Theo quan niệm của chúng ta, việc chất lượng giấc ngủ không tốt là do tâm trạng, môi trường xung quanh phòng ngủ, chế độ ăn, thói quen sinh hoạt,…Nhưng đâu ai biết rằng tư thế ngủ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ cũng như tình trạng sức khoẻ. Cùng tìm hiểu nhé!

Việc tập cho bản thân thói quen ngủ đúng cách, đóng vai trò rất lớn trong việc cải thiện giấc ngủ, cải thiện tinh thần và đặc biệt là cải thiện sức khoẻ. Tư thế ngủ sai cũng khiến cho chất lượng giấc ngủ giảm, từ đó dẫn đến việc cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, năng suất làm việc giảm, sức khoẻ cũng từ đó mà bị ảnh hưởng.

Tư thế ngủ không tốt cho sức khoẻ

1. Khi ngủ có thói quen nằm sấp

Thói quen nằm sấp gây áp lực rất nhiều lên toàn bộ cơ thể, thói quen này cũng được coi là thói quen gây bất lợi nhất và cũng gây hại rất nhiều cho sức khoẻ. Thói quen ngủ với tư thế nằm sâp có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến phổi, lưu thông của máu và quá trình hoạt động của tim do ngực bị đè nén.

Bên cạnh đó, vùng chân và bụng chân cũng bị ảnh hưởng do dây chằng không được thả lỏng hết, gây rất nhiều bất lợi.

Còn đối với vùng mặt, tư thế này có thể gây ra tình trạng xuất hiện nếp nhăn, mụn, cơ mặt bị chảy xệ. Không chỉ vậy, các vùng xương cổ, đốt sống cổ, lưng, vùng sau gáy khi nằm tư thế này quá lâu có thể gây ra nhức mỏi và xuất hiện một số bệnh liên quan đến đốt sống cổ, vai gáy, lưng,….

2. Thói quen nằm ngửa

Tư thế nằm ngửa theo suy nghĩ của nhiều người là rất có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là cho việc phát triển chiều cao. Tuy nhiên, suy nghĩ này không hoàn toàn đúng, thói quen nằm ngửa khi ngủ cũng đem lại rất nhiều bất lợi giấc ngủ, đặc biệt là nằm ngửa kết hợp với tay đặt lên vùng ngực hoặc vùng chán.

Thói quen này sẽ gây chèn ép lồng ngực, hoạt động của tim bị ảnh hưởng, khiến cho bản thân luôn gặp tình trạng bị mộng du, ngáy to khi ngủ, gây mỏi vai.

Chính vì vậy, khi ngủ không nên nằm với tư thế này quá lâu.

3. Thói quen nằm nghiêng

Lợi ích của tư thế này là giúp cho tim hoạt động một cách thuận lợi nhất và không gặp phải bất cứ cản trở nào, các khớp cũng như các đốt sống cũng được nghỉ ngơi sau khi hoạt động một ngày hoạt động.

Tư thế ngủ đúng cách để sức khoẻ không bị ảnh hưởng (Nguồn: Internet)
Tư thế ngủ đúng cách để sức khoẻ không bị ảnh hưởng (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, tư thế này cũng có một số điểm bất lợi nếu nằm quá lâu có thể ảnh hưởng đến phổi và dạ dày, các cơ cũng như dây thần kinh cũng sẽ bị ảnh hưởng dọ áp lực của cơ thể gây cản trở quá trình lưu thông máu đến các bộ phận.

Tư thế ngủ đúng cách cho từng trường hợp

1. Đối với những trường hợp đang mang bầu

Tư thế được các chuyên gia y tế khuyến cáo đối với phụ nữ mang thai khi ngủ đó là nằm nghiêng, tư thế này sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của bé trong cổ tử cung. Đặc biệt, tư thế nằm nghiêng sang bên trái sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho thai nhi, nhất là việc tiếp cận chất dinh dưỡng từ mẹ và lượng máu tiếp nhận vào cơ thể thai nhi luôn được ổn định.

Đối với những trường hợp đang mang bầu (Nguồn: Internet)
Đối với những trường hợp đang mang bầu (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên thay đổi tư thế để tránh gây hại cho các cơ cũng sức khoẻ từ bên trong.

2. Trường hợp người ngủ ngáy

Nằm nghiêng kết hợp với gối nâng đầu là lựa chọn tốt nhất để cải thiện giấc ngủ cho người ngủ ngáy.Tuy nhiên,nếu như người ngủ ngáy có dấu hiệu mệt mỏi,uể oải, ngáy lớn,thở hổn hển thì cần phải đi kiểm tra ngay vì đó có thể là dấu hiệu của sức khoẻ không tốt.

3. Trường hợp bị đau lưng

Cũng như những trường hợp trên thì nằm nghiêng cũng được cho là tư thế ngủ hiệu quả nhất đối với những người đau lưng.

Trường hợp bị đau lưng (Nguồn: Internet)
Trường hợp bị đau lưng (Nguồn: Internet)

Tư thế này sẽ khiến cho áp lực ở vùng lưng cũng như vùng hông được giảm bớt, bạn có thể đặt gối vào giữa hai đầu gối chân để tạo đường cong giảm áp lực lên lưng.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!

Xem thêm

Bốn phương pháp giúp bạn nhận ra nguồn gốc gây căng thẳng trong cuộc sống

Chúng ta có thể không nhận thấy căng thẳng trong cuộc sống cho đến khi tác động của nó trở nên rõ rệt. Những thực hành này sẽ cảnh báo bạn về mối nguy hiểm và nguồn gốc của nó.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận