Có rất nhiều loại rau ngon miệng, được dùng phổ biến trong các bữa ăn thường ngày nhưng lại có nhiều tác dụng và lợi ích không ngờ đối với sức khỏe con người. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 loại cây vừa là rau, vừa là thuốc sau đây nhé.

Tía tô

Tía tô không chỉ là một loại rau thơm, làm gia tăng hương vị các món ăn mà còn là một vị thuốc rất hữu ích. Tía tô có công dụng làm giảm cảm sốt, cảm lạnh, nhức đầu, mẩn ngứa, trị ho,… Tía tô còn được cho là có tác dụng hữu ích trong việc làm đẹp da và hỗ trợ giảm cân.

Tía tô được dùng trong trị cảm sốt, trị ho. (Nguồn: Internet)
Tía tô được dùng trong trị cảm sốt, trị ho. (Nguồn: Internet)

Tỏi

Tỏi chứa nhiều dưỡng chất như các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho, germanium, selen, tiền allicin. Tỏi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng và điều trị cảm cúm. Ngoài ra, tỏi còn được cho là có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư, tim mạch và cải thiện chức năng xương khớp.

Tỏi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng và điều trị cảm cúm. (Nguồn: Internet)
Tỏi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng và điều trị cảm cúm. (Nguồn: Internet)

Húng quế

Húng quế giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Không chỉ là một món rau thơm, húng quế có khả năng sát trùng, kháng khuẩn, chữa sốt, trị đau đầu, trị ho, long đờm, cải thiện hệ miễn dịch.

Húng quế giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, có khả năng sát trùng, kháng khuẩn. (Nguồn: Internet)
Húng quế giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, có khả năng sát trùng, kháng khuẩn. (Nguồn: Internet)

Bạc hà

Bạc hà chỉ chứa một số vitamin và khoáng chất nhưng lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Bạc hà có khả năng chống viêm, trị cảm lạnh thông thường, trị hôi miệng, giảm đau đầu,…

Bạc hà có khả năng chống viêm, trị cảm lạnh. (Nguồn: Internet)
Bạc hà có khả năng chống viêm, trị cảm lạnh. (Nguồn: Internet)

Gừng

Gừng mang lại hiệu quả trong điều trị chứng buồn nôn, giảm co thắt vào kỳ kinh nguyệt,… Trà gừng có tác dụng trị ho, giải cảm, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cảm giác buồn nôn, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trà gừng mật ong giúp cải thiện lưu thông máu, làm giảm viêm, giảm một số bệnh liên quan đến đường hô hấp hiệu quả.

Trà gừng có tác dụng trị ho, giải cảm. (Nguồn: Internet)
Trà gừng có tác dụng trị ho, giải cảm. (Nguồn: Internet)

Nghệ

Trong nghệ có chứa chất curcumin – một chất chống oxy hóa và chất chống viêm mạnh mẽ. Nghệ còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng và các chất chống oxy hóa khác. Nghệ có tác dụng ngăn ngừa ung thư, ngăn ngừa bệnh Alzheimer, trị sẹo, làm đẹp da,…

Nghệ chứa chất curcumin - một chất chống oxy hóa và chất chống viêm mạnh mẽ. (Nguồn: Internet)
Nghệ chứa chất curcumin – một chất chống oxy hóa và chất chống viêm mạnh mẽ. (Nguồn: Internet)

Kinh giới

Rau kinh giới giàu chất chống oxy hóa và có tính kháng khuẩn cao. Rau kinh giới có thể được dùng để chữa sốt nóng, cảm hàn, ho, dị ứng,…

Rau kinh giới cũng có nhiều tác dụng trong chữa bệnh. (Nguồn: Internet)
Rau kinh giới cũng có nhiều tác dụng trong chữa bệnh. (Nguồn: Internet)

Lá mơ

Lá mơ chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Theo y học, lá mơ có khả năng cân bằng lượng axit trong dịch vị, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và cải thiện các vấn đề thường gặp như chướng bụng, đầy hơi, tổn thương ở dạ dày,… Lá mơ có tính sát khuẩn cao nên được dùng trong điều trị bệnh kiết lị, tiêu chảy, trị giun.

Lá mơ hỗ trợ trị các bệnh về tiêu hóa. (Nguồn: Internet)
Lá mơ hỗ trợ trị các bệnh về tiêu hóa. (Nguồn: Internet)

Cây diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng hạ sốt, trị táo bón, khó tiêu, làm đẹp da, hỗ trợ trị bệnh trĩ, kinh nguyệt không đều,…

Rau diếp cá có tính mát, được dùng để trị nhiều bệnh khác nhau. (nguồn: Internet)
Rau diếp cá có tính mát, được dùng để trị nhiều bệnh khác nhau. (nguồn: Internet)

Cây ngải cứu

Ngải cứu vừa là một loại rau vừa là một vị thuốc phổ biến từ lâu nay. Theo dân gian, ngải cứu có tác dụng trong điều trị kinh nguyệt không đều, an thai, bổ huyết, chữa suy nhược cơ thể, cầm máu, trị cảm cúm, ho, đau đầu, rôm sảy,…

Ngải cứu vừa là rau vừa là một vị thuốc phổ biến của người Việt. (Nguồn: Internet)
Ngải cứu vừa là rau vừa là một vị thuốc phổ biến của người Việt. (Nguồn: Internet)

Một số bài viết liên quan:

Hãy đón xem những bài viết bố ích và lý thú được cập nhật mỗi ngày tại BlogAnChoi bạn nhé!

Xem thêm

Cao huyết áp không nên ăn gì và ăn gì để hạ huyết áp?

Nhiều người đang phải sống chung với căn bệnh cao huyết áp. Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận