Y học cổ truyền Trung Quốc với các asana (tư thế ngồi thiền) được giữ trong thời gian dài hơn. Chúng đề cập đến bản chất hài hòa của các yếu tố đối lập và bổ sung tạo nên vũ trụ, chẳng hạn như âm là mát, chậm và thụ động trong khi dương ấm, nhanh và chủ động.

Yin yoga có khả năng giúp bạn rèn luyện được tính kiên trì và sự bình tĩnh (Ảnh: Internet)
Yin yoga có khả năng giúp bạn rèn luyện được tính kiên trì và sự bình tĩnh (Ảnh: Internet)

Với những ai chọn thực hành theo loại yoga này, các tư thế sẽ được giữ trong thời gian dài khoảng 3–5 phút để tạo áp lực lên các mô liên kết, tăng cường tuần hoàn và hệ hô hấp. Vì vậy, Yin yoga sẽ phù hợp nhất cho những người kiên trì, bình tĩnh và rất có lợi cho việc khôi phục lại năng lượng, nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Tham khảo bài tập về Yin yoga tại đây:

Ashtanga

Khác với các loại yoga được đề cập ở trên, Ashtanga là tập hợp các tư thế yoga mạnh mẽ, tập trung vào việc thống nhất hơi thở với những chuyển động nhanh, làm sạch và lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng và tăng cường sức sống. Những bài tập Ashtanga yoga đặc biệt phù hợp với ai yêu thích các động tác đốt nhiều calorie hay muốn nâng cao trình độ tập yoga của mình.

Nếu bạn muốn đốt cháy lượng calo lớn thì hãy bắt đầu áp dụng Ashtanga (Ảnh: Internet)
Nếu bạn muốn đốt cháy lượng calo lớn thì hãy bắt đầu áp dụng Ashtanga (Ảnh: Internet)

Thông thường có 6 cấp của Ashtanga yoga, vì vậy hầu hết người tập Ashtanga yoga sẽ bắt đầu với cấp cơ bản và nếu tập luyện thường xuyên, bạn sẽ thấy cơ thể mình tiến bộ và thay đổi rất nhiều.

Tham khảo bài tập Ashtanga yoga tại đây:

Kundalini

Kundalini yoga là môn yoga thiên về rèn luyện, cải thiện tinh thần, giúp mang đến nguồn năng lượng cho bên trong cơ thể và giúp cơ thể thoải mái hơn, đồng nghĩa với việc bạn phải kết hợp cả hoạt động và tâm trí cùng lúc.

Thuật ngữ “Kundalini” bắt nguồn từ tiếng Phạn “kundal” nghĩa là “hình tròn” hay “một con rắn cuộn tròn”. Vì vậy việc tập Kundalini yoga sẽ đánh thức nguồn năng lượng, sức mạnh tiềm ẩn đang ngủ yên ở gốc cột sống mỗi người theo dạng một con rắn cuộn tròn, từ đó đem đến nguồn năng lượng dồi dào cũng như sự thoải mái về mặt tinh thần.

Kundanili tựa như phương pháp thiền định giúp bạn rèn luyện được tâm trí lẫn cơ thể của mình (Ảnh: Internet)
Kundanili tựa như phương pháp thiền định giúp bạn rèn luyện được tâm trí lẫn cơ thể của mình (Ảnh: Internet)

Loại hình yoga này tập trung vào thiền định, thần chú, kỹ thuật thở và các tư thế lặp đi lặp lại nhằm kích hoạt năng lượng. Nếu bạn mong muốn tìm cho mình một bài tập rèn luyện về tâm trí đồng thời cũng rèn luyện về cơ thể một cách toàn diện nhất thì hãy tìm đến Kundalini.

Thực hành Kundalini Yoga bằng video sau:

Hot yoga

Hot yoga còn được gọi là Bikram yoga hay yoga nóng. Đây là loại hình yoga được phát triển bởi bậc thầy yoga Bikram Choudhury vào năm 1970. Điểm đặc biệt của hot yoga là các bài tập phải được thực hiện trong một căn phòng có nhiệt độ từ 35°C trở lên và độ ẩm đạt 40%.

Loại yoga này có tổng cộng 26 tư thế khác nhau và mỗi buổi tập thường kéo dài khoảng 90 phút. Khi luyện tập, cơ thể sẽ sản sinh ra rất nhiều nhiệt và đổ nhiều mồ hôi do căn phòng tập khá nóng đi kèm với nhịp điệu nhanh của các động tác. Vì vậy mà sức nóng của cơ thể cũng khiến nhịp tim tăng lên và kích thích khả năng vận động.

Một trong những phương pháp khá mới lạ khi thực hành yoga cùng với nhiệt độ là bài tập Hot yoga (Ảnh: Internet)
Một trong những phương pháp khá mới lạ khi thực hành yoga cùng với nhiệt độ là bài tập Hot yoga (Ảnh: Internet)

Nếu bạn muốn trải nghiệm một bài tập cần luyện tập vất vả và nhiều thử thách thì Hot yoga là lựa chọn mà bạn nên cân nhắc.

Thực hành bài tập Hot yoga tại video sau:

Yoga Nidra

Loại yoga này được biết đến như một “Giấc ngủ Yoga” – trạng thái mang đến sự khôi phục và cải thiện từ thể chất cho đến cảm xúc. Có thể nói đây chính là một trong những cách thực hành thiền định để thư giãn và chữa bệnh.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ luôn phải đối diện với căng thẳng và hệ thống thần kinh sẽ liên tục đối diện với trạng thái chiến đấu. Chúng ta sẽ trở nên căng thẳng, thậm chí sẽ cảm thấy tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì những khó khăn ấy. Yoga Nidra sẽ là cách hiệu quả nhất để giúp bạn vượt qua trạng thái mệt mỏi ấy bằng phương pháp vô cùng đặc biệt đó chính là nghỉ ngơi để rồi tiến tới sự chữa lành.

Giấc ngủ yoga mà Yoga Nidra mang lại sẽ giúp bạn cải thiện được tinh thần cũng như sức khỏe một cách đáng kể (Ảnh: Internet)
Giấc ngủ yoga mà Yoga Nidra mang lại sẽ giúp bạn cải thiện được tinh thần cũng như sức khỏe một cách đáng kể (Ảnh: Internet)

Thực hành bài tập Yoga Nidra qua video sau:

Tham khảo thêm những video chia sẻ về các loại yoga:

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Tài liệu tham khảo:

  • Kiragrace
  • Physical Health – Integrative Nutrition
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm

8 bài tập fitness đơn giản nhưng bạn đã biết cách tập đúng hay chưa?

Tập thể dục và fitness mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện tâm trạng, tăng tính linh hoạt và thậm chí giúp tăng cường trí não. Tuy nhiên tập luyện không đúng cách có thể dẫn đến chấn thương nguy hiểm, kể cả những bài tập đơn giản mà bạn đang tập thường xuyên. Đó ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
7 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
nhuquynh

cho em hỏi nếu nhiều loại yoga như vậy thì nó khác nhau thế nào ạ? em thấy cứ tập yoga thì chỉ có các động tác nhẹ nhàng th chứ em vẫn chưa thấy nó khác thế nào a

nhuquynh

với lại cho em hỏi nếu tập yoga thì tập mỗi ngày hay như thế nào ạ

Dovmyz

Hay lắm nè ad, giúp mn hiểu nhiều hơn về bộ môn yoga ?

user-5709hyd

mình tập thể duc thì chọn gym hay yoga là ok ah

User 857e857d

nếu tập yoga thì có tập gym luôn được không

tuannh

hay nam thì tập gym

tuannh

yoga có dành cho nam không