Hiện có hàng ngàn loại tiền điện tử được giao dịch trên thị trường, nhưng không phải tất cả đều có giá trị như nhau. Một nhóm nhỏ các đồng tiền đã vươn lên dẫn đầu, có sức ảnh hưởng lớn và được các nhà đầu tư săn đón hơn hết. Hãy cùng xem những đồng tiền điện tử nào là quan trọng nhất hiện nay nhé.

1. Bitcoin (BTC)

Không ngạc nhiên khi Bitcoin đứng đầu danh sách này, nhưng giá trị của nó không chỉ nằm ở sự nổi tiếng.

Năm 2009, một người ẩn danh lấy tên Satoshi Nakamoto đã tạo ra Bitcoin – loại tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, mở ra một phương thức tài chính mới. Bitcoin thuộc loại tiền điện tử proof-of-work (bằng chứng công việc), lúc mới ra mắt có giá trị gần như bằng 0, nhưng ở thời điểm hiện tại 1 Bitcoin có giá hơn 28.000 USD.

Bitcoin là tiền điện tử đầu tiên được tạo ra trên thế giới (Ảnh: Internet)
Bitcoin là tiền điện tử đầu tiên được tạo ra trên thế giới (Ảnh: Internet)

Như vậy đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới hiện là đồng tiền phổ biến nhất và có giá trị cao nhất. Bitcoin đã đạt được nhiều cột mốc quan trọng trước bất kỳ loại tiền điện tử nào khác, nhưng nó không còn độc chiếm thị trường như trước nữa. Hiện nay có rất nhiều loại tiền điện tử cung cấp nhiều tính năng hơn Bitcoin, bao gồm cả đồng tiền tiếp theo trong danh sách này: Ethereum.

2. Ethereum (ETH)

Ethereum được tạo ra vào năm 2015 và thuộc loại tiền điện tử proof-of-work giống như Bitcoin, nhưng sau đó chuyển sang cơ chế đồng thuận mới hơn là proof-of-stake vào tháng 9 năm 2022.

Tiền điện tử Ethereum chỉ đứng sau Bitcoin về độ phổ biến (Ảnh: Internet)
Tiền điện tử Ethereum chỉ đứng sau Bitcoin về độ phổ biến (Ảnh: Internet)

Điểm khác biệt so với Bitcoin là Ethereum từ lâu đã hỗ trợ việc tạo các dự án và token trên blockchain của nó. Thậm chí một số đồng tiền điện tử khác được nêu trong bài này như Tether và Chainlink cũng được phát triển dựa trên Ethereum (hoặc token ERC-20).

Sự phổ biến của Ethereum được tăng thêm nhờ việc sử dụng các hợp đồng thông minh. Đó là các chương trình máy tính có khả năng tự động thực hiện các thỏa thuận miễn là đáp ứng một số điều kiện cụ thể, giúp loại bỏ các bên trung gian và giảm chi phí cũng như nguồn lực cần dùng.

Ethereum cũng hỗ trợ các tài sản ảo NFT dưới dạng token ERC-721, giúp nó được sử dụng rộng rãi hơn nữa và đặc biệt là trong ngành công nghiệp NFT. Các NFT có thể được đúc, lưu trữ và mua bán thông qua Ethereum, dẫn đến xuất hiện nhiều bộ sưu tập NFT nổi tiếng dựa trên Ethereum.

Ở thời điểm hiện tại, một đồng Ethereum có giá trị hơn 1.800 USD và là đồng tiền điện tử phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau Bitcoin.

3. Tether (USDT)

Không giống như phần lớn các loại tiền điện tử khác trên thị trường, Tether thuộc loại stablecoin, nghĩa là giá trị của nó ít biến động hơn so với các đồng tiền thông thường như Bitcoin và Ethereum.

Đồng Tether (USDT) được gắn với đồng đô la Mỹ, nghĩa là 1 USDT có giá trị xấp xỉ 1 USD. Trên thực tế rất hiếm khi Tether có giá trị chính xác là 1 USD, nhưng thường rất gần với con số này. Ví dụ ở thời điểm hiện tại 1 USDT trị giá 0,9996 USD.

Tether có giá trị ổn định xấp xỉ 1 USD (Ảnh: Internet)
Tether có giá trị ổn định xấp xỉ 1 USD (Ảnh: Internet)

Việc cố ý giữ giá trị của đồng tiền điện tử ở mức thấp như vậy có vẻ vô lý, nhưng Tether cũng như các loại stablecoin khác được tạo ra nhằm mục đích giữ mức giá ổn định lâu dài. Tether không phải là stablecoin đầu tiên xuất hiện, mà đó là BitUSD ra mắt vào năm 2014 nhưng hiện không còn tồn tại trên thị trường. Tuy vậy Tether đã trở thành stablecoin nổi tiếng nhất hiện nay cùng với USDCoin và đã cho thấy các stablecoin có tầm quan trọng như thế nào.

4. BNB Coin (BNB)

BNB Coin trước đây có tên là Binance Coin, là đồng tiền điện tử có đặc điểm tương tự như Ethereum. Nó đã trải qua lần đổi tên vào năm 2022 trong bối cảnh Binance cố gắng giữ cho sàn giao dịch Binance và Binance Coin vẫn là những thực thể riêng biệt.

BNB Coin là trung tâm của BNB Smart Chain, một hệ thống blockchain cho phép người dùng phát triển dự án, tạo ra các đồng tiền điện tử, khai thác và bán NFT. BNB Smart Chain trước đây có tên là Binance Smart Chain, thường được kỳ vọng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Ethereum, đặc biệt là trong việc sử dụng hợp đồng thông minh.

5. Monero (XMR)

Ưu điểm hấp dẫn của Monero là nó được thiết kế tập trung vào quyền riêng tư cho người dùng. Không giống như hầu hết các loại tiền điện tử khác, Monero không tiết lộ địa chỉ và số tiền giao dịch, giúp người dùng hoàn toàn ẩn danh khi thực hiện giao dịch.

Tiền điện tử Monero (Ảnh: Internet)
Tiền điện tử Monero (Ảnh: Internet)

Sử dụng các công cụ bảo mật như RingCT, chữ ký vòng và địa chỉ ẩn, Monero đảm bảo giữ kín tất cả thông tin giao dịch của người dùng. Cách thức hoạt động của Monero rất phức tạp nhưng điều quan trọng là nó bắt buộc ẩn danh cho tất cả người dùng. Điều này khiến Monero trở thành một lựa chọn hấp dẫn trên dark web, nơi mọi người không muốn để lộ bất kỳ dấu vết nào của mình trên mạng. Nhưng về bản chất, Monero được tạo ra dành cho những người bình thường muốn đảm bảo quyền riêng tư khi lên mạng.

6. Bitcoin Cash (BCH)

Mặc dù có tên gọi giống Bitcoin nhưng Bitcoin Cash có nhiều điểm khác biệt và được tạo ra với mục đích riêng.

Bitcoin Cash ra đời năm 2017 thông qua một đợt chia tách hard fork Bitcoin, nhằm khôi phục lại mục đích ban đầu của Bitcoin là xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử phi tập trung. Những người dùng Bitcoin Cash cho rằng bản thân Bitcoin không còn khả năng làm được điều đó nữa, vì mức độ phổ biến của nó dẫn đến thời gian chờ giao dịch lâu và phí giao dịch cao, trong khi hoạt động thanh toán cần nhanh gọn.

Bitcoin Cash giải quyết vấn đề này bằng cách quy định kích thước khối lớn hơn. Trong khi Bitcoin có kích thước khối rất nhỏ là 1 MB (về bản chất là 4 MB), thì Bitcoin Cash có kích thước khối lớn hơn nhiều là 32 MB. Việc kết hợp nhiều giao dịch hơn trong mỗi khối có thể giúp tăng tốc quá trình xử lý, đồng thời mức phí giao dịch thấp hơn của Bitcoin Cash cũng giúp nó được nhiều người lựa chọn hơn so với Bitcoin.

7. Polkadot (DOT)

Logo của tiền điện tử Polkadot (Ảnh: Internet)
Logo của tiền điện tử Polkadot (Ảnh: Internet)

Tầm quan trọng của Polkadot trong thị trường tiền điện tử đến từ một số yếu tố, ví dụ như các cuộc đấu giá parachain. Với DOT, người dùng có thể ra giá cho một dự án để trở thành parachain của riêng mình trong hệ sinh thái Polkadot. Bản thân các dự án cũng bơm tiền để giành chiến thắng trong cuộc đấu giá. Dự án nào thắng đấu giá sẽ nhận được parachain của riêng mình và số tiền đưa ra trong cuộc đấu giá sẽ được trả lại cho người dùng. Điều này cho phép người dùng trên blockchain có thể góp phần quyết định dự án nào nhận được hỗ trợ nhiều nhất từ cộng đồng.

Khả năng của Polkadot có thể kết nối nhiều hệ thống blockchain và vượt qua các rào cản giao tiếp cũng mang lại cho nó lợi thế đáng kể so với nhiều blockchain phổ biến khác.

8. Zcash (ZEC)

Giống như Monero, Zcash cũng là một đồng tiền điện tử đảm bảo quyền riêng tư cho người dùng, nhưng được ra mắt sau Monero gần 2 năm.

Tiền điện tử Zcash (Ảnh: Internet)
Tiền điện tử Zcash (Ảnh: Internet)

Điểm đặc biệt của Zcash là bạn có thể chọn sử dụng địa chỉ công khai hay địa chỉ riêng tư khi thực hiện giao dịch. Điều này giúp người dùng có thể điều chỉnh mức độ ẩn danh của mình theo nhu cầu cá nhân. Đối với Monero bạn phải hoàn toàn ẩn danh, nhưng với Zcash bạn có thể thay đổi giữa minh bạch và ẩn danh, tạo ra sự cân bằng lý tưởng.

Chainlink là một giao thức blockchain dựa trên Ethereum với một loại tiền điện tử riêng được gọi là LINK. Mặc dù mạng Chainlink tồn tại trên một blockchain có sẵn nhưng nó vẫn được công nhận là một trong những oracle blockchain đầu tiên.

Oracle là hệ thống giúp các blockchain giao tiếp với các nguồn bên ngoài. Mục đích chính của chúng là lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu bên ngoài, vốn là một thách thức đã tồn tại từ lâu trong công nghệ blockchain. Sau đó dữ liệu bên ngoài được liên kết với các hợp đồng thông minh của Chainlink, cho phép các giao dịch được thực hiện dựa trên thông tin thực tế gần đây.

10. VeChain (VET)

VeChain (hay VeChainThor) là một blockchain thuộc Lớp 1 sử dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) để đơn giản hóa các quy trình chuỗi cung ứng đồng thời tiết kiệm năng lượng. Trên thực tế công nghệ blockchain đã được triển khai trong nhiều lĩnh vực và thị trường chuỗi cung ứng cũng không ngoại lệ.

Blockchain giúp thông tin được lưu trữ theo cách phi tập trung và do đó trở nên minh bạch, nghĩa là không bên nào nắm quyền kiểm soát các dữ liệu quan trọng. Điều này có thể làm cho các quy trình của chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn, cho phép tất cả các bên truy cập thông tin cần thiết trong một môi trường an toàn.

Bên cạnh VET là đồng tiền điện tử chính, hệ sinh thái VeChain còn có một token khác là VeChain Thor Energy (VTHO). Nó được dùng để thanh toán cho mức tiêu thụ năng lượng của VeChain trên mỗi giao dịch, tương tự như ETH được dùng để trả phí gas trong blockchain của Ethereum.

11. XRP

Tiền điện tử XRP (Ảnh: Internet)
Tiền điện tử XRP (Ảnh: Internet)

XRP được phát triển bởi Ripple và xuất hiện khá sớm trên thị trường tiền điện tử. Ra mắt vào năm 2012, XRP đã trải qua một số rắc rối pháp lý trong những năm qua nhưng điều đó không làm giảm tầm quan trọng của nó trên thị trường.

Điều đặc biệt của XRP là nó có thể giúp các tổ chức tài chính xử lý các khoản thanh toán một cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí. Đó là bởi XRP hoạt động như một loại tiền tệ cầu nối giữa hai loại tiền tệ khác. Điều này có thể làm cho quá trình thanh toán xuyên biên giới trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi cho cả doanh nghiệp và cá nhân muốn gửi tiền ra nước ngoài.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Điều gì sẽ xảy ra khi một sàn giao dịch tiền điện tử sụp đổ?

Thị trường tiền điện tử tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư khi các sàn giao dịch lưu trữ lượng tiền kỹ thuật số của người dùng trị giá hàng tỷ đô la. Nhưng có một tình huống khủng khiếp mà bất cứ ai cũng sợ hãi khi nghĩ đến: điều gì sẽ xảy ra ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận