Nhiều người có thói quen làm việc thâu trưa không ngừng nghỉ vì muốn tiết kiệm thời gian. Thực ra ngủ trưa là liều thuốc quý đối với sức khỏe của chúng ta, quan trọng không kém gì giấc ngủ ban đêm. Tuy nhiên để nhận được đầy đủ những ích lợi của giấc ngủ ngắn vào ban ngày này bạn cần bỏ túi 5 lưu ý cực kỳ đơn giản nhưng rất cần thiết sau đây, hãy cùng BlogAnChoi khám phá nhé!

Trước tiên, vì sao chúng ta nên ngủ trưa?

Chắc chắn bạn đã thuộc nằm lòng lời khuyên từ các chuyên gia về sức khỏe: nên ngủ đủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Nhưng nhiều người chỉ hiểu câu nói này theo nghĩa là giấc ngủ ban đêm, vậy còn giấc ngủ trưa thì sao?

Giấc ngủ trưa có rất nhiều ích lợi đối với sức khỏe đã được khoa học chứng minh (Ảnh: Internet).
Giấc ngủ trưa có rất nhiều ích lợi đối với sức khỏe đã được khoa học chứng minh (Ảnh: Internet).

Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu để tìm hiểu vai trò của ngủ trưa đối với sức khỏe, và những điều họ phát hiện ra chắc chắn sẽ khiến nhiều người trong số chúng ta phải thay đổi thói quen “thức trưa” của mình.

Các nghiên cứu đã khẳng định giấc ngủ trưa mang lại những lợi ích không kém giấc ngủ đêm, giúp bạn nạp đầy năng lượng sau cả buổi sáng làm việc căng thẳng. Ngoài tác dụng làm tinh thần sảng khoái và tỉnh táo để bạn tiếp tục “chiến đấu” với công việc vào buổi chiều, giấc ngủ trưa còn mang lại sự sung mãn về thể chất để bạn có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao vào cuối ngày làm việc.

Nếu muốn cơ thể hoạt động tốt vào buổi chiều, bạn hãy ngủ trưa đầy đủ (Ảnh: Internet).
Nếu muốn cơ thể hoạt động tốt vào buổi chiều, bạn hãy ngủ trưa đầy đủ (Ảnh: Internet).

Không những thế, giấc ngủ trưa còn được phát hiện là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ và tốt cho tim mạch. Còn rất nhiều ích lợi khác nữa của giấc “ngủ ngày” này đang chờ được các nhà khoa học tiếp tục khám phá. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về chúng trong bài viết này: Hãy ngủ trưa mỗi ngày để nhận được 10 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn!

Tuy nhiên cũng giống như mọi phương pháp tăng cường sức khỏe khác, giấc ngủ trưa chỉ có thể phát huy tác dụng tuyệt vời của nó nếu được thực hiện một cách khoa học và có hiểu biết. Vậy ngủ trưa đúng cách là như thế nào? Những điều gì nên tránh để ngủ trưa không phản tác dụng? Hãy cùng khám phá 10 điểm lưu ý sau đây nhé!

1. Nên ngủ trưa lúc mấy giờ?

Thời điểm ngủ trưa tốt nhất là vào lúc nào? (Ảnh: Internet).
Thời điểm ngủ trưa tốt nhất là vào lúc nào? (Ảnh: Internet).

Câu hỏi này không dễ trả lời, bởi mỗi người có cơ địa và thói quen khác nhau và “thích nghi” với lịch sinh hoạt không giống nhau. Đó là chưa kể đến lối sống bận rộn khiến bạn không thể sắp xếp thời gian để có một giấc ngủ trưa, chứ đừng nói đến việc chọn khung giờ tối ưu để ngủ.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, dù bận đến mấy bạn cũng nên dành ra một ít thời gian để chợp mắt trong khoảng từ giữa trưa (12 giờ) cho đến trước 3 giờ chiều. Còn theo quan niệm của y học cổ truyền thì giấc ngủ trưa nên rơi vào khoảng 11 giờ đến 1 giờ là tốt nhất.

Ngủ trưa đúng giờ sẽ giúp bạn tỉnh táo và sảng khoái vào buổi chiều (Ảnh: Internet).
Ngủ trưa đúng giờ sẽ giúp bạn tỉnh táo và sảng khoái vào buổi chiều (Ảnh: Internet).

Vì sao lại chọn những khung giờ như vậy? Thứ nhất, đó là khoảng nghỉ giải lao thích hợp để bạn phục hồi năng lượng sau nhiều giờ làm việc buổi sáng (thường từ 7h hoặc 7h30 đến 11h hoặc 11h30). Nếu để qua thời điểm đó thì cơ thể của bạn sẽ hết cơn buồn ngủ và chuyển sang trạng thái “tỉnh táo” một cách giả tạo, làm hệ thần kinh càng căng thẳng hơn.

Thứ hai, nếu ngủ trưa quá trễ (sau 3 giờ chiều) sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ tối của bạn. Chắc chẳng ai muốn đánh giấc lúc 3 giờ, tỉnh dậy lúc 4 giờ, nhoáng cái đã tới tối, rồi đêm lại trằn trọc khó ngủ đâu nhỉ! Và điều quan trọng nhất là hãy tập thói quen ngủ vào một khung giờ cố định để đồng hồ sinh học của cơ thể luôn chạy đúng nhịp nhé.

Để dễ đi vào giấc ngủ hơn, bạn có thể bật những bản nhạc nhẹ nhàng êm ái giúp thư giãn tinh thần, như video dưới đây là một ví dụ:

2. Nên ngủ trưa bao lâu là tốt nhất?

Tất nhiên giấc ngủ trưa không cần kéo dài như giấc ngủ đêm (và thực tế cũng không thể được, trừ khi bạn làm việc ca đêm!). Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên chợp mắt ban trưa khoảng 15 đến 30 phút là lý tưởng nhất. Vì sao lại như vậy?

Ngủ trưa trong thời gian bao lâu là thắc mắc của rất nhiều người (Ảnh: Internet).
Ngủ trưa trong thời gian bao lâu là thắc mắc của rất nhiều người (Ảnh: Internet).

Dễ thấy là nếu ngủ trưa ít hơn con số trên, tinh thần và cơ thể của bạn vẫn chưa đủ thời gian để hồi phục và sẵn sàng cho buổi chiều bận rộn. Còn nếu “ngủ nướng” tới cả tiếng đồng hồ thì sao? Khi đó cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu, hệ thần kinh bị ức chế mạnh và nếu thức dậy giữa chừng bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và uể oải hơn cả khi không ngủ trưa, thậm chí một số người còn có cảm giác đau đầu nữa.

Một lý do khác là nếu ngủ trưa quá lâu bạn sẽ cảm thấy khó ngủ về đêm. Do đó hãy giới hạn thời lượng ngủ đúng nghĩa “chợp mắt” để vừa sảng khoái khi thức dậy lại vừa ngon giấc vào ban đêm luôn nhé!

Ngủ trưa vừa đủ giúp bạn sảng khoái mà vẫn không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm (Ảnh: Internet).
Ngủ trưa vừa đủ giúp bạn sảng khoái mà vẫn không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm (Ảnh: Internet).

3. Ngủ gục xuống bàn có được không?

Nhiều người đã quen gục mặt xuống bàn để ngủ, nhưng tư thế này thực ra rất có hại (Ảnh: Internet).
Nhiều người đã quen gục mặt xuống bàn để ngủ, nhưng tư thế này thực ra rất có hại (Ảnh: Internet).

Đây là tư thế ngủ rất thường thấy ở các công sở và trường học ngày nay, do khung giờ học tập làm việc quá dày đặc cũng như không gian chật hẹp của các căn phòng không cho phép chúng ta “ngả lưng” thoải mái. Nhiều người thậm chí đã quen với kiểu ngủ này đến mức cảm thấy dễ chịu hơn cả khi nằm!

Tuy nhiên tư thế gục xuống bàn để ngủ có thể khiến các cơ xương khớp của bạn chịu áp lực nhiều hơn bình thường. Các dây thần kinh dễ bị chèn ép nên cảm giác đau mỏi cổ vai gáy là hiện tượng thường gặp khi bạn không được duỗi người thoải mái trong lúc ngủ.

Ngủ sai tư thế dễ khiến bạn gặp các vấn đề về cơ xương khớp (Ảnh: Internet).
Ngủ sai tư thế dễ khiến bạn gặp các vấn đề về cơ xương khớp (Ảnh: Internet).

Ngoài ra chúng ta thường kê đầu lên tay để êm hơn, việc đó cũng khiến bạn dễ bị tê cứng cả cánh tay khi thức dậy, cảm giác cực kỳ khó chịu và đau đớn. Tư thế úp mặt xuống cũng tạo lực ép lên mắt khiến bạn có cảm giác mờ mắt khi ngủ dậy và về lâu dài có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Không nên dùng tay để gối đầu vì sẽ khiến tay bị tê bì rất khó chịu (Ảnh: Internet).
Không nên dùng tay để gối đầu vì sẽ khiến tay bị tê bì rất khó chịu (Ảnh: Internet).

Vậy giải pháp cho tình trạng này là gì? Nếu không thể tìm được một vật đủ rộng để nằm ngủ thì bạn có thể nằm trên sàn nhà của phòng học hoặc phòng làm việc. Tất nhiên không thể nằm “ngay và luôn” được mà cần một món đồ nào đó để lót. Đơn giản như bạt nhựa, áo mưa, hay “chuyên nghiệp” hơn thì bạn có thể tìm mua các mẫu túi ngủ văn phòng xinh xắn tại đây hoặc tham khảo các loại thảm, chiếu cá nhân rất gọn gàng và tiện dụng tại đây.

Những chiếc túi ngủ xinh xắn sẽ giúp bạn có một giấc ngủ trưa ngon lành mọi lúc mọi nơi (Ảnh: Internet).
Những chiếc túi ngủ xinh xắn sẽ giúp bạn có một giấc ngủ trưa ngon lành mọi lúc mọi nơi (Ảnh: Internet).

4. Nên ngồi nghỉ một lúc sau khi ăn rồi mới ngủ trưa

Vì lý do thời gian gấp gáp mà nhiều người thường có thói quen “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, đặc biệt buổi trưa thường ăn vội vàng cho xong bữa rồi nằm chợp mắt ngay.

Sau khi ăn trưa nên nghỉ ngơi một lúc chứ đừng nằm ngủ ngay bạn nhé (Ảnh: Internet).
Sau khi ăn trưa nên nghỉ ngơi một lúc chứ đừng nằm ngủ ngay bạn nhé (Ảnh: Internet).

Tuy nhiên việc này lại ảnh hưởng xấu đến cơ thể, bởi sau khi ăn là thời điểm hệ tiêu hóa hoạt động tích cực để “xử lý” suất ăn trưa mà bạn vừa nạp vào. Nếu lúc này đi nằm ngay sẽ làm giảm hoạt động tiêu hóa, đồng thời tư thế nằm khiến thức ăn dễ bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản gây khó chịu, khó ngủ và tức bụng. Về lâu dài thói quen này còn có thể làm tăng nguy cơ viêm dạ dày và tổn thương niêm mạc thực quản.

Bạn có thể nghe nhạc một chút để dễ ngủ hơn (Ảnh: Internet).
Bạn có thể nghe nhạc một chút để dễ ngủ hơn (Ảnh: Internet).

Tốt nhất bạn nên dành khoảng 10 đến 20 phút sau bữa ăn trưa để ngồi nghỉ thư giãn hoặc đi lại nhẹ nhàng rồi mới chợp mắt. Trong thời gian này bạn có thể nghe nhạc êm dịu và đi vệ sinh để làm cơ thể mình “nhẹ nhõm” tối đa, đảm bảo giấc ngủ trưa không bị ngắt quãng bởi nhu cầu “giải quyết nỗi buồn”.

5. Hãy tìm không gian yên tĩnh nhất có thể để ngủ trưa

Nơi yên tĩnh sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ ngon lành (Ảnh: Internet).
Nơi yên tĩnh sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ ngon lành (Ảnh: Internet).

Lưu ý này bao gồm cả việc giữ cho tinh thần bạn thoải mái từ trước khi ngủ cho đến suốt thời gian chợp mắt. Đầu tiên hãy cố gắng rời xa những lo toan về công việc, tắt điện thoại và máy tính trong khoảng thời gian nghỉ ngơi trước khi ngủ trưa. Nếu đầu óc căng thẳng và bận lo nghĩ về những điều đang đợi mình sau khi thức dậy thì chắc chắn bạn cũng chẳng có tâm trí nào mà ngon giấc đâu.

Sau đó hãy chọn một nơi thật yên tĩnh để chợp mắt, nếu tối một chút càng tốt. Cũng giống như đối với giấc ngủ ban đêm, ánh sáng và tiếng ồn là hai “kẻ thù không đội trời chung” của giấc ngủ trưa ngon lành. Nếu cảm thấy điều này hơi khó thực hiện trong điều kiện văn phòng của mình, bạn có thể tìm mua những tấm bịt mắt với kiểu dáng đa dạng và xinh xắn tại đây để đảm bảo luôn có đủ bóng tối cho giấc ngủ bình yên của mình nhé!

Những tấm bịt mắt là công cụ hữu hiệu để tạo ra bóng tối cần thiết cho giấc ngủ (Ảnh: Internet).
Những tấm bịt mắt là công cụ hữu hiệu để tạo ra bóng tối cần thiết cho giấc ngủ (Ảnh: Internet).

Mời bạn đọc tiếp những bài viết thú vị về chủ đề Sức khỏe của BlogAnChoi:

Chúc bạn luôn vui khỏe và nhớ đón xem những thông tin bổ ích được cập nhật liên tục tại BlogAnChoi nhé!

Xem thêm

7 lầm tưởng về vắc xin ngừa COVID-19 mà bạn chắc chắn không nên tin

Cứ 10 người Mỹ thì có 6 người quan niệm nên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Người dân đã tin tưởng hơn vào quá trình nghiên cứu và phát triển cũng như hiệu quả của vắc-xin và tin rằng họ có thể chiến thắng trước đại dịch COVID-19.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
12 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
mt1803

lâu rồi k có một giấc ngủ trưa ngon =((

Phan Thanh Hoàng Yến

Ráng ngủ nghỉ đầy đủ nha bạn!

mt1803

bài viết bổ ích cảm ơn tác giả

Phan Thanh Hoàng Yến

Mong tác giả ra nhiều bài như thế nx ạ!

Phạm Long Thuyên

mình ngủ trưa không có điều độ, thích thì ngủ. Cảm ơn bài viết của bạn nhé, mình sẽ sửa đổi!

Phan Thanh Hoàng Yến

Nhiều lúc mình ráng thức ko ngủ trưa nên tối buồn ngủ từ sớm, phải sửa mới đc

mt1803

Bài viết chia sẻ nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn tác giả

Phan Thanh Hoàng Yến

Mình cx thấy thế!

thuatthai

Bài viết rất hay, mình cũng vừa bị đau đầu vì ngủ trưa muộn

Phan Thanh Hoàng Yến

Mình còn ngủ trưa đến 3-4 tiếng nx cơ, hèn gì tối ngủ ko đc

Phan Thanh Hoàng Yến

Bài viết rất bổ ích!

llihari

dùng bịt mắt ngủ sẽ dễ ngủ hơn