Cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống ngày Tết vô cùng đẹp đẽ của dân tộc ta để cầu chúc năm mới ấm no, hạnh phúc. Nếu bạn vẫn chưa biết cúng ông Táo như thế nào thì hãy tham khảo bài viết sau của BlogAnChoi xem sao nhé!

Từ xưa, người Việt Nam ai cũng biết cứ đến độ 23 tháng Chạp mỗi năm, mỗi gia đình đều lo tất bật chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo, còn được gọi là Tết Táo quân. Trong lễ này, các vị thần bếp sẽ lên chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt, cư xử, bếp núc của gia đình trong năm đó.

Cúng ông Công ông Táo
Cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống lâu đời vào ngày Tết của người Việt Nam (ảnh: BlogAnChoi)

Đây là phong tục mang nét đẹp văn hóa cực kỳ sâu sắc của người Việt Nam, hướng con người đến cái thiện, cái đẹp, luôn biết hy vọng những điều tốt đẹp sắp tới.

Thời gian cúng ông Công ông Táo

Theo đúng phong tục truyền thống của ông bà ta xưa, lễ cúng ông Táo phải diễn ra vào trước lúc 12 giờ, túc trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp.

Cúng ông Công ông Táo
Tùy theo thời gian của gia đình mà sắp xếp giờ cũng phù hợp (ảnh: internet)

Tuy nhiên, nếu không sắp xếp đúng ngày giờ đó, tùy theo điều kiện của mỗi nhà mà chúng ta có thể cúng trong khoảng thời gian từ sáng, trưa, chiều ngày 22 đến trước trưa 12 giờ ngày 23.

Cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Về nơi cúng, lễ cúng ông Táo thường diễn ra ở bàn thờ cúng ông Táo trong nhà bếp.

Cúng ông Công ông Táo
Cúng ông Táo ở nhà bếp (ảnh: internet)

Chuẩn bị mâm cỗ, lễ vật cúng ông Táo

Mâm cỗ cúng ông Táo

Theo phong tục truyền thống, mâm cúng đầy đủ gồm có:

  • 1 đĩa gạo, muối
  • Thịt lợn luộc 1 mẩu hoặc 1 chân giò;
  • 1 ít thịt gà luộc;
  • 1 đĩa xào món ăn thập cẩm;
  • 1 đĩa xôi trắng hoặc bánh chưng/bánh tét;
  • 1 bát (chén) canh;
  • Nhiều nhà cầu kỳ còn có thêm: mâm ngũ quả, trà sen, cau trầu, quả bưởi, 3 chén rượu,…
Cúng ông Công ông Táo
Một mâm cỗ khá đầy đủ để dâng lên các vị thần (ảnh: internet)

Tuy nhiên, tùy theo điều kiện của từng gia đình mà lễ vật cũng không cần quá cầu kỳ. Nhưng mỗi nhà nên có sự chuẩn bị chu đáo để thể hiện sự trang trọng, tấm lòng thành với các vị thần tiên trong nhà.

Lễ vật cúng ông Táo

  • Phương tiện đưa ông Táo về trời:
    • Miền Bắc: Cá chép: Người ta thường chọn 1 – 3 con cá chép tươi sống, khỏe mạnh rồi phóng sinh ra ao, hồ để đưa các vị thần đi.
    • Miền Trung: 1 con ngựa giấy với yên, cương đủ bộ;
    • Miền Nam: 1 chiếc mũ cánh chuồn, 1 bộ áo và 1 đôi hia bằng giấy.
Cúng ông Công ông Táo
Miền Bắc thường có cá chép để đưa ông Táo về trời (ảnh: internet)
Cúng ông Công ông Táo
Miền Nam đơn giản với 1 bộ áo mũ và đôi hia (ảnh: internet)
  • Quần áo, mũ giấy của 3 vị thần: 3 bộ mũ áo có hoa văn khác nhau, trong đó có 2 bộ cho 2 ông và 1 cho bà. Mũ cho 2 ông thì có cánh chuồn còn cho bà thì không. Có người còn giản lược khi chọn 1 chiếc mũ cánh chuồn tượng trưng kèm 1 bộ áo, 1 đôi hia.
  • Vàng mã
  • Sớ hoặc văn khấn

Bài cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo
Đọc bài cúng bên mâm cỗ (ảnh: internet)

Quý độc giả xem chi tiết tổng hợp các bài cúng, văn khấn ông Công ông Táo 23 tháng Chạp tại đây.

Lưu ý khi cúng đưa ông Táo về trời

  • Trước khi diễn ra lễ cúng, cần dọn dẹp bàn thờ, nhà bếp, đồ thờ thật sạch sẽ. Bạn có thể hòa tinh dầu với nước để lau cho dễ và có mùi thơm thoang thoảng. Người cúng cần tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu trước khi cúng.
  • Mâm cỗ cúng ông Táo có thể là mâm cỗ chay hay mặn;
Cúng ông Công ông Táo
Mâm cỗ chay mặn đều được nhưng cần chỉn chu để thể hiện lòng thành với các vị thần tiên (ảnh: internet)
  • Sớ, bài khấn vái, các bộ trang phục giấy đều được hóa vàng (đốt) sau khi hương cháy được 2/3, nếu có cúng rượu thì đổ rượu vào tro;
  • Không cúng và đốt tiền âm phủ vì ông Công ông Táo là thần tiên chứ không phải vong hồn cõi âm;
  • Sau khi đưa ông Táo về trời xong, nghĩa là lúc này các vị thần trong nhà “không còn ai hết”, gia đình có thể lau dọn bàn thờ và hóa bớt chân hương trước 30 Tết. Bên cạnh đó, ta cũng không đốt hương để tránh rước “cô hồn” vào nhà.
  • Đối với người miền Bắc, khi thả cá chép cần thả nhẹ tay và từ tốn, không ném mạnh hay thả cả túi cá xuống hồ. Vì có nhiều người thả cá còn trong bọc sẽ làm cá chết, lúc đó làm ô nhiễm môi trường nước và việc phóng sinh cũng chẳng còn ý nghĩa nữa.
Cúng ông Công ông Táo
Cần thả cá nhẹ nhàng (ảnh: internet)
Cúng ông Công ông Táo
Thả cá thôi, đừng thả túi nilon nhé! (ảnh: internet)

Hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho các bạn hiểu hơn về cách cúng ông Công ông Táo để có một năm mới đầy đủ và sung túc nhất.

Một số bài viết liên quan đến tết Nguyên đán mà quý độc giả có thể xem qua dưới đây:

BlogAnChoi kính chúc các ban có một năm mới an vui, hạnh phúc, tài lộc đủ đầy, vạn sự như ý. Và bạn đừng quên theo dõi BlogAnChoi thường xuyên để biết thêm nhiều bài viết hữu ích nữa nhé!

Xem thêm

Hoa bỉ ngạn: Rực rỡ mà đau thương.

Hoa bỉ ngạn là một hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật từ sách truyện, trang sức, quần áo,... Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về truyền thuyết loài hoa rực rỡ lại kỳ bí này nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận