Hái lộc đầu năm là một nét đẹp truyền thống của Việt Nam. Vậy cách hái lộc đầu năm chuẩn nhất với văn khấn hái lộc đầu năm để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp, bình an như thế nào, cùng tìm hiểu nhé.

Nguồn gốc phong tục hái lộc đầu năm

Nguồn gốc phong tục hái lộc đầu năm (Ảnh: Internet)
Nguồn gốc phong tục hái lộc đầu năm (Ảnh: Internet)

Hái lộc đầu năm là việc bẻ cành cây (hay còn gọi là cành lộc) sau đó mang về nhà để cầu mong cho những điều may mắn, tốt đẹp sẽ xảy đến. “Lộc” là những cành đa nhỏ hay cành đề, cành si,… Ở nhiều vùng, người ta cũng chọn lá chè để hái lộc. Những cây được chọn để hái lộc đầu năm thường là những loại cây quanh năm tươi tốt với ý nghĩa tượng trưng là mang lộc chồi, mang sự sinh sôi nảy nở về nhà.

Việc hái lộc được diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán, trong những ngày đầu năm mới. Hái lộc đầu năm là một nghi thức văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Đây là một nghi thức đẹp, giúp con người tạo dựng niềm tin, nâng đỡ tâm hồn, sống có ích và sống đẹp hơn.

Nguồn gốc của việc hái lộc đầu năm:

Theo ông cha ta, tục hái lộc đã có từ thời xa xưa, cụ thể là từ thời các vua Hùng. Truyền thuyết kể rằng nhân một ngày đầu xuân, Vua Hùng đã cho gọi các Lạc Hầu, Lạc Tướng, thần dân và các con đến truyền dạy rằng: “Nay các con đã khôn lớn, ta muốn các con đi dạy dân làm ăn và trấn cứ các nơi”.

Các con vua đều nhất thời cảm thấy quyến luyến bịn rịn không muốn rời đi. Hoàng hậu thưa: “Các con đều luyến mẹ, thương cha không muốn đi xa, thần thiếp nghĩ rằng Nhà vua nên làm lễ tế trời đất rồi dùng cách hái lộc chia cho các con. Các con ai nhận được cành lộc đi phương nào thì theo phương ấy mà đi.”

Thấy hợp lý, Vua lệnh truyền cho các Lạc Hầu, Lạc Tướng và các con về nhà nghỉ. Rồi chọn ngày lành tháng tốt, Vua làm Lễ tế Trời – Đất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (thuộc tỉnh Phú Thọ hiện nay) cầu trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, muôn dân no ấm. Chờ lúc sang canh, Vua cùng Hoàng hậu vào rừng hái lộc đầu xuân. Sáng sớm, khi mặt trời xuất hiện đằng Đông, Vua chia cho mỗi người con một cành lộc và dạy rằng:

Non ở nhà, già đi ấp

Chẵn lên non, còn xuống biển

Sau đó, Vua dặn các con hãy mang cành lộc này đi trấn giữ các phương, răn dạy dân cách làm ăn, kiếm sống. Trên đường đi, nếu gặp điều gì không may, các con hãy mang cành lộc còn đượm sương sớm này mà vẩy lên trời thì thú dữ, tà ma sẽ bỏ chạy không hại được các con. Nghe lệnh Vua, các con quỳ lạy cha mẹ, nhận cành lộc chia nhau đi trấn giữ các miền và giúp muôn dân.

Từ đó, người Việt đã dần hình thành nên tục hái lộc. Ông bà ta cho rằng vào thời khắc Giao thừa hoặc sớm mồng một Tết, nếu xin một cành lộc nhỏ nơi đền, chùa, miếu, hoặc cành lộc từ chinh vườn nhà rồi đem về cắm vào bình hoa hoặc treo trước hiên nhà sẽ được Thần, Phật ban cho tài lộc, may mắn suốt năm.

Ý nghĩa của phong tục hái lộc đầu năm

Việc hái lộc được nhiều người Việt Nam cho là một điều không thể thiếu khi Tết đến vì họ quan niệm rằng hái lộc sẽ mang về những điều may mắn, “Tống cố, nghinh tân”, xua đi những điều không may mắn trong năm cũ, mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Lộc ở đây không chỉ là tài lộc, còn là may mắn bình an, của sinh trưởng dồi dào, tượng trưng cho những gì tươi mới được hình thành dù có khó khăn, khắc nghiệt đến thế nào.

Ý nghĩa của phong tục hái lộc đầu năm
Ý nghĩa của phong tục hái lộc đầu năm (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, theo quan niệm dân gian, nếu thành tâm xin một cành lộc nhỏ ở đền chùa, miếu sẽ được Thần Phật phù hộ, ban cho tài lộc và may mắn trong suốt cả năm. Xin lộc ở cây như vậy tượng trưng cho việc mang lộc chồi, mang sự sinh sôi nảy nở về nhà.

Tuy nhiên, “hái lộc” không đơn thuần chỉ mang nghĩa tay người ngắt từ trên cây một cành cây, một ngọn cây hay một nhánh non vừa mới nhú. Việc hái lộc theo quan điểm của người xưa còn mang đạo lý nhân quả, “có làm thì mới có ăn”, “tay làm hàm nhai”,… Những may mắn, những hạnh phúc mà ta gặt hái được phải xuất phát từ hành động, từ lời nói. Nếu cứ lười biếng thì sẽ không có những điều hạnh phúc tốt đẹp.

Cách hái lộc đầu năm chuẩn để cầu may mắn

Vào đêm giao thừa hoặc mùng 1 Tết, bạn cùng gia đình có thể đến chùa, đền, miếu hoặc đơn giản là lựa chọn 1 cái cây xanh tươi, nhiều lá ở nhà mình để hái một vài cành lá non và trưng trong phòng khách, để trên bàn thờ hoặc treo trước hiên nhà.

Cành lộc có nhiều loại tương ứng với ý nghĩa khác nhau. Cành trứng gà sẽ đem về may mắn đường con cái, tượng trưng cho sự sum vầy; cành phất lộc mang mong muốn tài lộc, công danh cho gia đình; cành hoa hải đường thể hiện sự giàu sang, phú quý,…

Tuy nhiên việc hái lộc cốt là ở ý nghĩa hành động. Những năm gần đây, nhận thức của nhiều người về tục hái lộc đầu xuân đã sai lệch, mang khía cạnh tiêu cực, lạm dụng và biến tập tục này trở thành hủ tục. Chúng ta không còn lạ lẫm gì với những hình ảnh nhiều người đi hái lộc bằng cách cố sức trèo lên cây bẻ cả cành to, chọn lộc to, lộc đẹp. Thậm chí, có người còn tìm đến các trụ sở ngân hàng, kho bạc… để hái lộc với mong muốn có một năm “đại cát đại lợi”.

Cách hái lộc đầu năm chuẩn để cầu may mắn
Cách hái lộc đầu năm chuẩn để cầu may mắn (Ảnh: Internet)

Việc ngắt chồi chỉ là hình thức, bạn chú ý không nên ngắt quá nhiều chồi hay bẻ những cành cây quá lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây. Hái lộc có rất nhiều cách chứ không nhất thiết phải bẻ cành, bứt cây. Sau khi đi giao thừa hoặc đi viếng chùa, miếu đầu năm, người dân có thể mua vài cây mía, cành vàng lá ngọc hoặc một chậu cây nhỏ,… như là một hình thức hái lộc.

Cách chọn lộc để hái

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho biết: “ Hái lộc đầu năm là một tục lệ đẹp của người Việt. Hái lộc hay rước lộc có nghĩa là gặt hái tài lộc, cũng có nghĩa là đem cành lộc non tươi vào nhà. Vì thế, hành động mang cành lá non vào nhà cũng như mang lộc vào nhà vậy”.

Tuy nhiên, cuộc sống hiện nay đang biến tướng, phong tục đang dần bị phá hoại bởi những người thiếu ý thức. Họ cứ nghĩ hái cành to, bự thậm chí là nhổ cây non sẽ rước nhiều lộc vào nhà nhiều hơn nhưng không xem xét hậu quả của nó. Khi bẻ, hái những cành to, bự sẽ làm cây chết, mất vẻ đẹp vốn có của nó. Ngoài ra điều này sẽ mang lại vận xui cho bản thân và gia đình.

Hái lộc đúng cách là lựa chọn những cành non, lá của cây ngoài công viên hoặc đền chùa ( những nơi có sinh khí tốt) sau đó cắm trong nhà hoặc trên bàn thờ tổ tiên. Khi hái lộc, để tránh mang lại vận xui cho gia đình. Bạn nên lựa chọn những cành lá non không héo, có gai….

Tại thời điểm hái lộc, tâm hồn chúng ta cần giữ được sự thanh tịnh nhất, vì chỉ khi đó “Lộc” mà ta thu về mới mang theo giá trị và ý nghĩa sâu sắc. Cũng như trong quy luật của cuộc sống hiện nay, muốn nhận được nhiều tốt lành, may mắn và lộc quý thịnh vượng thì cần phải gieo nhiều nhân lành. Ngụ ý rằng, hái lộc chỉ là một trong những điều nhỏ mang ý nghĩa tâm linh mà hầu như mọi người đều thực hiện khi đón năm mới.

Trong cuộc sống hằng ngày, như ông bà ta đã có câu “Cho đi là để nhận lại”, làm việc thiện, nói lời lành và nghĩ về những điều tích cực là cách tốt nhất mà ta có thể dễ dàng nhận được nhiều lộc nhất. Điều này không chỉ là một phương thuốc tâm linh, mà còn là một hướng dẫn thực tế để có thể tận hưởng một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa.

Văn khấn hái lộc đầu năm chuẩn

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát!

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát!

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát!

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …

Ngụ tại …

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát!

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát!

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát!

Xem thêm

101 những câu hỏi vô tri hack não khiến người nghe cười sảng

Tổng hợp 101 những câu hỏi vô tri hack não khiến người nghe "dừng khoảng chừng 2 tiếng" vẫn chưa nghĩ ra câu trả lời. Đang khoan tường mà bố kêu "khoan" thì là khoan tiếp hay dừng? Vì sao thứ 7 rất gần chủ nhật mà chủ nhật lại rất xa thứ 7...?
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận