Tết Đoan Ngọ 2024 là ngày nào, cúng tết Đoan Ngọ trước 1 ngày có được không hay mâm cúng tết Đoan Ngọ 5/5, văn khấn chuẩn nhất là điều nhiều người thắc mắc. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Ngày tết Đoan Ngọ là ngày nào?

Ý nghĩa ngày tết Đoan Ngọ (Ảnh: Internet)
Ngày tết Đoan Ngọ là ngày nào? (Ảnh: Internet)

Tết Đoan ngọ hay còn gọi là tết Diệt sâu bọ, là một ngày khá quan trọng trong phong tục của người Việt. Tết Đoan ngọ năm 2024 rơi vào thứ 2 ngày 5/5/2024 âm lịch (tức ngày 10/6/2024 dương lịch).

Theo quan niệm, vào ngày này người dân sẽ làm lễ cúng tết Đoan ngọ với mong muốn tiêu diệt các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng, mong cho mùa màng bội thu.

Ý nghĩa ngày tết Đoan Ngọ

Ý nghĩa ngày tết Đoan Ngọ (Ảnh: Internet)
Ý nghĩa ngày tết Đoan Ngọ (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia phong thủy cho biết, tết Đoan ngọ xuất phát từ điển tích trong dân gian. Điển tích này còn có nhiều dị bản khác nhau. Theo dân gian, vào một vụ mùa bội thu năm đó, người nông dân đang ăn mừng thắng lợi thì sâu bọ kéo đến đông đảo, nó ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.

Vì thế, người dân rất lo lắng, đau đầu không biết làm như thế nào để giải quyết được nạn sâu bọ thì xuất hiện đột nhiên một ông lão đạo sĩ xưng là Đôi Truân. Ông đã chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm một vài lễ vật đơn giản như bánh gio, trái cây, sau đó đi ra khu vực trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người cũng làm theo lời đạo sĩ thì chỉ một lúc sau, sâu bọ té ngã rã rượi.

Ông còn nói, hàng năm cứ vào ngày này, sâu bọ lại trở nên rất hung hăng. Vì vậy, mỗi năm vào đúng mùng 5/5 âm lịch, mọi người cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ dễ dàng trị được chúng. Từ đó, dân chúng còn đặt cho ngày này là Tết “diệt sâu bọ”, một số khác gọi là tết Đoan ngọ.

Bên cạnh đó, mọi người ăn các loại hoa quả, cơm rượu nếp vào ngày 5/5 âm lịch như một cách diệt trừ sâu bọ trong cơ thể con người. Trong ngày này, họ cần phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, sau đó ăn một bát cơm rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đến là ăn trái cây cho sâu bọ chết. Ở nhiều địa phương trên đất nước ta, các gia đình còn có thói quen ăn bánh tro (bánh gio) hay chè trôi nước, hạt sen… để giúp diệt trừ sâu bọ, đẩy lùi bệnh tật trong người.

Cúng tết Đoan Ngọ trước 1 ngày được không

Thời gian cúng tết Đoan Ngọ 5/5 tốt nhất
Thời gian cúng tết Đoan Ngọ 5/5 tốt nhất (Ảnh: Internet)

Xét theo quan niệm truyền thống, cúng tết Đoan Ngọ vào giữa trưa ngày 5/5 là chuẩn nhất. Tết Đoan ngọ còn có tên là Tết Đoan dương, trong đó “đoan” là mở đầu, “ngọ” chỉ giờ ngọ – chính trưa, “dương” chỉ khí dương – ngược với âm. Đây là thời điểm mở đầu cho những ngày nóng nhất trong năm, gần hoặc có năm trùng với ngày hạ chí. Theo cách nói của phương Đông thì đây là những ngày dương khí lên cao nhất ở cả trời đất và trong cơ thể người. Và trong ngày này, giờ Ngọ chính là thời điểm dương khí cao tột bậc.

Do đó, việc cúng Tết Đoan ngọ cũng được thực hiện trong khoảng từ 11h đến 13h của ngày 5/5 là tốt nhất. Việc cúng tết Đoan Ngọ trước 1 ngày không phải điều cấm kỵ nhưng sẽ không tốt bằng đúng ngày.

Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại đầy bận rộn, nhiều gia đình không có điều kiện về nhà buổi trưa nên giờ giấc cúng Tết Đoan ngọ rất linh hoạt. Nhiều nhà chỉ cúng vào buổi sáng sớm trước khi đi làm với lễ vật đơn giản gồm hương hoa, trái cây, có thể có cơm rượu nếp, bánh gio. Những nhà có điều kiện dùng bữa trưa với nhau vẫn làm mâm cỗ tươm tất và cúng vào chính Ngọ. Một số gia đình cầu kỳ vừa thắp hương vào sáng sớm để cho mọi người ăn trái cây, rượu nếp giết sâu bọ trước, trưa mới làm mâm cơm cúng gia tiên và các vị thần linh.

Giờ đẹp cúng tết Đoan Ngọ 5/5

  • Giờ đẹp nhất là giờ Nhâm Ngọ từ 11h đến 13h.
  • Sớm hơn có giờ Canh Thìn từ 7h đến 9h.
  • Muộn hơn có giờ Quý Mùi từ 13h đến 15h.
  • Cuối cùng trong ngày là giờ Bính Tuất từ 19h đến 21h.

Mâm cúng 5/5 tết Đoan Ngọ gồm những gì

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ thường là hoa quả theo mùa, bánh trái có nguồn gốc tự nhiên như bánh gio (bánh tro). Ngoài ra còn có các món ăn khác tuỳ theo địa phương, chẳng hạn như ở miền Trung sẽ có tục lệ ăn thịt vịt.

Mâm cúng 5/5 tết Đoan Ngọ gồm những gì
Mâm cúng 5/5 tết Đoan Ngọ gồm những gì (Ảnh: Internet)

Mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm:

  • Hoa tươi, vàng mã, hương, nước sạch.
  • Cơm rượu nếp, nếp cẩm.
  • Trái cây theo mùa: Người xưa thường chọn các loại quả chua như mận, xoài xanh, vải…

Ngoài ra, tùy theo địa phương mà mâm cúng có thể có thêm những lễ vật khác.

Trái cây: Vào tháng 5 âm lịch là mùa vải, mùa mận Hà Nội ở miền Bắc. Còn miền Nam thì nổi bật với xoài, chôm chôm, dưa hấu … Khi cúng và ăn các loại quả trái cây theo mùa, người dân thường cầu mong mùa màng bội thu, tươi tốt. Đặc biệt là mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt và cây trái ngọt lành.

Bánh tro: Loại bánh này có nhiều tên gọi như bánh ú, bánh gio, bánh âm. Tuỳ theo vùng miền khác nhau sẽ có cách gói bánh với nhiều hình dạng khác nhau. Bánh tro được làm từ gạo đã ngâm trong nước tro. Nước tro được đốt từ củi của các loại cây khô hay rơm. Bánh sẽ gói trong lá chuối, khi ăn có vị ngọt vừa hoặc nhạt. Bánh mềm, màu trong đặc trưng và rất mát ruột. Với loại bánh tro không nhân sẽ ăn cùng mạch nha hoặc đường mật mía.

Cơm rượu nếp: Tết Đoan Ngọ cũng không thể thiếu món cơm rượu nếp. Người dân tin rằng, khi ăn cơm rượu và uống rượu ngày mùng 5 tháng 5 sẽ giúp diệt sâu bọ rất tốt. Cơm rượu nếp có vị ngọt thanh, chua nhẹ và cay cay đầu lưỡi. Dù lứa tuổi nào thì cũng đều yêu thích món này.

Thịt vịt: Hầu như các khu chợ trước ngày mùng 5 tháng 5 đều rộn ràng việc mua bán vịt sống. Mọi người thường chế biến nhiều món ăn từ thịt vịt trong ngày Tết Đoan Ngọ. Họ quan niệm từ ngày này, vịt bắt đầu vào mùa và trở nên béo, nhiều thịt. Vì thế có thể làm được các món ngon như vịt quay, vịt tiềm, vịt luộc…

Mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Bắc

Mâm cúng 5/5 tết Đoan Ngọ gồm những gì (Ảnh: Internet)
Mâm cúng 5/5 tết Đoan Ngọ gồm những gì (Ảnh: Internet)

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Bắc thường bao gồm những món cơ bản như: Nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, vàng mã, hoa, xôi, chè, cơm rượu nếp, và các loại hoa quả như đào, mận, vải, hồng xiêm.

Trong đó, cơm rượu nếp là món ăn đặc trưng không thể thiếu. Tương tự là bánh tro, được làm từ gạo nếp ngâm cùng nước tro của các loại lá cây khô, gói trong lá chuối rồi đem luộc.

Một số địa phương ở miền Bắc như Lào Cai thường có thêm bánh khúc trong mâm cúng Tết diệt sâu bọ. Đây là loại bánh đặc trưng của người Nùng, bánh có vỏ nếp dẻo thơm, nhân đỗ bùi bùi rất hấp dẫn.

Mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Trung

Mâm cúng Tết Đoan ngọ của người miền Trung thường bao gồm những món đồ cơ bản giống như miền Bắc, như các loại trái cây, nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, hoa, vàng mã, và chè kê. Đặc biệt, chè kê ăn kèm bánh tráng vừng là một món ăn quen thuộc và đặc trưng thường xuất hiện trong mâm cúng của người Quảng Nam và Huế.

Không chỉ thế, trên mâm cúng Tết Đoan ngọ của người miền Trung thường có thịt vịt. Nhiều người cho rằng vào tháng 5 Âm lịch, thời tiết oi ả, nóng bức, ăn thịt vịt tính hàn sẽ giúp cơ thể mát mẻ hơn.

Mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Nam

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam về cơ bản vẫn bao gồm trái cây, hương, hoa, vàng mã, rượu, bánh ú bá trạng, cơm rượu. Một số món đặc trưng phổ biến khác là bánh bá trạng, chè trôi nước, xôi gấc, xôi vò. Đặc biệt, chè trôi nước là món không thể thiếu.

Ở miền Nam, người dân thường dâng cúng chè trôi nước được làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa đun đường.

Văn khấn cúng Tết Đoan ngọ 5/5

Văn khấn cúng Tết Đoan ngọ 5/5
Văn khấn cúng Tết Đoan ngọ 5/5

Đây là bài cúng trong sách “Văn khấn toàn tập”.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân.

Con kính lạy tổ tiên, hiển khảo, hiển tỷ, chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng tổ khảo, tổ tỷ).

Tín chủ chúng con là… ngụ tại…

Hôm nay là ngày mùng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa, trà, quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh, gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Những điều kiêng kỵ trong ngày tết Đoan Ngọ 5/5

Những điều kiêng kỵ trong ngày tết Đoan Ngọ 5/5
Những điều kiêng kỵ trong ngày tết Đoan Ngọ 5/5 (Ảnh: Internet)

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, một số việc cần kiêng kỵ trong ngày tết Đoan ngọ như sau.

Kiêng vứt giày dép lộn xộn

Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Trong ngày thường và đặc biệt là ngày tết Đoan ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.

Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái

Trong ngày này, nếu gia chủ đi đâu xa, tránh mua những vật phẩm có hình thù kì quái, không rõ nguồn gốc. Việc này sẽ giúp bạn tránh rước thêm tà khí về nhà.

Tránh dừng chân ở nơi âm u

Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma, những nơi âm u… vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

Tránh để rơi tiền

Rơi tiền, bạc trong ngày này tức là rơi mất tài lộc của gia đình bạn. Vì vậy dù đi đâu, bạn hãy giữ ví tiền thật cẩn thận, không nên lơ là.

Tránh ăn uống linh tinh trước ngày cúng

Trước ngày cúng tết Đoan ngọ, tính từ ngày mùng 4/5 âm lịch, ai là người đứng chủ lễ thắp hương cúng cần giữ thân thể sạch sẽ, không ăn các động vật như: cá chép, thịt chó, thịt rắn, thịt mèo, ba ba, rùa, tiết canh ba ba, rượu rắn, rượu cao hổ cốt, mắm tôm, mắm tép…

Khi làm lễ cúng tết Đoan ngọ cần ăn mặc kín đáo, chỉnh tề, hạn chế sử dụng điện thoại khi đang cúng lễ, không nói tục chửi bậy khi ở nơi cúng lễ.

Xem thêm

Emojis Facebook: Giải thích ý nghĩa 150 emojis phổ biến nhất

Emojis Facebook là các biểu tượng cảm xúc được sử dụng trên mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo, Twitter... Chúng xuất hiện trên cả tin nhắn văn bản, quảng cáo, sản phẩm. Nhưng bạn có chắc mình đã hiểu hết ý nghĩa các emojis phổ biến mình hay dùng chưa, cùng kiểm tra thử nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận