Bệnh đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở người lớn tuổi và là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên toàn cầu. Để phòng tránh, điều trị bệnh, hãy cùng BlogAnchoi  tìm hiểu xem đục thủy tinh thể là bệnh lý như thế nào nhé!

Sponsor

Đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể là phần thấu kính trong suốt ở mắt, có nhiều chức năng quan trọng như:

  • Khả năng điều tiết: Giúp mắt nhìn được những vật ở khoảng cách gần hay xa. Tuy nhiên, chức năng này chỉ còn thực hiện khi thủy tinh thể còn có độ trong suốt, độ dày và độ cong còn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường.
  • Lọc tia tử ngoại: Ngoài việc cho ánh sáng đi qua, thủy tinh thể còn đảm bảo lọc  tia tử ngoại có hại cho mắt.

Đục thủy tinh thể

Bệnh lý đục thủy tinh thể (Nguồn: Internet)

Vậy, đục thủy tinh thể là bệnh lý mờ đục của thủy tinh thể do nguyên nhân nguyên phát hay thứ phát, làm ánh sáng khó đi qua và không hội tụ được tại võng mạc dẫn đến tình trạng giảm thị lực hay có nguy cơ mù lòa.

Triệu chứng của đục thủy tinh thể

  • Đục mắt
  • Nhìn mờ và thường khó khăn vào buổi tối
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Cần nhiều ánh sáng hơn người bình thường khi cần đọc sách hay các hoạt động khác
  • Thấy ánh sáng nhòe
  • Nhìn đôi ở một bên mắt
Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân đục thủy tinh thể

Có nhiều nguyên nhân gây đục thủy tinh thể, tuy nhiên người ta chia làm hai nguyên nhân chính là nguyên phát và thứ phát.

Nguyên phát

  • Do các yếu tố di truyền
  • Do quá trình lão hóa tự nhiên, thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi thường bị thiếu dinh dưỡng cho thủy tinh thể, bệnh thường diễn tiến khá chậm.

Thứ phát

  • Chấn thương mắt có thể gây đục thủy tinh thể trong thời gian ngay sau chấn thương hoặc có thể diễn biến sau nhiều năm
  • Sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới hoạt động của mắt
  • Mắc các bệnh toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp, thừa cân béo phì,…
  • Mắc các bệnh tại mắt tái đi tái lại
  • Tiếp xúc trong môi trường gây hại cho mắt như tia tử ngoại, tia X,..

Biến chứng đục thủy tinh thể

Trong bệnh đục thủy tinh thể, tình trạng mờ đục của thể thủy tinh diễn ra ngày càng nặng. Khi thể thủy tinh đến giai đoạn quá chín có thể gây tăng nhãn áp hoặc vỡ bao, làm protein của thủy tinh thể trở thành “vật lạ” đối với cơ thể kích thích hệ miễn dịch tấn công gây nên phản ứng viêm màng bồ đào. Đó được gọi là biến chứng của bệnh lý đục thủy tinh thể ở mắt.

Tăng nhãn áp xuất hiện khi thể thủy tinh của mắt quá chín sẽ bị ngấm nước và phồng lên, gây mất chức năng, khó khăn trong điều tiết thể dịch, làm bệnh nhân đau đầu dữ dội, đó là tình trạng tăng nhãn áp ở bệnh nhân đục thủy tinh thể  hay còn gọi là bệnh Glocom. Ngoài ra, tình trạng này còn ảnh hưởng đến thần kinh mắt, có thể làm tổn thương thần kinh mắt không phục hồi, có thể dẫn tới tình trạng mù lòa ở người bệnh.

Khi quá trình đục của thủy thể tinh diễn ra quá lâu dễ khiến cho thủy thể tinh đục cứng và gây dính đồng tử và xuất hiện phản ứng viêm, mắt dễ bị thoái hóa, phẫu thuật trở nên khó khăn và khó hồi phục hơn.

Yếu tố nguy cơ gây đục thủy tinh thể

Các yếu tố làm tăng nguy cơ của bênh lý đục thủy tinh thể, bao gồm:

  • Tuổi cao
  • Đái tháo đường
  • Hút thuốc lá
  • Tiếp xúc quá mức với ánh sáng mặt trời
  • Béo phì
  • Tăng huyết áp
  • Tiền sử chấn thương mắt hay viêm nhiễm
  • Tiền sử phẫu thuật mắt
  • Sử dụng thuốc corticosteroid trong thời gian dài
  • Uống rượu bia quá mức

Điều trị

Hiện nay, đối với bệnh đục thủy tinh thể, phẫu thuật là phương pháp mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Phương pháp PHACO (Phacoemulsification) là phương pháp sử dụng dùng năng lượng sóng siêu âm để phá vỡ và hút thủy tinh thể đục ra ngoài qua một vết mổ nhỏ không cần khâu và thay vào đó bằng một thủy tinh thể nhân tạo khác, được gọi là ống kính nội nhãn (IOL), giúp khôi phục lại thị lực.

Đục thủy tinh thể
Phẫu thuật đục thủy tinh thể (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, phẫu thuật PHACO là một thủ thuật có nhiều ưu điểm:

  • An toàn, tỉ lệ thành công cao, ít để lại biến chứng
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng (5-7′)
  • Ít đau đớn cho người bệnh
  • Điều chỉnh được các tật khúc xạ

Phòng ngừa

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh có phương pháp để phòng ngừa hay làm chậm diễn biến của bệnh lý đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa mắt chỉ ra rằng thực hiện tốt các vấn đề dưới đây có thể giúp ích cho đôi mắt của bạn:

  • Kiểm tra mắt định kì: Giúp bạn tầm soát được các bệnh về mắt và điều trị sớm khi phát hiện các bất thường ở mắt, tránh dẫn tới tình trạng nghiêm trọng.
  • Ngừng hút thuốc
  • Theo dõi tốt các vấn đề về sức khỏe: Nên theo dõi việc điều trị của bạn nếu bạn có sử dụng các loại thuốc như thuốc tiểu đường, tăng huyết áp,… để tránh làm tăng nguy cơ của đục thủy tinh thể.
  • Chế độ ăn lành mạnh, nhiều trái cây và rau củ
  • Mang kính râm để bảo vệ mắt
  • Hạn chế việc sử dụng cồn

Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết về sức khỏe tại BlogAnchoi:

Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnchoi để cập nhật thêm những bài viết mới về vấn đề sức khỏe bạn nhé!

 

Sponsor
Xem thêm

Uốn ván: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Uốn ván là một bệnh lý phổ biến, xuất hiện ở mọi nơi và mọi lứa tuổi, là bệnh nhiễm trùng cấp tính do một loại vi khuẩn có tên Clostridium tetani gây ra bởi độc tố của chúng. Uốn ván có thể mắc phải ở bất cứ thời gian nào trong năm, có khả năng gây tử vong. ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn có hài lòng với nội dung bài này?
Có 2 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(