Những người dùng điện thoại di động trước khi đi ngủ trong thời gian dài gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Không chỉ suy giảm chất lượng công việc, còn làm xuống cấp ngoại hình của chúng ta. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu và cải thiện thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ này nhé!
- Ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ
- Làm xáo trộn thời gian làm việc và nghỉ ngơi bình thường
- Ảnh hưởng đến thị lực
- Gây ra các biến dạng mãn tính như thoái hóa đốt sống cổ
- Da xỉn màu, nám da
- Dẫn đến tình trạng choáng váng đầu óc
- Dẫn đến tình trạng trì hoãn công việc, học tập trở nên trầm trọng hơn.
Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên tiện lợi hơn, sự xuất hiện của điện thoại di động đã khiến nhiều người phải kinh ngạc về sự tiện lợi và tốc độ mà công nghệ mang lại cho chúng ta. Điện thoại di động không phải là vật bất li thân của giới trẻ, mà nhiều người cao tuổi cũng “dán mắt” vào điện thoại trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người dành cả ngày cho điện thoại di động, thậm chí trước khi đi ngủ cũng phải xem vài phút. Bạn có nghĩ rằng sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ có hại cho sức khỏe của bạn? Câu trả lời là có hại.
Ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ
Nhiều người vẫn hay sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, nhất là khi xem một số nội dung hấp dẫn sẽ kích thích não bộ của chúng ta khiến não bộ luôn trong trạng thái hoạt động, làm chúng ta mất ngủ. Đặc biệt với những người khó ngủ hoặc ngủ chập chờn, chất lượng giấc ngủ giảm đi rất nhiều, dù có ngủ nhưng não và cơ thể vẫn chưa được nghỉ ngơi đầy đủ, đến ngày hôm sau chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Làm xáo trộn thời gian làm việc và nghỉ ngơi bình thường
Theo thời gian làm việc và nghỉ ngơi thông thường, sau khi làm việc vào buổi sáng thì ban đêm sẽ ngủ để tái tạo năng lượng. Tuy nhiên, nhiều người hiện nay có thói quen sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ vào buổi tối, chẳng hạn như lướt Facebook, Instagram, TikTok, Twitter và chơi game. Cứ đọc, cứ lướt, chúng ta không để ý đến việc thời gian trôi qua. Một hoặc hai giờ trôi qua như thế này làm trì hoãn thời gian làm việc và nghỉ ngơi bình thường ban đầu. Đôi khi chúng ta trở nên nghiện, không thể ngừng sử dụng điện thoại, sau đó sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học bình thường của cơ thể.
Ảnh hưởng đến thị lực
Trong hầu hết các trường hợp, ánh sáng ban đêm rất tối. Do đó, chúng ta cần tăng độ sáng của màn hình điện thoại khi sử dụng điện thoại trong môi trường như vậy. Nếu độ sáng cao sẽ kích thích mắt của chúng ta và gây ra thiệt hại không thể phục hồi. Ngoài ra, thói quen của chúng ta khi sử dụng điện thoại trên giường là tư thế nằm nghiêng sẽ gây áp lực nhất định lên một bên mắt của chúng ta, điều này sẽ khiến cho độ lệch của hai mắt chúng ta bị lệch. Do bị mất thị lực nên đôi khi chúng ta sẽ nhìn thấy có những bong bóng chồng lên nhau khi nhìn vào một số vật. Mắt sẽ sưng lên và nước mắt chảy vô thức, là do chúng ta nằm nghiêng gây áp lực cho mắt, dẫn đến kém tuần hoàn máu.
Gây ra các biến dạng mãn tính như thoái hóa đốt sống cổ
Như đã nói ở trên, khi chúng ta dùng điện thoại mà không chú ý đến tư thế của mình và có thói quen cúi cổ, cong lưng, lâu dần sẽ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Điều này đã được chứng minh bằng những số liệu của các bệnh viện xương khớp về những bệnh nhân bị thoái hóa đố sống cổ ở độ tuổi rất trẻ. Không phải do bốc vác, không phải do tai nạn, không phải do bạo hành, mà nguyên nhân chính là đến từ việc sử dụng điện thoại quá nhiều, quá lâu.
Da xỉn màu, nám da
Trong điều kiện thiếu ánh sáng, ánh sáng xanh của màn hình điện thoại chiếu vào da mặt chúng ta dễ khiến da mặt bị khô và gây bít tắc lỗ chân lông. Tại sao giới trẻ hiện nay mọc nhiều mụn? Đây chính là nguyên nhân gây ra mụn, lâu ngày sẽ khiến da mặt chúng ta xuống sắc, xỉn màu, tích tụ sắc tố melanin, một số người còn bị nám da.
Dẫn đến tình trạng choáng váng đầu óc
Việc thức khuya chơi điện thoại trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chúng ta mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái ngày hôm sau. Chúng ta có thể cảm thấy choáng váng nếu cố tỉnh táo vào ngày hôm sau. Làm việc trong trạng thái mơ mơ màng màng sẽ không tốt, điều này cũng làm cho các chức năng cơ thể suy giảm và giảm khả năng miễn dịch, làm cho não hoạt động chậm hơn bình thường, và do đó phản ứng của bạn cũng chậm hơn bình thường. Thậm chí là mất khả năng nhận thức.
Dẫn đến tình trạng trì hoãn công việc, học tập trở nên trầm trọng hơn.
Nhiều nhân viên văn phòng và sinh viên mắc chứng trì hoãn nghiêm trọng. Họ chọn cách trì hoãn công việc, trì hoãn bài học và trì hoãn mọi thứ cho đến khi đến thời hạn cuối. Mặc dù nhận khiển trách của sếp, điểm thấp của giáo viên nhưng họ không hề muốn cải thiện. Sau khi tốn phần lớn thời gian để chơi điện thoại trước khi đi ngủ, mặc dù bạn đặt báo thức rất kỹ cho mình, nhưng bạn vẫn không bao giờ có thể thức dây đúng giờ, và hiện tượng này sẽ ngày càng tồi tệ hơn nếu không chịu thay đổi thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngũ.
Bài viết khác bạn có thể quan tâm:
- Ngủ gật thường xuyên gây hại không ngờ tới sức khỏe
- 7 sản phẩm bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí báo động tại Việt Nam
Theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thông tin mới nhất nhé!
Thừa biết nhưng vẫn ko bỏ được 🙁
same here 🙁
phải tập ngủ sớm để sáng dậy tỉnh táo
phải tập ngủ sớm để sáng dậy tỉnh táo
bởi v phải hạn chế chơi đth thôi hic hic