Ngủ gật là trạng thái thường gặp khi cơ thể phải làm việc quá sức và tinh thần không tập trung. Thói quen này ảnh hưởng cực xấu tới sức khỏe. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Nguyên nhân hay ngủ gật ban ngày

Thiếu ngủ

Nguyên nhân chủ yếu khiến bạn hay ngủ gật vào ban ngày khi đang làm việc hoặc học tập chủ yếu là do bạn chưa ngủ đủ giấc. Về đêm, nếu giấc ngủ của bạn không được sâu hoặc bạn thường bị mất ngủ thì chắc chắn những ngày đó cơ thể sẽ có phản ứng tiêu cực.

Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, một giấc ngủ sâu vào ban đêm cùng một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ giúp cơ thể bạn nạp đầy năng lượng, tinh thần sảng khoái cả ngày. Ngủ càng ngon, não nghỉ ngơi càng lâu, hôm sau tỉnh dậy trí nhớ sẽ càng tốt.

Ngủ gật
Ngủ đúng giờ giúp hạn chế được tình trạng ngủ gật ban ngày. (Nguồn: Internet)

Thừa gốc tự do

Chất oxy hóa hay còn gọi là gốc tự do, là chất có hại được sinh ra trong cơ thể con người và từ các tác động bên ngoài. Khi bạn bị căng thẳng hoặc stress, gốc tự do càng phát triển và gia tăng. Chất oxy hóa này tác động tới thành mạch máu khiến cho chúng hẹp lại, máu di chuyển khó khăn lên não.

Hệ thần kinh trung ương của não bộ không được cung cấp đủ máu dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Hậu quả là não bộ hoạt động kém, ảnh hưởng tới giấc ngủ, tích lũy chất độc trong não. Do vậy mới có tình trạng dù ngủ đúng giờ, đủ giấc nhưng sáng dậy vẫn mệt mỏi, thiếu ngủ, uể oải hay ngủ gật.

Do mắc phải một số bệnh lý

Bệnh tim

Tim là nơi trung chuyển máu tới toàn bộ cơ thể trong đó có não bộ. Não lại là nơi chỉ huy, vận động các cơ quan hoạt động. Tim suy yếu, lượng máu bơm tới não bộ và các cơ quan khác sẽ ít đi. Khi não bộ thiếu máu cũng tương đương là thiếu dưỡng khí, từ đó dẫn đến tình trạng cơ thể hay mệt mỏi, ngủ gật.

Suy giảm chức năng tuyến giáp

Thường buồn ngủ và ngủ gật có thể là triệu chứng suy giảm chức năng tuyến giáp. Thiếu hụt hormone là nguyên nhân chủ yếu của bệnh này. Biểu hiện thường thấy là lười vận động, trí nhớ suy giảm, chân tay bị sung tấy.

Bạn có thể đọc thêm: 5 dấu hiệu ung thư tuyến giáp nhiều người không ngờ tới

Mắc bệnh mãn tính

Các bệnh mãn tính như viêm thận, bệnh tiểu đường, bệnh gan, trầm cảm,… cũng là nguyên nhân gây nên chứng thường xuyên ngủ gật vào ban ngày, khi đang làm việc.

Ngủ gật
Ngủ gật do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. (Nguồn: Internet)

Tật ngủ gật gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể

Ngủ gật thường xuyên khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi, yếu ớt đồng thời tác động tiêu cực tới quá trình công việc và học tập của bản thân người bị bệnh. Thậm chí nó cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh dưới đây.

Giảm IQ và thiếu tập trung

Ngủ gật nhiều khiến cơ thể dễ bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Các giấc ngủ đứt quãng khiến giấc ngủ buổi tối không được tốt, ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của não bộ. Từ đó trí nhớ bị suy giảm, tinh thần kém tập trung.

Dễ bị tiểu đường và béo phì

Thiếu ngủ và mất ngủ cũng dẫn đến bệnh tiểu đường vì cơ thể hấp thụ glucose kém. Ngủ gật cũng góp phần làm gia tăng khả năng tích trữ mỡ và gây ra béo phì.

Dễ gây stress và trầm cảm

Người không ngủ đủ giấc, tâm trạng dễ bị mất cân bằng, khó khống chế cảm xúc, nhạy cảm và thường xuyên có những loại cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, căng thẳng, lo lắng,…

Các tư thế ngủ sai gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Ngủ chống cằm

Tư thế này khiến cằm dễ bị chảy xệ và hình thành nếp nhăn. Đồng thời tay chống sẽ có cảm giác đau mỏi, tê rần, xương khớp của tay bị ảnh hưởng.

Ngủ gật
Tư thế ngủ chống cằm gây ra nhiều khó chịu cho người ngủ. (Nguồn: Internet)

Ngủ gục mặt xuống bàn

Tư thế ngủ này khiến máu khó lưu thông gây ra tình trạng tê chân, mỏi người. Ngủ kiểu này sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp do ngực và tim phổi bị đè nặng.

Ngủ đè lên tay

Khi ngủ như thế này khiến mạch máu ở tay bị đè ép, máu khó lưu thông, tay vai bị tê và mỏi. Khi tỉnh dậy, mắt do bị chèn ép cũng dễ bị đau nhức.

Ngủ gật
Tư thế ngủ đè lên cánh tay. (Nguồn: Internet)

Biện pháp khắc phục tật ngủ gật ban ngày

Đầu tư vào các giấc ngủ. Tạo thói quen ngủ đúng giờ và ngủ trưa. Mỗi ngày bạn nên ngủ từ 6 đén 8 tiếng. Cần ngủ trước 12h đêm và dành ít nhất 30 phút để ngủ vào buổi trưa. Đồng thời có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Ngủ gật
Ngủ đúng giờ giúp hạn chế được tình trạng ngủ gật ban ngày. (Nguồn: Internet)

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay cà phê. Chúng chỉ khiến tình trạng bệnh của bạn trở nên trầm trọng. Cũng không nên quá dựa dẫm vào các loại thuốc ngủ. Khi thấy bệnh nghiêm trọng và khó kiểm soát, bạn nên tới phòng khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tăng cường luyện tập thể dục và rèn luyện cơ thể. Hoạt động tích cực vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái cả một ngày và xua tan được cơn buồn ngủ vào mỗi sáng sớm.

Bạn có thể đọc thêm:

Những bạn nào vẫn còn giữ cho mình thói quen ngủ không tốt này mỗi khi đi làm hoặc đi học thì nên cố gắng khắc phục và loại bỏ để tránh ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Và hãy theo dõi BlogAnChoi để có được những thông tin bổ ích khác nha!

Xem thêm

5 tác hại của tắm đêm lâu ngày ảnh hưởng cực xấu tới sức khỏe

Nhiều người thường tắm trước khi đi ngủ cho mát mẻ, thoải mái và thư giãn. Song, thói quen này tiềm tàng nhiều hiểm họa, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Cùng BlogAnChoi phân tích các tác hại của tắm đêm lâu ngày nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phan Thanh Hoàng Yến

Không bao giờ ngủ gật trong lớp đc vì sợ tụi bạn kkk