Khác với giới trẻ tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, người trẻ tại Việt Nam rất ngại mua bảo hiểm. Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt này? Câu trả lời có trong phần nội dung bên dưới.

Ở các quốc gia Đông Á, mỗi người dân đều sở hữu 1-4 hợp đồng bảo hiểm, trong khi ở Việt Nam trung bình cứ 100 người thì chỉ khoảng 8 người có hợp đồng bảo hiểm. Có thể thấy, người Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng vẫn rất ngần ngại mua bảo hiểm nếu đó không phải là lựa chọn bắt buộc, chẳng hạn như bảo hiểm y tế dành cho học sinh, sinh viên. Trong bài viết này, BlogAnChoi sẽ làm rõ những lý do dẫn đến thái độ thờ ơ đó.

Ý nghĩ tránh né về bệnh tật khi còn trẻ: “Chắc nó chừa mình ra!

Tất cả chúng ta đều hiểu rõ quy luật “sinh-lão-bệnh-tử” là lẽ tất yếu, vì vậy, nhiều bạn trẻ không lo nghĩ nhiều về vấn đề sức khỏe ở độ tuổi này, như thể “chuyện đến đâu hay đến đó“. Đây là một ví dụ điển hình của kiểu thiên kiến nhận thức, nhằm né tránh thông tin tiêu cực thay vì đối mặt với nó. Có lẽ chỉ khi đổ bệnh nặng đến mức nhập viện, những người trẻ mới nhận ra “cột sống” của mình không ổn chút nào.

Người trẻ rất ngại mua bảo hiểm dù họ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe (Ảnh: Internet)
Người trẻ rất ngại mua bảo hiểm dù họ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe (Ảnh: Internet)

Hơn nữa, thực tế đã chứng minh giới trẻ có thể mắc bệnh của người già. Theo Tiến sĩ Sara Imarisio ở Viện nghiên cứu Alzheimer (Anh), tuổi già không phải lý do duy nhất dẫn đến căn bệnh Alzheimer. Nói chính xác, nhiều căn bệnh thể chất gây tổn thương cho não mới là nguyên nhân chính. Hoặc người trẻ có thể bị viêm khớp dạng thấp vì đây là bệnh tự miễn nên có thể “tấn công” bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào.

Nỗi sợ chiếm ưu thế, hơn là những lợi ích mà bảo hiểm mang lại

Đầu tiên, theo thuyết triển vọng (Prospect Theory), con người vốn nhạy cảm với sự mất mát. Vì vậy khi nhắc đến bảo hiểm, giới trẻ thường sợ “mất tiền” thay vì nhìn thấy cơ hội “được bảo vệ”. Tuy nhiên, bảo hiểm không giống như trò cá cược giữa người mua và công ty bảo hiểm. Mặc dù khách hàng phải bỏ ra một số tiền định kỳ để đề phòng một biến cố mà họ không biết là nó có xảy ra hay không, nhưng sau cùng công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả tiền cho người mua, hoặc người thân sẽ được thụ hưởng số tiền đó.

Việc mua bảo hiểm thực sự không giống như đánh cược (Ảnh: Internet)
Việc mua bảo hiểm thực sự không giống như đánh cược (Ảnh: Internet)

Thứ hai, nếu không phải vì nỗi lo “mất tiền” thì có lẽ giới trẻ cũng được những người thân lớn tuổi khuyên bảo kiểu “mua bảo hiểm lỗ lắm“. Lời nhận định sai lầm đó xuất phát từ việc xem bảo hiểm như là một loại tài sản để đầu tư. Tuy nhiên nói một cách chính xác thì bảo hiểm không phải là tài sản, mà là tấm khiên vững chắc giúp bạn yên tâm kiếm tiền, để sở hữu nhiều loại tài sản có giá trị, mà không lo vấn đề sức khỏe.

Thứ ba, chuyện mua bảo hiểm trong thời đại ngày nay không còn xa tầm với của những người trẻ. Có rất nhiều gói bảo hiểm khác nhau, từ 7 triệu VNĐ cho đến 50 triệu VNĐ/năm để các bạn trẻ có thể lựa chọn tùy theo khả năng tài chính của mình. Nếu tính chi phí mà người trẻ cần bỏ ra cho bảo hiểm trong mỗi tháng thì chắc hẳn các bạn độc giả sẽ rất bất ngờ vì số tiền bảo hiểm hóa ra không hề cao như các bạn nghĩ. Chẳng hạn như với gói bảo hiểm 7 triệu VNĐ/năm, bạn chỉ phải đóng trung bình 500-600 nghìn VNĐ vào mỗi tháng, chỉ tương đương giá của 10 ly trà sữa.

Đừng ngại mua bảo hiểm vì đó là tấm khiên giúp bạn an tâm làm việc kiếm tiền, mà không cần lo vấn đề sức khỏe (Ảnh: Internet)
Đừng ngại mua bảo hiểm vì đó là tấm khiên giúp bạn an tâm làm việc kiếm tiền, mà không cần lo vấn đề sức khỏe (Ảnh: Internet)

Cảm giác khó chịu khi gặp phải những cuộc gọi chào hàng làm phiền

Do bảo hiểm là sản phẩm mang giá trị lớn nên việc gọi điện chào hàng vẫn là hình thức marketing phổ biến cho sản phẩm này. Tuy đây là một trong những cách làm giúp tăng độ nhận diện cho các gói bảo hiểm nhưng cũng vô tình khiến không ít người có ác cảm với chúng.

Nhiều người trẻ không thích mua bảo hiểm vì bị gọi điện làm phiền (Ảnh: Internet)
Nhiều người trẻ không thích mua bảo hiểm vì bị gọi điện làm phiền (Ảnh: Internet)

Khi khách hàng nhận được quá nhiều cuộc gọi chào mời một sản phẩm nào đó, họ rất dễ nảy sinh tâm lý phản kháng (psychological reactance). Não bộ coi đây là mối đe dọa tới quyền tự do lựa chọn của họ. Nói cách khác, việc được chào mời thường xuyên khiến khách hàng có cảm giác bị ép buộc, khiến người ta không muốn mua bảo hiểm.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Những yếu tố có thể khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái trong năm 2023

Nền kinh tế toàn cầu đã trải qua một năm khó khăn, với lạm phát cao trong nhiều thập kỷ đã làm giảm chi tiêu sau phong tỏa và buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất cho vay với tốc độ chưa từng có để kiểm soát. Mặc dù đã phần nào thành công trong việc ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận