Khi bắt đầu có tuổi, cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi, có thể xuất hiện đau nhức và các vấn đề sức khỏe kéo dài. Nhưng có một loại thực phẩm rất gần gũi với chúng ta có thể hỗ trợ giải quyết một phần, đó là gừng. Ở Trung Quốc cổ đại, gừng được coi là loại thảo dược quý, và ở Ấn Độ nó có vai trò quan trọng trong y học truyền thống. Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh những công dụng của gừng cho người lớn tuổi.

Giảm đau do viêm khớp

Trong một nghiên cứu liên quan đến những người lớn tuổi bị viêm xương khớp đầu gối, những người tham gia được cung cấp một viên bột gừng 500 m mỗi ngày trong 3 tháng.

Gừng hỗ trợ giảm đau viêm khớp. (Ảnh: Internet)
Gừng hỗ trợ giảm đau viêm khớp. (Ảnh: Internet)

Những người dùng bột gừng có mức độ viêm thấp hơn so với những người không sử dụng, các nhà nghiên cứu tin rằng đặc tính chống viêm của gừng có thể làm giảm các yếu tố gây viêm liên quan đến viêm xương khớp và mang lại giá trị sức khỏe chung một cách tuyệt vời.

Tăng cường chuyển hóa

Tác dụng làm ấm của gừng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bị đau đầu gối khi sử dụng gừng để tăng cường trao đổi chất. Gừng có đặc tính sinh nhiệt, nghĩa là nó có thể tăng tốc độ trao đổi chất và đốt cháy lượng calo trong cơ thể.

Gừng tăng cường sự chuyển hóa trong cơ thể (Ảnh: Internet)
Gừng tăng cường sự chuyển hóa trong cơ thể (Ảnh: Internet)

Một số nghiên cứu gợi ý rằng gừng có thể đóng vai trò kiểm soát cân nặng thông qua các cơ chế khác nhau như kiểm soát sự thèm ăn và ức chế sự hấp thu chất béo trong ruột.

Giảm buồn nôn và nôn ói

Theo dân gian, gừng có thể ngăn ngừa cảm giác buồn nôn mặc dù các nhà nghiên cứu không hoàn toàn chắc chắn về cơ chế. Một giả thuyết là gừng tăng tốc độ di chuyển của thức ăn trong đường tiêu hóa, giảm nguy cơ thức ăn đọng lại trong dạ dày gây ra các vấn đề như khó tiêu, đầy hơi, khó chịu và buồn nôn.

Buồn nôn, buồn nôn hoa mắt chóng mặt (Ảnh: Internet)
Buồn nôn, buồn nôn hoa mắt chóng mặt (Ảnh: Internet)

Một giả thuyết khác cho rằng gừng có thể ảnh hưởng đến các thụ thể serotonin trong não để chống buồn nôn. Ngoài ra, gừng dường như có hiệu quả trong việc giảm buồn nôn liên quan đến chuyển động. Một nghiên cứu liên quan đến hải quân vốn quen đi thuyền ở những vùng biển sóng lớn cho thấy rằng những người dùng 1 g bột củ gừng ít có khả năng bị nôn mửa và đổ mồ hôi lạnh.

Cải thiện chức năng não

Gừng có thể tác động tích cực đến sức khỏe trí não, đặc biệt đối với những người từ 50 tuổi trở lên. Nghiên cứu cho thấy gừng có thể có tác dụng bảo vệ thần kinh, góp phần duy trì chức năng nhận thức và giữ cho đầu óc của chúng ta minh mẫn khi có tuổi.

Gừng cải thiện chức năng não bộ (Ảnh: Internet)
Gừng cải thiện chức năng não bộ (Ảnh: Internet)

Bí mật về tác dụng tăng cường trí não của gừng nằm ở lượng chất chống oxy hóa dồi dào giúp chống lại stress và oxy hóa gây ra tình trạng suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác, bao gồm cả bệnh Alzheimer và các rối loạn thoái hóa thần kinh khác.

Bằng cách kết hợp gừng vào chế độ ăn, bạn sẽ cung cấp cho não nhiều chất cần thiết để tránh tác hại của stress, oxy hóa và duy trì hoạt động tối ưu. Nếu bạn muốn giữ cho trí óc minh mẫn khi có tuổi, hãy bổ sung gừng vào thói quen ăn uống.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Gừng còn có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch do hợp chất chống viêm 6-gingerol có nhiều lợi ích cho các cơ quan khác nhau, đặc biệt là tim mạch, đặc biệt là người cao tuổi phải đối mặt với nguy cơ bệnh tim như đột quỵ và đau tim.

Gừng giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch (Ảnh: Internet)
Gừng giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch (Ảnh: Internet)

Hỗ trợ tiêu hóa

Gừng có thể giúp giảm triệu chứng khó chịu sau bữa ăn như đầy hơi, khó tiêu và đau bụng.

Hỗ trợ tiêu hóa (Ảnh: Internet)
Hỗ trợ tiêu hóa (Ảnh: Internet)

Người có tuổi có thể gặp các vấn đề tiêu hóa thường xuyên hơn. Chỉ cần thêm một chút gừng vào công thức nấu ăn của bạn hay thưởng thức một tách trà gừng êm dịu, hệ tiêu hóa sẽ được cải thiện.

Kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa ung thư và nhiễm virus

Gừng có thể giúp kiểm soát đường huyết, đặc biệt là ở những người mắc tiểu đường loại 2. Các nghiên cứu gần đây cho thấy gừng có thể hỗ trợ chống ung thư nhờ các hợp chất cản trở sự phát triển của tế bào ung thư và giảm nguy cơ mắc các loại ung thư cụ thể như ung thư buồng trứng, ung thư đại tràng và tuyến tụy.

Một trong những tác dụng của gừng là ngăn ngừa ung thư và virus. (Ảnh: Internet)
Một trong những tác dụng của gừng là ngăn ngừa ung thư và virus. (Ảnh: Internet)

Trong một nghiên cứu cụ thể, những người sử dụng gừng như một chất bổ sung cho thấy ít có sự thay đổi liên quan đến phát triển tế bào ung thư trong ruột hơn, đồng thời khả năng kháng khuẩn và kháng vi-rút được tăng cường trong hệ miễn dịch.

Giảm đau do cơn đau nửa đầu

Gừng giúp giảm triệu chứng đau nửa đầu (Ảnh: Internet)
Gừng giúp giảm triệu chứng đau nửa đầu (Ảnh: Internet)

Nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp giảm đau do cơn đau nửa đầu. Trong một nghiên cứu liên quan đến những người mắc chứng đau nửa đầu từng đợt, có đặc điểm là từ 1 đến 6 cơn đau nửa đầu mỗi tháng, những người sử dụng 400mg chiết xuất gừng cùng với thuốc chống viêm được truyền vào tĩnh mạch đã giảm đau đáng kể ở mức nửa giờ, 1,5 giờ và 2 giờ sau khi điều trị so với những người chỉ nhận được thuốc chống viêm.

Tóm lại, tất cả những lợi ích trên chỉ là một số ít trong rất nhiều tính chất có lợi của gừng. Tuy nhiên, nên nhớ rằng việc thêm gừng vào chế độ dinh dưỡng nên được thảo luận với bác sĩ, đặc biệt là đối với những người đang dùng thuốc.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu về dinh dưỡng trước, trong và sau khi tập luyện fitness để đạt hiệu quả cao

Trong quá trình luyện tập, để đạt hiệu quả cao thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, do đó cần lên kế hoạch để đảm bảo chế độ ăn uống kết hợp với luyện tập phù hợp nhất.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận