Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông công ông táo về trời, bẩm báo tình hình gia sự một năm qua của gia đình. Bạn hãy tham khảo cách chuẩn bị, nghi thức cũng như cách cúng ông táo chuẩn nhất để tiễn ông táo về trời nhé.

Nguồn gốc tục lệ cúng ông công ông táo

Câu chuyện cổ tích về 3 ông đầu rau có lẽ đã quá quen thuộc với tất cả người dân Việt Nam. Theo tục này thì “ba ông đầu rau” còn gọi là Táo quân, gồm hai ông và một bà, tượng trưng cho “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo các mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng đế (hay ông Trời).

Ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân về trời. (Ảnh: Internet)
Ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân về trời. (Ảnh: Internet)

Táo quân cũng còn gọi là Tảo Công, là vị thần bảo hộ cho mỗi gia đình, cư ngụ trong nhà bếp nên còn được gọi là “Vua bếp”. Vị Táo quân cai quản gia sự cả năm, quản việc bếp núc quanh năm có lửa, có đồ nấu ăn, tượng trưng cho sự sung túc đủ đầy. Vì vậy mong muốn được Táo quân phù hộ, ngày 23 tháng Chạp người ta“ thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.

Lễ cúng ông công ông táo cần chuẩn bị gì?

Mỗi lễ cúng lại có những sự chuẩn bị khác nhau, gia chủ nên tìm hiểu kỹ để sắm sửa đầy đủ, chính xác không bị sai phạm hay thừa thiếu, ảnh hưởng không tốt đến lễ cúng và tâm lý của gia đình.

Lễ cúng ông công ông táo theo quan niệm thường rất long trọng, đủ đầy, càng nhiều lễ thì càng thành tâm, Táo quân càng phù hộ. Nhưng sự thật thì chỉ cần đủ là được, nếu sắm sửa quá nhiều lại thành tốn kém và phung phí, không nên.

Chuẩn bị mâm cúng ông công ông táo. (Ảnh: Internet)
Chuẩn bị mâm cúng ông công ông táo. (Ảnh: Internet)

Chuẩn bị áo mũ Táo quân

  • Ông Phạm Lang – Thổ Công trông nom việc bếp nên áo mũ màu đỏ
  • Ông Trọng Cao – Thổ Địa quản đất đai long mạch nên áo mũ màu vàng
  • Bà Thị Nhi – Thổ Kỳ trông nom chợ búa mua sắm nên áo mũ màu xanh

Chuẩn bị cá chép

Gia chủ mua 3 con cá chép 1 đỏ, 1 vàng, 1 xanh lá hay mình trắng vây xanh lá cũng được. Nếu không có cá xanh, vây xanh thì có thể lấy bột màu xanh nhuộm cho cá.

Chiều dài của cá:

  • Cá đỏ dài 8,6 hoặc 6,8 cm lấy cung Thiên Tài.
  • Cá vàng dài 8,7 hoặc 9,1 cm lấy cung Quan Quý.
  • Cá xanh hoặc cá mình trắng vây xanh, dài 8,2 hoặc 9,3 cm lấy cung Đạo Đức.

Ngoài ra bạn có thể mua cá chép sống để thả phóng sinh cùng cũng rất tốt, vừa đúng nghi thức cúng vừa thể hiện sự từ bi, lòng tốt của gia chủ.

Chuẩn bị mâm lễ cúng ông công ông táo

Mâm cúng ông công ông táo là mâm cỗ mặn, không cần quá cầu kỳ, tùy vào điều kiện của gia đình để sắm sửa. Cơ bản nhất của mâm cúng ông táo gồm có: gà, xôi, rượu 3 chén, nước 3 chén, 3 cọc tiền, 3 đồng tiền vàng, 1 lá trầu, 1 quả cau. Mỗi ông táo là 3 nén nhang thì thành 9 nén nhang.

Hướng cúng ông táo

Hướng Bắc cúng Thượng Đế, hướng Tây cúng Phật, hướng Nam cúng Thần Tiên, hướng Đông cúng các Vị Thánh và các Tiên Vương.

Bởi vậy khi làm lễ cúng ông công ông táo, gia chủ nên sắp bàn lễ quay về hướng Nam để cúng là tốt nhất.

Thời gian cúng ông Táo tốt nhất

Theo quan niệm xưa, 23 tháng Chạp là lúc ông Táo bắt đầu khởi hành cưỡi cá chép để bay về trời. Vì vậy thời điểm thích hợp nhất để làm lễ tiễn đưa là vào tối 22 hoặc sáng 23 tháng Chạp. Dù bận công việc gì, bạn cũng nên cố gắng hoàn thành trước 12 giờ ngày 23 để các Táo còn kịp lên đường nhé!

Văn khấn cúng ông táo chuẩn nhất

Văn khấn cúng ông công ông táo. (Ảnh: Internet)
Văn khấn cúng ông công ông táo. (Ảnh: Internet)

Con lạy Ngọc Hoàng – Thượng Đế.

Con lạy Thổ Công Táo Quân “Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Con lạy Thổ Thần Thổ Địa “Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần”.

Con lạy Thổ Kỳ “Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… Gia đình tín chủ con tên là…(đọc tên + tuổi của chồng, vợ, con, cháu), Địa chỉ ngụ tại…

Tín chủ chúng con với tấm lòng thành kính gọi là có chút lễ vật nhang đăng trước án thỉnh cầu kính mời chư vị Thổ Thần Thổ Địa, Thổ Công Táo Quân Thổ Kỳ lai sàng chứng giám cho tấm lòng của chúng con.

Mong chư ngài thỉnh tấu cầu xin Ngọc Hoàng xá tội trần gian nghiệp chướng cho gia đình con, cúi xin Ngọc Hoàng ban ơn ban phúc cho gia chủ chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng, cầu tài đắc kỳ tài, cầu lộc đắc kỳ lộc, đi tươi về tốt, đi một về mười… Cầu xin cho gia đình họ hàng thịnh vượng, cầu mong cho bách gia trăm họ quốc thái dân an, cầu cho đất nước Việt Nam trường tồn mãi mãi.

Gia đình chúng con xin cung nghinh tiễn ba vị về trời thành tâm chấp lễ… (nói xong thì chấp tay bái đủ 9 bái. Mỗi vị 3 bái).

Những kiêng kị cần tránh khi cúng ông táo

Đốt tiền âm phủ

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho rằng khi cúng Ông Công ông Táo tuyệt đối không đốt tiền vàng mã âm phủ. Vì Táo quân là thần tiên chứ không phải vong hồn người âm nên việc đốt vàng mã không có tác dụng, thậm chí còn phạm đến các ngài.

Hơn nữa việc chi tiền mua cá chép khổng lồ hay đốt quá nhiều tiền vàng mã để cầu bình an, tài lộc trong lễ cúng Táo quân chỉ gây tốn kém tiền của, không mang lại lợi ích thậm chí còn làm ô nhiễm môi trường.

Cúng ông công ông táo tuyệt đối không đốt tiền âm phủ. (Ảnh: Internet)
Cúng ông công ông táo tuyệt đối không đốt tiền âm phủ. (Ảnh: Internet)

Cúng ông táo sau 12h trưa 23 tháng Chạp

Theo quan niệm dân gian, cửa Thiên Đình sẽ đóng sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, bởi vậy lễ cúng ông Công ông Táo cần được tiến hành trước giờ đó. Có thể tiến hành cúng Ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp, bắt đầu từ ngày 20 là hợp lý, miễn sao gia chủ thành tâm và báo cáo với Táo quân về mọi việc.

Và lưu ý cúng Ông Táo là cúng sáng, trưa, chiều nhưng tuyệt đối không cúng buổi tối.

Phóng sinh cá chép sai cách

Phóng sinh cá chép mang ý nghĩa công đức rất lớn. Tuy nhiên nhiều người dân phóng sinh cá chưa đúng cách khiến cá có thể bị chết, ảnh hưởng đến môi trường và khiến nghi thức cúng Ông Táo không được chọn vẹn.

Phóng sinh cá chép là tích đức, nhưng phóng sinh sai cách là tạo nghiệp đó. (Ảnh: Internet)
Phóng sinh cá chép là tích đức, nhưng phóng sinh sai cách là tạo nghiệp đó. (Ảnh: Internet)

Khi phóng sinh cá chép, gia chủ lưu ý chọn nơi nước trong, sạch sẽ và là ao hồ tự nhiên, đừng thả ở nơi hồ tù nước đọng hay nước không sạch. Khi thả cá nên dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nilon hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự bơi ra. Nếu không ta đặt cá vào lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước.

Tuyệt đối không ném cá từ trên cao xuống hoặc ném ra xa. Sau khi phóng sinh cá nên dọn dẹp túi nilon, rác xung quanh để bảo vệ môi trường.

Một số thông tin khác có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

TOP 50 bài thơ hay về cuộc sống ý nghĩa, lạc quan, bình yên nhất bạn nên đọc

Những bài thơ hay về cuộc sống ý nghĩa, lạc quan hay những bài thơ về cuộc sống vô thường, bài thơ hay về cuộc sống bình yên giúp xoa dịu tâm hồn, truyền cảm hứng và động lực cho bạn sau những giờ phút mệt mỏi.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phạm Long Thuyên

bài viết hay lắm ạ, cảm ơn ad nhiều