Quyết định của Mark Zuckerberg được ca ngợi là sáng suốt khi mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD và tuyên bố sẽ phát triển mạng xã hội này một cách độc lập. Mark Zuckerberg cho rằng trải nghiệm của Gen Z trên hai nền tảng này sẽ bổ sung cho nhau, vì vậy Mark muốn phát triển Instagram độc lập thay vì cố gắng tích hợp mọi thứ vào nền tảng Facebook. Marketing cho Gen Z trên hai nền tảng này cũng có nhiều khác biệt.

Từ một mạng xã hội chia sẻ ảnh chỉ có vỏn vẹn 13 nhân sự và 30 triệu người dùng, Instagram giờ đây đã lọt top 10 ứng dụng được truy cập nhiều nhất trên thế giới. Thậm chí có phỏng đoán cho rằng Instagram sẽ “thắng thế” Facebook về tiềm năng tiếp thị trong tương lai. Vậy Instagram có những ưu điểm vượt trội gì so với Facebook, bạn hãy cùng BlogAnChoi xem xét sự khác biệt giữa hai mạng xã hội này thông qua 3 đặc điểm quan trọng sau đây nhé!

1. Nhân khẩu học

Theo số liệu thống kê tính đến tháng 4/2022, 70,8% người dùng toàn cầu của Instagram đều ở độ tuổi từ 34 trở xuống. Trong khi đó, Facebook có tệp người dùng rộng hơn. Nếu 31% người dùng Facebook ở độ tuổi từ 25 đến 34 thì gần 60% người dùng ở độ tuổi 25-54.

Đối tượng sử dụng Instagram và Facebook có nhiều điểm khác biệt (Ảnh: Internet)
Đối tượng sử dụng Instagram và Facebook có nhiều điểm khác biệt (Ảnh: Internet)

Người dùng trẻ tuổi ưa chuộng Instagram vì đây là thế giới của những ý tưởng sáng tạo và là nơi có thể định hướng phong cách sống phù hợp với họ. Vì vậy nền tảng này thu hút những người dùng muốn trở thành influencer, là nơi họ có thể phô diễn tính cách và sở thích của mình. Còn Facebook được cho là phổ biến đối với tệp người lớn tuổi. Mặt khác, tệp người dùng rộng của Facebook sẽ giúp ích cho các thương hiệu muốn nhắm mục tiêu đến nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.

2. Thuật toán

Để nguồn tin ưa thích của khách hàng không bị vùi lấp dưới những thông tin mới mẻ nhưng chẳng liên quan, các nền tảng truyền thông mạng xã hội đã phát triển thuật toán cung cấp cho người dùng nguồn thông tin mà họ muốn, kèm theo những thông tin liên quan khác ở đầu bảng tin. Cả hai nền tảng Instagram và Facebook đều đang áp dụng kiểu thuật toán này, nhưng giữa hai nền tảng vẫn có một số khác biệt. Cụ thể là:

Instagram sẽ ưu tiên những bài đăng có các đặc điểm sau

  • Mức độ liên quan: Một bài đăng được đánh giá là có liên quan đến nội dung người dùng tìm kiếm hay không tùy thuộc vào giá trị và sự mới mẻ của nó.
  • Thời gian xem một bài đăng: Các bài đăng phải được người dùng xem trong thời gian dài nhất định.
  • Mối quan hệ: Các nội dung được đăng từ tài khoản mà người dùng thường xuyên tương tác.
  • Lượt tìm kiếm: Những tài khoản có xếp hạng tìm kiếm cao.
  • Lượt chia sẻ: Những tài khoản có nhiều lượt chia sẻ từ người dùng.
Instagram sắp xếp các bài đăng theo một thứ tự ưu tiên nhất định (Ảnh: Internet)
Instagram sắp xếp các bài đăng theo một thứ tự ưu tiên nhất định (Ảnh: Internet)

Facebook sẽ ưu tiên những bài đăng có đặc điểm sau

  • Bạn bè và gia đình: Bài đăng của bạn bè xuất hiện đầu bảng tin.
  • Tương tác: Bài đăng có nhiều lượt thích, bình luận và chia sẻ.
  • Nội dung trực quan: Bài đăng có hình ảnh và video xu hướng. Các bài viết chỉ có văn bản sẽ không được ưu tiên.
Facebook sắp xếp các bài đăng theo thứ tự ưu tiên khác với Instagram (Ảnh: Internet)
Facebook sắp xếp các bài đăng theo thứ tự ưu tiên khác với Instagram (Ảnh: Internet)

3. Chi phí quảng cáo

Cả Facebook và Instagram đều sử dụng dữ liệu để phân tích hành vi, sở thích của người dùng, từ đó hỗ trợ thương hiệu hiển thị quảng cáo đến những người dùng phù hợp. Tuy nhiên, hai nền tảng mạng xã hội này có mức chi phí không giống nhau.

Facebook thường mang lại giá trị tốt hơn cho các nhà quảng cáo dựa trên mỗi lượt nhấp (Click). Một nghiên cứu từ Social Insider cho thấy CPC (Cost Per Click, tạm dịch là giá trị mà thương hiệu phải trả sau mỗi lần người dùng kích chuột vào quảng cáo) trên Facebook là 0,49 USD trong khi đó CPC trên Instagram là 1,09 USD.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Những yếu tố tâm lý chính quyết định hành vi mua hàng của khách hàng

Hành vi mua hàng của người dùng chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố, bao gồm cảm xúc mà thương hiệu tạo ra từ thông điệp của quảng cáo. Đó là lý do thương hiệu chỉ thực sự “ăn điểm” trong mắt của khách hàng khi nội dung tiếp thị đánh trúng tâm lý của họ.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận