Viêm là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật. Theo Trường Y Harvard, tình trạng viêm dai dẳng ở mức độ thấp được gọi là viêm mãn tính có thể dẫn đến một số bệnh gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới như bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2 và ung thư. Tuy nhiên bạn có thể chống lại viêm bằng chế độ ăn uống lành mạnh sử dụng nhiều loại rau củ giúp giảm viêm tốt cho sức khỏe.

Nhiều loại rau củ có tác dụng giảm viêm vì chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa được các nghiên cứu chứng minh là có lợi trong việc giảm viêm mãn tính. Những chất này giúp chống lại tình trạng oxy hóa và đẩy lùi các gốc tự do – hai thủ phạm gây viêm phổ biến.

Ngoài ra các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều rau củ có thể tăng cường sức khỏe đường ruột do lượng chất xơ cao. Hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng và đa dạng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm.

Dưới đây là các loại rau củ tốt nhất giúp giảm viêm theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.

Rau chân vịt

Rau chân vịt (Ảnh: Internet)
Rau chân vịt (Ảnh: Internet)

Rau chân vịt hay rau bina rất giàu vitamin A, C và các chất chống oxy hóa như quercetin và kaempferol, có tác dụng giúp chống viêm. Loại rau lá xanh này có thể ăn sống trong món salad hoặc nấu thành nhiều món ăn khác nhau, giúp bổ sung chất dinh dưỡng chống viêm vào bữa ăn của bạn. Hàm lượng chất xơ cao của nó cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng.

Cải xoăn

Cải xoăn xào với dầu ô liu (Ảnh: Internet)
Cải xoăn xào với dầu ô liu (Ảnh: Internet)

Theo một nghiên cứu năm 2023, cải xoăn có thể giúp ngăn ngừa viêm do đường ruột gây ra và tăng cường sức khỏe đường ruột. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất chống oxy hóa, chất khoáng, chất xơ và vitamin A, C và K, có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm viêm.

Cải xoăn là nguyên liệu tuyệt vời cho các món canh, món xào và sinh tố, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bất kỳ công thức nấu ăn nào. Ngoài ra, hàm lượng canxi cao của nó giúp tăng cường sức khỏe của xương và có thể giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Bông cải xanh

Bông cải xanh (Ảnh: Internet)
Bông cải xanh (Ảnh: Internet)

Bông cải xanh là nguồn cung cấp sulforaphane – một chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm mạnh. Nó cũng giàu vitamin C, K và chất xơ có thể giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng kháng insulin của cơ thể.

Dù là món hấp, nướng hay xào, bông cải xanh luôn có hương vị thơm ngon và bổ sung các chất chống viêm vào chế độ ăn uống của bạn, đồng thời hỗ trợ quá trình giải độc trong cơ thể. Lượng chất xơ dồi dào của nó giúp no lâu và hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đường ruột tổng thể.

Ớt chuông

Ớt chuông (Ảnh: Internet)
Ớt chuông (Ảnh: Internet)

Ớt chuông (còn gọi là ớt ngọt) chứa nhiều vitamin A, C và chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm và chống lại các bệnh do lão hóa. Với nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau, ớt chuông tạo thêm hương vị và độ giòn cho món ăn đồng thời cung cấp một lượng lớn chất chống oxy hóa giúp chống viêm và hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể. Lượng calo thấp và lượng nước cao khiến chúng trở thành sự lựa chọn tuyệt vời để kiểm soát cân nặng và bổ sung nước cho cơ thể.

Cà chua

Cà chua (Ảnh: Internet)
Cà chua (Ảnh: Internet)

Cà chua rất giàu lycopene, một chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Cà chua rất ngon khi làm món salad, nước sốt và bánh mì sandwich, đồng thời cung cấp nguồn lycopene phong phú có liên quan với giảm viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong cà chua giúp điều hòa huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Cà rốt

Cà rốt (Ảnh: Internet)
Cà rốt (Ảnh: Internet)

Cà rốt là nguồn cung cấp dồi dào beta-carotene, một loại sắc tố tự nhiên được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A được chứng minh là có đặc tính chống viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch. Bạn có thể ăn cà rốt sống như một món ăn vặt hay nấu chín với các món hầm và nướng, đều mang lại hương vị ngọt ngào cùng với vô số chất dinh dưỡng chống viêm. Hàm lượng beta-carotene cao cũng tốt cho mắt và có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Củ dền

Củ dền (Ảnh: Internet)
Củ dền (Ảnh: Internet)

Một bản đánh giá năm 2021 cho thấy củ dền có chứa các hợp chất gọi là betalain đã được chứng minh là giúp giảm viêm. Củ dền có thể làm món nướng, luộc hoặc ăn sống trong món salad, mang lại vị ngọt đặc trưng cùng với lợi ích chống viêm. Chất nitrat của chúng có thể cải thiện hoạt động cơ bắp và tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện sức khỏe tim mạch.

Tỏi

Tỏi (Ảnh: Internet)
Tỏi (Ảnh: Internet)

Theo một đánh giá năm 2020, tỏi chứa các hợp chất lưu huỳnh và chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm và chống lại các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch và ung thư. Là một thành phần không thể thiếu trong nhiều món ăn, tỏi tạo thêm hương vị đậm đà đồng thời mang lại tác dụng chống viêm và tăng cường miễn dịch mạnh mẽ. Đặc tính kháng khuẩn của nó cũng có thể giúp chống nhiễm trùng và hỗ trợ sức khỏe răng miệng.

Hành tây

Hành tây (Ảnh: Internet)
Hành tây (Ảnh: Internet)

Củ hành tây có chứa quercetin, một loại hợp chất flavonoid được chứng minh là có tác dụng chống viêm. Chúng cũng giàu vitamin C, có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể. Hành tây mang lại hương vị thơm ngon cho các món ăn và cung cấp các chất giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, chất xơ prebiotic của chúng giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.

Rau cần tây

Rau cần tây (Ảnh: Internet)
Rau cần tây (Ảnh: Internet)

Cần tây là loại rau có hàm lượng calo thấp, giàu chất chống oxy hóa và hợp chất chống viêm. Các nghiên cứu cho thấy cần tây mang lại tác dụng chống viêm và chống nhiễm nấm. Với kết cấu giòn và hương vị nhẹ, cần tây là một nguyên liệu bổ sung linh hoạt cho món salad và canh, giúp chống viêm và chống oxy hóa, ngoài ra cũng có đặc tính lợi tiểu có thể giúp giảm đầy hơi và hỗ trợ sức khỏe của thận.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Ăn kiêng không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều chế độ ăn kiêng, detox và các xu hướng ăn uống mới được mọi người quan tâm và làm theo. Nhưng có phải việc ăn kiêng lúc nào cũng là tốt? Dù mục tiêu của bạn là tăng cường dinh dưỡng hay giảm cân nhanh chóng thì ăn kiêng luôn có những ảnh hưởng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận