Chẳng ai biết cúng ông Công, ông Táo xuất phát từ khi nào nhưng đến thời điểm hiện tại đây là một phong tục tín ngưỡng đẹp của người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều hiểu hết ý nghĩa của nghi lễ này và cách cúng ông Công, ông Táo như thế nào cho đúng. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về nghi thức cúng bái này.

Việt Nam chúng ta có rất nhiều nghi lễ cúng bái truyền thống, mỗi một hoạt động trong đời sống thường nhật đều có một nghi lễ kèm theo và mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Cúng ông Công, ông Táo là một trong những nghi lễ truyền thống được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ và trở thành một trong những nét đẹp văn hóa ngày Tết của người Việt Nam.

Ông Công, ông Táo là ai?

Ông Công, ông Táo là ai? (Ảnh: Internet)
Ông Công, ông Táo là ai? (Ảnh: Internet)

Cúng ông Công, ông Táo là nghi lễ đã quá quen thuộc với người Việt Nam. Tuy nhiên, khi được hỏi ông Công, ông Táo là ai thì có khá nhiều người không biết.

  • Theo Lão giáo Trung Quốc, thần Táo quân bắt nguồn từ 3 vị thần là thổ công, Thổ địa và Thổ kỳ.
  • Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, thì 3 vị thần này gồm 2 vị thần ông và 1 vị thần bà đó chính là thần đất, thần bếp núc và vị thần nhà mà dân gian thường hay gọi chung là Táo quân hay ông Táo.

Cúng ông Công, ông Táo vào ngày nào?

Cúng ông Công, ông Táo vào ngày nào? (Ảnh: Internet)
Cúng ông Công, ông Táo vào ngày nào? (Ảnh: Internet)

Theo truyền thuyết dân gian, thì vào ngày 23 tháng chạp âm lịch hằng năm, ông Công, ông Táo sẽ về chầu trời để báo cáo những việc làm trong năm của gia chủ để Thiên Đình định đoạt công tội. Chính vì vậy, mà lễ cúng ông Công, ông Táo được diễn ra vào ngày 23 tháng chạp âm lịch hàng năm.

Năm nay, ngày 23 tháng chạp âm lịch sẽ rơi vào ngày 14 tháng 01 dương lịch và trúng vào ngày thứ 7, nhiều người vẫn còn đi làm. Chính vì vậy, lễ cúng ông Công, ông Táo có thể được tổ chức trước ngày 23 tháng chạp âm lịch.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quá trình cúng ông Công, ông Táo phải được làm trước thời điểm ông Táo cưỡi cá chép về trời tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Ý nghĩa của lễ cúng ông Công, ông Táo

Ý nghĩa của lễ cúng ông Công, ông Táo. (Ảnh: Internet)
Ý nghĩa của lễ cúng ông Công, ông Táo. (Ảnh: Internet)

Ông Công, ông Táo là những vị thần được ông trời phái xuống trần gian nhằm theo dõi và ghi chép lại những việc làm thiện – ác của con người trong một năm. Theo đó, ông Công là vị thần thổ địa cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc. Chính vì vậy, cúng ông Công, ông táo mang lại nhiều ý nghĩa.

  • Thứ nhất, ông Công là thần cai quản đất đai chính vì vậy việc cúng ông Công sẽ giúp ngăn chặn ma quỷ xâm phạm vào nhà, giữ cho gia đình luôn bình yên, gia đạo luôn hạnh phúc.
  • Thứ hai, ông Táo trông coi việc bếp núc trong nhà chính vì vậy, việc cúng ông Táo sẽ mang ý nghĩa cầu mong một cuộc sống ấm no, đầy đủ.
  • Thứ ba, cúng ông Công, ông Táo còn mang giá trị tinh thần đó chính là tạo cho chúng ta có niềm tin về sự bình an đồng thời hướng chúng ta sống cuộc sống lương thiện, tránh xa cái ác.

Những điều cần biết khi làm lễ cúng ông Công, ông Táo

Cúng ông Công, ông Táo là một nghi lễ quan trọng trong năm. Chính vì vậy, gia chủ rất quan trọng trong việc tổ chức lễ cúng sao cho đầy đủ và đúng nghi lễ. Chính vì vậy, để tránh thiếu sót khi cúng ông Công, ông Táo gia chủ cần biết những điều sau.

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo

Lễ vật cúng ông Công ông Táo. (Ảnh: Internet)
Lễ vật cúng ông Công ông Táo. (Ảnh: Internet)

Một trong những điều chúng ta cần lưu ý đó chính là lễ vật cúng. Theo nghi thức truyền thống, lễ vật cúng ông Công, ông Táo gồm có:

  • Mũ ông Công, ông Táo: 3 chiếc, gồm 2 chiếc mũ đàn ông và một chiếc mũ đàn bà.
  • Cá chép: theo nhân gian, cá chép chính là phương tiện đưa ông Công, ông Táo về trời. Chính vì vậy, cá chép là vật phẩm không thể thiếu trong lễ vật cúng. Tùy theo phong tục vùng miền mà có thể lựa chọn cá chép sống hoặc cá chép bằng giấy. Theo tập quán ở miền Bắc thông thường người ta thường cúng cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng” còn miền Nam thì ngược lại, người ta chủ yếu dùng cá chép bằng giấy.
  • Tiền, vàng: đây được xem là lộ phí đi đường để ông Công, ông Táo về trời.
  • Áo, hia: Đây là những trang phục của ông Công, ông Táo bao gồm 1 áo và 1 hia bằng giấy.
  • Lễ vật khác: 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc

Đối với mũ, áo và hia cúng ông Táo, gia chủ cần lưu ý về màu sắc. Vì màu sắc của mũ, áo, hia sẽ thay đổi phụ thuộc vào ngũ hành của năm đó. Cụ thể như sau:

Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:

  • Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng.
  • Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng.
  • Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh.
  • Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ.
  • Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen

Mâm cúng ông Công, ông Táo

Mâm cúng ông Công, ông Táo. (Ảnh: Internet)
Mâm cúng ông Công, ông Táo. (Ảnh: Internet)

Mâm cúng ông Công, ông Táo là một phần không thể thiếu của nghi lễ, bởi nó thể hiện lòng thành của gia chủ. Tùy vào hoàn cảnh của từng gia đình mà mâm cúng có thể làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…)

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo

Theo phong tục của người Việt, thì trong bất kỳ lễ cúng bái hay nghi lễ nào cũng đều có văn khấn. Văn khấn là những điều mà người cúng muốn truyền đạt đến bề trên và thể hiện lòng thành của mình. Chính vì vậy, trong lễ cúng ông Công, ông Táo văn khấn là điều không thể thiếu.

Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi gia đình cũng như phong tục của mỗi địa phương mà có những bài khấn khác nhau. Tuy nhiên, theo sách nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Văn khấn ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam là:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại: …………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Qua bài viết này, chúng ta có thể hiểu hơn về lễ cúng ông Công, ông Táo. Đây là một nghi lễ truyền thống tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa tâm linh và đời sống của người dân Việt. Chính vì vậy chúng ta cần nền giữ gìn và phát huy.

Xem thêm

200 cặp avatar đôi bạn thân: Đáng yêu, hài hước, nhây lầy đủ cả

Trào lưu để avatar đôi đang là trào lưu hot không chỉ đối với các cặp đôi yêu nhau mà còn cả các cặp đôi bạn thân BFF nữa. Sắm ngay 200 cặp avatar đôi bạn thân dưới đây rồi rủ đứa bạn chí cốt để cùng cho thắm tình đoàn kết nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận