Uốn ván là một bệnh lý phổ biến, xuất hiện ở mọi nơi và mọi lứa tuổi, là bệnh nhiễm trùng cấp tính do một loại vi khuẩn có tên Clostridium tetani gây ra bởi độc tố của chúng. Uốn ván có thể mắc phải ở bất cứ thời gian nào trong năm, có khả năng gây tử vong. Vậy uốn ván có điều trị được không? Và phòng ngừa uốn ván bằng cách nào?

Bệnh uốn ván có nguy hiểm không ?

Uốn ván là một bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều thời điểm trong năm và ở mọi lứa tuổi, có thể dẫn đến tử vong do co cứng các cơ đặc biệt là cơ hô hấp. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh khó phòng ngừa và không có phương hướng điều trị. Do đó, để bảo đảm an toàn sức khoẻ bản thân và gia đình, trước tiên mỗi người cần có ý thức tiêm ngừa khi mang thai và sau khi sinh cho trẻ. Bên cạnh đó, cũng chú ý hướng xử trí đúng khi có các yếu tố nguy cơ nghi ngờ nhiễm uốn ván.

Nguyên nhân của uốn ván

Clostridium tetani – trực khuẩn, gram dương, yếm khí. Đây là tác nhân gây nên bệnh uốn ván. Chúng có khả năng gây bệnh sau 5 năm tồn tại trong đất vì chúng có khả năng tạo nha bào và nha bào uốn ván rất bền vững. Các dung dịch sát khuẩn như formalin, phenol có khả năng diệt nha bào của vi khuẩn uốn ván sau 8-10 tiếng.

Với những vết thương bị nhiễm trùng hoặc vết thương hở kết hợp với điều kiện thích hợp, nha bào của vi khuẩn uốn ván sẽ sinh sôi, phát triển và bắt đầu gây bệnh. Các bào tử của vi khuẩn uốn ván xâm nhập qua da, phát triển và tiết ra ngoại độc tố bám vào các đuôi sợi thần kinh, từ đó các tín hiệu hoá học từ não và tuỷ sống đến cơ bị ngăn chặn khi chất độc lan dần đến tuỷ sống và não bộ – cơ quan điều khiển cơ thể. Bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong do cơ bị co giật nặng.

Đối với trẻ sơ sinh, uốn ván thường do quá trình cắt và chăm sóc dây rốn trẻ không đảm bảo, bào tử vi khuẩn xâm nhập qua dây rốn và gây bệnh

Vi khuẩn uốn ván sống ở đâu?

Chủng vi khuẩn uốn ván tồn tại được khá lâu trong môi trường bên ngoài và có mặt ở mọi nơi, đặc biệt là các ổ chứa như:

  • Ruột của súc vật hoặc kể cả ở người: Vi khuẩn cư trú ở đây và bình thường không gây bệnh cho đối tượng mang nó
  • Đất và các đồ vật bị nhiễm phân súc vật hặc phân người

Những dấu hiệu và triệu chứng của uốn ván

Đối với những ca uốn ván thông thường: Co cứng cơ nhai và một số cơ ở mặt khiến bệnh nhân xuất hiện nét mặt “cười nhăn”. Bên cạnh đó, cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, cơ hô hấp cũng bị co cứng hoặc trong một số trường hợp bị co cứng vùng tổn thương hay còn gọi là co cứng cục bộ, có tiên lượng tốt hơn và tỉ lệ tử vong thấp.

Do các cơ không có khả năng co giãn như ban đầu nên tư thế bệnh nhân cũng xuất hiện những bất thường, tuỳ vào nhóm cơ co cứng chiếm ưu thế mà bệnh nhân sẽ có tư thế và triệu chứng đặc trưng (Tư thế ưỡn cong người hoặc phẳng như tấm ván hay cơ hô hấp bị ảnh hưởng gây khó thở,…).

bệnh uốn ván
Tư thế cong người do cơ cơ (nguồn: Internet)

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh: Bệnh thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau sinh, trẻ sẽ xuất hiện dấu hiệu cứng hàm, co cứng toàn thân khiến trẻ không bú được

Bên cạnh đó, việc cứng cơ mạnh, đột ngột và kéo dài dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như: đau cơ, rách cơ, gãy xương hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như sốt, nhức đầu, khó chịu, bồn chồn và các dấu hiệu bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu.

Nguy cơ mắc phải và đường lây truyền ?

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh uốn ván:

  • Những người suy giảm miễn dịch, thiếu miễn dịch do chưa tiêm ngừa uốn ván
  • Mô bị tổn thương
  • Sự xuất hiện của vi khuẩn gây nhiễm bệnh khác
  • Xuất hiện sưng tấy quanh vết thương
  • Vết thương đau buốt do bào tử
bệnh uốn ván
Yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván (nguồn: Internet)

Bệnh uốn ván không lây từ người sang người, chúng chỉ có thể bị nhiễm qua vết thương bị nhiễm trùng. Trong một số trường hợp tổ chức của cơ thể bị hoại tử hoặc dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo môi trường yếm khí cho bào tử sinh sôi và phát triển.

Xử trí nếu dẫm phải vật bẩn có thể gây uốn ván

Trong dân gian, người ta thường cho rằng dẫm đinh sắt gỉ sét thường gây ra uốn ván, tuy nhiên không phải chỉ mỗi đinh sắt có khả năng đó mà bất cứ vật nhiễm bẩn nào đi vào cơ thể chúng ta qua vết thương đều gây ra uốn ván. Do đó, cách xử trí nhanh nhất khi đẫm phải vật nhiễm bẩn là:

Nếu vết thương nông và nhỏ

  • Làm sạch và sát khuẩn vết thương: ngâm vết thương vào nước ấm và xà phòng trong 15 phút. Nếu vết thương có chảy máu tức là đã loại bỏ được vi trùng, sau đó bôi thuốc đỏ
  • Băng vết thương

Nếu vết thương sâu và rộng

Tránh để vật nhọn di chuyển hay đâm sâu hơn và di chuyển đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.

Chú ý: Không cố gắng để rút vật nhọn ra khỏi cơ thể

Điều trị bệnh uốn ván

Loại bỏ ngoại độc tố và ngăn chặn các cơn uốn ván là cách tốt nhất để điều trị có hiệu quả với bệnh uốn ván. Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán và điều trị, các xét nghiệm, cận lâm sàng ít có giá trị trong bệnh này.

Để có hướng điều trị hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên được đưa đến các trung tâm y tế trong thời gian sớm nhất để được hướng dẫn và điều trị.

Phòng ngừa uốn ván

Tiêm vaccin ngừa uốn ván là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Nên chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa uốn ván sơ sinh cho trẻ.

bệnh uốn ván
Tiêm ngừa uốn ván (nguồn: Internet)

Liều tiêm ngừa:

Đối với phụ nữ có thai: tối thiểu 2 liều vaccin cách nhau ít nhất 1 tháng và lần 2 được tiêm ngừa trước khi sinh 1 tháng. Những lần có thai sau cần tiêm nhắc lại trước khi sinh khoảng 1 tháng.

Đối với trẻ sơ sinh: sẽ được tiêm ngừa vaccin uốn ván kết hợp với một số loại vaccin khác, như: ho gà, bạch hầu,…

Với các trường hợp vết thương bị nhiễm bẩn, chứa dị vật có nguy cơ bị nhiễm uốn ván, nếu:

  • Vết thương nhẹ, có tiêm vaccin cách đây hơn 10 năm cần phải tiêm nhắc lại 1 liều.
  • Vết thương nặng và trong vòng 5 năm gần đây chưa tiêm vaccin uốn ván thì cần tiêm nhắc lại 1 liều uốn ván trong ngày bị thương.

Danh sách các địa điểm tiêm chủng uy tín

Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Pasteur HCM

Bệnh viện Từ Dũ

Trung tâm tiêm chủng VNVC

Hà Nội

Bệnh viện nhi Trung ương

Trung tâm tiêm chủng vacxin VNVC

Đà Nẵng

Trung tâm tiêm chủng vacxin VNVC Đà Nẵng

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết về sức khoẻ tại đây:

Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnchoi để tham khảo những bài viết hay về sức khỏe bạn nhé!

Xem thêm

Viêm thanh quản cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng bệnh

Viêm thanh quản cấp là bệnh lý rất hay gặp vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết bước sang mùa lạnh. Bệnh có thể chuyển từ cấp tính sang mạn tính nếu không được điều trị và quan tâm đúng cách, kịp thời. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận