Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 dễ lây lan hơn các biến thể trước đó, và đã nhanh chóng trở thành biến thể nguy hiểm nhất ở một số quốc gia. Một số báo cáo cho rằng vắc xin COVID-19 hiện nay có thể kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa Delta. Liệu liều vắc xin tăng cường có thể ngăn chặn sự lây lan của biến thể nguy hiểm này không?

Vắc xin và biến thể Delta: Cuộc chiến chưa có hồi kết

Trong vài tháng qua, biến thể Delta của SARS-CoV-2 đã phổ biến rộng rãi ở các nước trên thế giới, chiếm ưu thế ở nhiều nơi.

Sự lây lan nhanh chóng của nó gần đây đã khiến các quốc gia, chẳng hạn như Úc, phải tăng cường các biện pháp cách ly cộng đồng, vì biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn những biến thể đã có trước đó như Beta và trong một số trường hợp có dấu hiệu cho thấy nó vẫn có khả năng lây nhiễm cao dù đã tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19.

Biến thể Delta dễ lây lan hơn và là biến thể nguy hiểm nhất hiện nay (Ảnh: Internet).
Biến thể Delta dễ lây lan hơn và là biến thể nguy hiểm nhất hiện nay (Ảnh: Internet).

Giáo sư Sir Andrew Pollard, người đứng đầu Nhóm vắc xin Oxford – công ty đã đóng góp vào sự phát triển của vắc xin Oxford-AstraZeneca, thậm chí còn nhận xét rằng: theo ý kiến ​​của ông, biến thể Delta có khả năng lây truyền cao đã khiến việc đạt được miễn dịch cộng đồng trở nên bất khả thi.

Ông nói với The Guardian: “Biến thể Delta sẽ vẫn lây nhiễm cho những người đã được tiêm chủng. Và điều đó có nghĩa là bất kỳ ai vẫn chưa được tiêm chủng tại một thời điểm nào đó sẽ nhiễm vi-rút mà chúng ta lại không có bất kỳ thứ gì có thể ngăn chặn hoàn toàn sự lây truyền đó“.

Ngoài ra, dữ liệu gần đây cũng cho thấy khả năng miễn dịch do vắc-xin COVID-19 cung cấp mất dần đáng kể theo thời gian, điều này cũng có nghĩa là những người được tiêm chủng vẫn có khả năng dễ bị nhiễm virus hơn.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học và công ty dược phẩm lập luận rằng liều tăng cường (mũi tiêm thứ 3) của một số loại vắc xin COVID-19 được sử dụng hiện nay có thể ngăn chặn biến thể Delta một cách hiệu quả.

Nhưng cho đến nay bằng chứng vẫn chưa rõ ràng, và các quốc gia trên toàn thế giới phản ứng như thế nào với quan điểm tiêm mũi thứ 3 trong chiến dịch tiêm chủng COVID-19 của họ?

Dữ liệu sơ bộ về liều vắc xin COVID-19 tăng cường

Trong khi dữ liệu về hiệu quả của vắc-xin COVID-19 chống lại biến thể Delta vẫn chưa nhiều, một số công ty sản xuất và phân phối vắc-xin COVID-19 đã thông báo rằng các thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy hiệu quả của chiến lược này.

Theo báo cáo quý II năm 2021 của Pfizer, việc tiêm thêm một liều vắc-xin COVID-19 tăng cường của hãng sau khi đã tiêm 2 liều ban đầu sẽ làm tăng lượng kháng thể chống biến thể Delta lên gấp 5 lần ở những người từ 18 đến 55 tuổi và gấp 11 lần ở những người 65–85 tuổi.

Tiêm thêm một liều vắc-xin COVID-19 tăng cường sẽ làm tăng lượng kháng thể (Ảnh: Internet).
Tiêm thêm một liều vắc-xin COVID-19 tăng cường sẽ làm tăng lượng kháng thể (Ảnh: Internet).

Để trả lời những thắc mắc, người phát ngôn của Pfizer giải thích rằng “kết luận này dựa trên dữ liệu ban đầu từ quá trình thử nghiệm tiêm tăng cường đang diễn ra đối với liều thứ 3 của vắc xin BNT162b2 hiện tại và các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.”

Thử nghiệm liều tăng cường được xây dựng dựa trên thử nghiệm giai đoạn 1/2/3 và là một phần trong chiến lược phát triển lâm sàng của công ty nhằm xác định hiệu quả của liều thứ 3 chống lại các biến thể đang phát triển.

Liều tăng cường thứ ba này sẽ giống với hai liều của vắc-xin Pfizer hiện được sử dụng. Tuy nhiên hãng này cũng đang thử nghiệm và sẽ cho ra liều vắc xin “cập nhật” được thay đổi để nhắm chính xác vào biến thể Delta.

Hãng Moderna cũng nói rằng mũi tiêm vắc-xin COVID-19 tăng cường của họ sẽ có thể khiến cho biến thể Delta khó có thể “tác quái”. Thông báo này được đưa ra trong báo cáo tài chính quý 2 của họ, trong đó nói rằng “các phản ứng kháng thể khó chịu đã được quan sát thấy từ các mũi tăng cường Moderna hiện có chống lại COVID-19 trong các nghiên cứu giai đoạn 2.

Báo cáo cũng nêu rõ: “Trong một nghiên cứu giai đoạn 2, tiêm 50 microgam mũi thứ 3 của 3 loại vắc xin Moderna mRNA khác nhau đã tạo ra các phản ứng kháng thể mạnh mẽ chống lại các biến thể quan trọng đáng quan tâm, bao gồm Gamma (P.1); Beta (B.1.351); và Delta (B.1.617.2).

Các mũi tiêm tăng cường đã được cho phép chưa?

Sau những phát hiện này, cả Pfizer và Moderna đều đang xin cấp phép cho các mũi tiêm tăng cường từ các quốc gia đã chấp nhận vắc xin COVID-19 của họ.

Cho đến nay, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép tiêm mũi tăng cường thứ 3 của cả Pfizer và Moderna – nhưng chỉ dành cho những người bị suy giảm miễn dịch và do đó có nguy cơ lây nhiễm cao hơn với các biến thể mới xuất hiện.

WHO kêu gọi tạm dừng các mũi tiêm tăng cường (Ảnh: Internet).
WHO kêu gọi tạm dừng các mũi tiêm tăng cường (Ảnh: Internet).

Israel gần đây cũng đã cho phép phân phối mũi thứ 3 của vắc-xin Pfizer dành cho “những người trên 50 tuổi, nhân viên y tế, những người có các yếu tố nguy cơ nghiêm trọng đối với coronavirus, tù nhân và quản giáo.”

Trong khi đó Vương quốc Anh vẫn chưa cấp phép tiêm mũi tăng cường. Các báo cáo không chính thức cho thấy họ đã đặt mua hàng triệu liều tăng cường cho chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 vào mùa thu năm 2022.

WHO kêu gọi tạm dừng mũi tiêm tăng cường

Trong khi mũi tiêm tăng cường có thể bảo vệ tốt hơn trước các biến thể mới của SARS-CoV-2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bày tỏ lo ngại rằng việc phân phối nhanh các liều vắc xin thứ 3 ở các nước thu nhập cao sẽ tiếp tục góp phần vào “chủ nghĩa dân tộc vắc xin” và nới rộng khoảng cách tiêm chủng so với các nước thu nhập thấp và trung bình.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, cho biết trong cuộc họp báo ngày 4/8: “Tôi hiểu mối quan tâm của tất cả các chính phủ trong việc bảo vệ người dân của họ khỏi biến thể Delta. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận các quốc gia đã sử dụng hầu hết nguồn cung vắc xin toàn cầu lại muốn sử dụng nhiều hơn nữa.

Trong nỗ lực cố gắng phá vỡ khoảng cách ngày càng gia tăng này, WHO đã yêu cầu các quốc gia có thu nhập cao đi đầu trong lĩnh vực phát triển và phân phối vắc xin không cung cấp thêm bất kỳ liều tăng cường nào cho đến tháng 9 năm 2021.

Tiến sĩ Tedros nhấn mạnh rằng chúng ta cần thay đổi ngay lập tức: thay vì phân phối phần lớn vắc xin cho các nước thu nhập cao thì phải ưu tiên phần lớn cho các nước thu nhập thấp.

Nhiều nước thu nhập thấp vẫn chưa có đủ vắc xin (Ảnh: Internet).
Nhiều nước thu nhập thấp vẫn chưa có đủ vắc xin (Ảnh: Internet).

Khi nào thì liều vắc xin COVID-19 tăng cường là cần thiết?

Phát biểu với tạp chí Nature, Tiến sĩ Laith Jamal Abu-Raddad, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Weill Cornell Medicine – Qatar, cho rằng lợi ích của liều tăng cường bổ sung cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ là rất ít.

Giáo sư Robert Aldridge, một nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm từ Đại học College London ở Anh, có suy nghĩ thận trọng hơn. Theo ông, việc các nhà lãnh đạo có cho phép tiêm tăng cường trong tương lai gần hay không sẽ là một quyết định khó khăn, “và nó gần như chắc chắn sẽ phải được thực hiện dựa trên bằng chứng chưa đầy đủ,” trong lúc các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu lợi ích thực sự của liều vắc xin tăng cường.

Mời bạn xem thêm:

Nhớ theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm tin tức về sức khỏe bạn nhé!

Xem thêm

Bạch tạng là gì? Tại sao lại có người bạch tạng?

Bạch tạng là một tình trạng di truyền hiếm gặp do đột biến của một số gene ảnh hưởng đến lượng melanin mà cơ thể sản xuất. Melanin kiểm soát sắc tố (màu sắc) của da, mắt và tóc của bạn. Những người bị bạch tạng có màu da, mắt và tóc vô cùng nhợt nhạt. Họ có nhiều ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận