Ngày cúng ông Công ông Táo năm 2023, ngày 23 tháng Chạp rơi vào ngày 14/1/2023, đúng thứ 7 nhưng các gia đình có thể cúng trước 1-2 ngày. Cùng xem chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo, ngày giờ nào cúng đẹp và văn khấn chuẩn nhất nhé.

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng sau 1 năm cai quản mỗi gia đình. Cụ thể, ông Táo là thần bếp, trông coi việc bếp núc của gia đình, ông Công là thần Thổ công, vị thần trông coi nhà cửa, đất cát trong gia đình.

Cúng ông Công ông Táo. (Ảnh: Internet)
Cúng ông Công ông Táo. (Ảnh: Internet)

Chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo

Mỗi năm, đến ngày ông Công ông Táo, người dân cũng tiến hành làm lễ, đặt mâm cúng ông Công tại ban thờ tổ tiên. Mâm cúng ông Táo thường được đặt ở khu vực bếp của gia chủ. Bởi vậy khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, gia chủ phải đặt mâm cúng ở 2 nơi.

Ở miền Bắc, mọi người thường cúng ông Công ông Táo từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Người miền Bắc quan niệm, sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là ông Táo đã về chầu trời.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo miền Bắc

Lễ cúng ông Công ông Táo có thể chay mặn đều được, miễn là thành tâm. (Ảnh: Internet)
Lễ cúng ông Công ông Táo có thể chay mặn đều được, miễn là thành tâm. (Ảnh: Internet)
  • 1 con gà luộc
  • 1 đĩa thịt lợn hoặc chân giò luộc
  • 1 đĩa giò
  • 1 cái bánh chưng hoặc đĩa xôi
  • 1 đĩa rau xào thập cẩm
  • 1 bát canh măng
  • 1 đĩa chè (chè trôi nước, chè đậu kho, chè bà cốt)
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 quả cau, lá trầu.
  • 1 đĩa hoa quả (có từ 3 – 5 loại quả)
  • 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo
  • 1 bình trà sen
  • 1 chai rượu nếp
  • 1 lọ hoa đào

Đặc biệt là mâm cúng ông Công ông Táo miền Bắc cần có cá chép sống hoặc cá chép giấy. Nếu là cá chép sống, sau khi cúng xong người dân sẽ mang ra sông, suối phóng sinh, còn nếu là cá chép giấy thì cúng xong sẽ đốt.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo miền Nam

Mâm cúng ông Táo của miền Nam gồm có các món chủ đạo như:

  • Gà luộc hoặc quay
  • Thịt heo luộc
  • Đĩa rau xào
  • Giò heo
  • Xôi gấc
  • Củ kiệu, củ cải muối
  • Canh mọc
  • Trái cây tươi
  • Trầu cau
  • Trà, rượu
  • Một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen
  • Một bộ “cò bay, ngựa chạy”

Ở miền Nam, người dân không cúng cá chép, cũng không cúng mũ áo thờ.

Ngày giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo

Nhiều người cho rằng nên cúng ông Công ông Táo trước 12 trưa 23 tháng Chạp vì sau 12h trưa, cổng thiên đình sẽ đóng lại. Khi đó ông Công ông Táo không thể báo cáo kết quả cho thiên đình. Tuy nhiên đấy chỉ là quan niệm dân gian mang tính suy đoán. Người miền Bắc có thể cúng ông Công ông Táo 2023 trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp và các ngày trước đó là ngày 20, 21, 22, nhưng với người miền Nam lại cúng vào buổi chiều tối ngày 23.

Ngày giờ đẹp để cúng ông công ông táo 2023. (Ảnh: Internet)
Ngày giờ đẹp để cúng ông công ông táo 2023. (Ảnh: Internet)

Vì vậy việc cúng vào thời điểm nào là do cách ứng xử phù hợp với tín ngưỡng người dân từng nơi sao cho thuận tiện và thích hợp nhất. Nhưng thời gian cúng sẽ không vượt qua ngày 23 tháng Chạp. Để chọn ngày giờ đẹp cúng, nhiều gia đình thường làm trước ngày 23 tháng Chạp. Các gia đình có thể tham khảo ngày giờ cúng ông Công ông Táo 2023 tốt nhất dưới đây:

  • Ngày 20/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 7-9h; 13-15h.
  • Ngày 21/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 15-17h; 17- 19h.
  • Ngày 22/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 9-11h; 15-17h.
  • Ngày 23/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 7-9h; 9-11h; 13-15h.

Cách cúng ông Công ông Táo chuẩn

Thắp 3/5/7/9 nén hương (số lẻ), sau đấy vái 3 vái và khấn bài văn khấn tiễn đưa ông Công ông Táo về trời

Sau đấy đợi hương tàn 2/3 thì xin phép hạ lễ hoá vàng, do có quan niệm hơi cầu kỳ là khi hương còn đang cháy thì hoá vàng mới nhận được.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo

Văn khấn cúng ông Công ông Táo (Ảnh: Internet)
Văn khấn cúng ông Công ông Táo (Ảnh: Internet)

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Gia quyến con xin chân thành bái tạ Đức Ngài đã phù hộ độ trì cho gia quyến chúng con trong suốt năm qua, giúp đỡ gia quyến chúng con vạn sự cát lành trong cuộc sống.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết chắp tay sám hối, chỉ biết chắp tay cầu nguyện, nếu có điều chi lầm lỡ xin Đức Ngài tha thứ bỏ quá đại xá cho. Nay chúng con lễ bạc tâm thành, trước xin nhất tâm chân thành bái tạ, sau xin nguyện cầu Đức Ngài độ cho gia đình con trong năm Quý Mão được an khang thịnh vượng , vạn sự như ý, ban tài ban lộc ban phước ban ân. Cho nhà cửa êm ấm, gia cảnh yên hoà, cơm no thịt đủ, hữu sự tất đc an yên, vô sự thì gia quyến được cát lành. Trẻ già, trai gái, ông bà, bố mẹ, con cháu đều vui tươi, trẻ khoẻ, thuận hoà, bình an.

Chúng con sống hiền ở thiện, không mong cầu cao sang phú quý, chỉ dám xin bình an, yên ổn. Chăm chỉ ra được thành quả, cần cù thì được kết trái đơm hoa.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Những điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo

Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng ông Táo đơn giản, các gia đình cũng nên lưu ý một số điều kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo để có một buổi lễ trang trọng:

  • Dù Táo Quân khá dễ tính nhưng nhà cửa cũng nên gọn sạch, quần áo mặc tươm tất, không nên mặc áo 2 dây hay quần đùi khi làm lễ.
  • Khi làm lễ nên mở cửa nhà rộng mở để có sự thông thoáng, thoát khí, đón điều lành, tiễn điều xấu (1 số người khó tính quan niệm khi lễ không nên giật , xả nước – tránh trôi lộc xin về)
  • Khi lễ nên thắp nến cho soi sáng đàn lễ. Sau đấy thì có thể đợi nến tự cháy hết hoặc chủ động tắt nến. Một số lão nhân cầu kỳ cho rằng không nên thổi nến do 2 quan niệm thổi thì bay mất lộc , hoặc quan niệm khác kiếp này thổi nến kiếp sau sứt môi, nên thay vì thổi nến có thể lấy 1 cái đĩa nhỏ úp ngược lên cốc để dập nến
  • Khi khấn nên khấn ra thành tiếng, không to quá cũng không lẩm nhẩm, vì phải thành âm thoát ra miệng thì mới dễ linh ứng
  • Không nên cầu xin tiền tài mà chỉ nên xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.
  • Khi hoá vàng, hoá sớ đầu tiên, rồi đến quần áo, rồi đến tiền vàng, khi cời cho cháy nhanh không chọc mạnh kẻo rách đồ mã
  • Khi phóng sinh cá chép phải nhẹ nhàng, không thả cá từ trên cao xuống, không vứt túi nilon bừa bãi, xả rác ra môi trường là tạo nghiệp.
Phóng sinh cá chép là tích đức, nhưng phóng sinh sai cách là tạo nghiệp đó. (Ảnh: Internet)
Phóng sinh cá chép là tích đức, nhưng phóng sinh sai cách là tạo nghiệp đó. (Ảnh: Internet)

Tiễn ông Táo về trời là phong tục truyền thống của người Việt vào những ngày cuối năm. Đây được xem là thời khắc quan trọng mà mọi người mong muốn ông Táo trình báo những vấn đề xảy ra trong năm qua và mong Ngọc Hoàng giúp nhân dân có một năm mới thuận lợi hơn.

Trên đây là gợi ý những mâm cúng ông táo đơn giản cho bạn tham khảo. Đừng quên lưu lại để có thể chuẩn bị một lễ cúng trọn vẹn, chuẩn bị một năm mới hạnh phúc và bình an!

Một số thông tin hữu ích khác có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

101 những câu hỏi vô tri hack não khiến người nghe cười sảng

Tổng hợp 101 những câu hỏi vô tri hack não khiến người nghe "dừng khoảng chừng 2 tiếng" vẫn chưa nghĩ ra câu trả lời. Đang khoan tường mà bố kêu "khoan" thì là khoan tiếp hay dừng? Vì sao thứ 7 rất gần chủ nhật mà chủ nhật lại rất xa thứ 7...?
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận