Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp (Industrial) ra đời từ những năm đầu thế kỉ 20 tại Tây Âu, xuất phát từ việc chuyển đổi các không gian công nghiệp và nhà máy thành những căn hộ, văn phòng, hay những không gian sống độc đáo. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ những điều độc đáo bên trong nó, những đặc điểm khơi gợi mà phong cách này mang lại. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu kĩ hơn về phong cách thiết kế nội thất công nghiệp nhé!
Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp – không gian sống hiện đại, độc đáo và phá cách
Như đã đề cập ở trên, phong cách thiết kế nội thất công nghiệp ra đời vào những năm đầu thế kỉ 20 tại Tây Âu – khi các nhà máy, văn phòng, căn hộ bỏ hoang nhiều. Dần dần về sau khi nhu cầu ăn ở của người dân tăng lên, không còn chỗ sinh hoạt, họ buộc phải tái định cư ngay cả các khu vực bỏ hoang này. Dựa trên những kiến trúc sẵn có còn tồn đọng, các kiến trúc sư đã tận dụng nó và sáng tạo nên những không gian sống cực kị độc đáo. Tuy nó thô sơ và có phần đơn giản vì cố gắng che đi những sự cũ kĩ của kiến trúc cũ nhưng phong cách thiết kế nội thất công nghiệp lại gây ấn tượng bởi sự mới mẻ, khác biệt mà chính cách nó tạo ra mang lại.
Các đặc điểm chính của phong cách thiết kế nội thất Industrial
Tận dụng tường thô để thiết kế (kiến trúc mở)
Để tạo ra những không gian từ căn hộ, ngôi nhà, nhà máy cũ thành những không gian sống tuyệt vời, các nhà thiết kế đã tận dụng ngay các bức tường thô vẫn còn sót lại và bắt đầu tinh chỉnh ngay trên đó. Nào là gia cố một số chỗ bị thủng, sơn lại màu sắc sao cho bắt mắt, ai sáng tạo hơn có thể lắp đặt thêm các đường ống nước chạy quanh để tạo điểm nhấn. Các cột thép, trụ cột và hệ thống cấu trúc chung cũng được giữ lại. Việc thiết kế tường thô chính là một đặc trưng cơ bản mà khi nhìn vào phong cách thiết kế nội thất công nghiệp, ta có thể bắt gặp được.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Một đặc trưng khác cần nói đến là việc phong cách thiết kế nội thất công nghiệp thường tận dụng ánh sáng tự nhiên từ mặt trời để chiếu sáng cho không gian sống. Các nhà thiết kế, gia công nhà thường xây nhiều cửa sổ, cửa chính để tận dụng áng sáng và đón gió tự nhiên. Các góc làm việc của gia chủ cũng được thiết kế mở, không gian sáng tạo kết hợp với ánh sáng chiếu tự nhiên giúp tạo hiệu quả công việc tốt hơn và tạo cảm giác thư thái cho cả gia đình.
Sử dụng màu sắc mộc, tối đặc trưng
Nếu bạn để ý, phong cách chủ đạo của loại thiết kế công nghiệp sẽ sử dụng màu sắc hơi tối, trầm một xíu từ các loại gỗ. Màu sắc này mang lại sự huyền bí và góp phần toát lên vẻ phóng khoáng. Một số người thích mạnh mẽ hơn nữa có thể dùng các màu sắc đậm như đen, xám, nâu, trắng để tôn vinh nét cứng cáp, lạnh lùng. Nhìn chung, việc chọn nội thất góc cạnh, vững chắc đi kèm màu sắc tối sẽ khiến phong cách công nghiệp trở nên huyền ảo và có nét đặc trưng riêng biệt của nó.
Chất liệu thi công công nghiệp
Các chất liệu thi công sử dụng trong phong cách thiết kế nội thất công nghiệp đa phần đều từ công nghiệp (như tên gọi của nó), ví dụ là thép, gỗ, kính, bê tông. Các chất liệu này góp phần tạo bề mặt thô, sự mạnh mẽ cho tổng thể nội thất. Những chất liệu thô cứng như vậy, tưởng chừng sẽ không ăn khớp với phong cách nào, lại là đặc trưng của loại phong cách này. Thêm vào đó, các nhà thiết kế còn giữ lại kết cấu thô của vật liệu cũ, không làm mịn bề mặt để tạo cảm giác cũ kỹ, thô mộc cho thiết kế.
Nhìn chung, phong cách thiết kế nội thất công nghiệp mang đến một không gian sống độc đáo và mang tính sáng tạo, kết hợp giữa vẻ đẹp thô ráp của công nghiệp và sự ấm áp của không gian sống.
Mời bạn xem thêm các bài liên quan:
- Thiết kế nội thất phong cách Ý – Khẳng định đẳng cấp của cái nôi văn hóa nghệ thuật thế giới
- Kết hợp nội thất cổ điển và hiện đại tạo nên không gian ấn tượng cho ngôi nhà của bạn
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Mình hy vọng các bạn sẽ chia sẻ cho mình những suy nghĩ của mình về bài viết này để mình có thể cải thiện hơn.
10 điểm ko có nhưng cho phong cách này
cảm ơn bạn vì bài viết này nhé
10 điểm ko có nhưng cho phong cách này luôn ý
phong cách này ok lắm nè, phải note lại để mai mốt sử dụng mới được
phong cách này 10 điểm ko có nhưng