Với tình hình việc làm ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, năm 2024 là thời điểm đặc biệt cho thị trường lao động. Sự gia tăng mạnh mẽ của làm việc từ xa cũng như yêu cầu tuyển dụng đang thay đổi, có thể bạn đang tự hỏi những điều đó ảnh hưởng như thế nào đến khả năng xin việc của mình?

Khi bạn nộp đơn xin việc, nhà tuyển dụng muốn xem liệu bạn có đủ kỹ năng cần thiết để làm việc hay không. Dưới đây là 10 kỹ năng hàng đầu bạn nên đưa vào CV của mình.

1. Khả năng thích ứng

Khả năng thích ứng là kỹ năng mềm quan trọng mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm trong năm 2024. Họ đánh giá cao những nhân viên có khả năng thích ứng với thay đổi tại nơi làm việc, chẳng hạn như các quy trình mới để thực hiện công việc hoặc áp dụng phần mềm mới.

Nộp đơn xin việc (Ảnh: Internet)
Nộp đơn xin việc (Ảnh: Internet)

Để thể hiện khả năng thích ứng của bạn trong CV, hãy đề cập đến một sự việc trong quá trình làm việc của bạn cho thấy bạn thích nghi thành công với sự thay đổi. Đây là một ví dụ: Triển khai phần mềm cộng tác mới trên toàn công ty để giúp các nhóm hoạt động và gắn kết với nhau, giúp năng suất tăng 8%.

2. Sáng tạo

Mặc dù theo truyền thống, sự sáng tạo có thể ít được đánh giá cao trong một số ngành, nhưng hiện nay có lẽ nó được coi trọng hơn bao giờ hết. Tương tự như khả năng thích ứng, sáng tạo là một kỹ năng hữu ích để thành công trong môi trường làm việc phát triển nhanh chóng vì nó cho thấy bạn có thể đưa ra những ý tưởng và giải pháp mới.

Một nhân viên sáng tạo có nhiều khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh khi làm việc từ xa, thị trường thay đổi và công nghệ mới nổi. Để làm nổi bật tính sáng tạo trong kinh nghiệm làm việc của bạn, hãy xem ví dụ này: Liên tục đề xuất những ý tưởng mới cho các chiến dịch truyền thông xã hội giúp tăng lượng người theo dõi của công ty lên hơn 2000%.

3. Hợp tác

Khả năng hợp tác làm việc (Ảnh: Internet)
Khả năng hợp tác làm việc (Ảnh: Internet)

Mặc dù môi trường làm việc ngày càng trở nên thân thiện với xu hướng làm việc từ xa, nhưng điều này không có nghĩa là việc cộng tác với đồng nghiệp sẽ giảm đi.

Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng cộng tác tốt vì làm việc cùng nhau qua mạng có thể khó khăn hơn. Những người có khả năng cộng tác tốt có thể thực hiện kỹ năng này ở mọi nơi, từ văn phòng trực tiếp đến làm việc tại nhà.

Để làm nổi bật khả năng hợp tác, hãy thêm một gạch đầu dòng trong kinh nghiệm làm việc của bạn như thế này: Hợp tác với khách hàng để luôn cung cấp các tài liệu quảng cáo chất lượng cao.

4. Chủ động và tự giác

Với rất ít sự giám sát khi làm việc ở nhà, bạn cần phải có động lực bản thân để duy trì năng suất làm việc, chủ động trong khi hoạt động độc lập với người khác và hoàn thành công việc đúng thời hạn mà không cần nhắc nhở nhiều lần.

Chủ động trong công việc (Ảnh: Internet)
Chủ động trong công việc (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, những nhân viên chủ động thường háo hức đón nhận những thử thách mới, học hỏi những kỹ năng mới và nỗ lực phát triển sự nghiệp. Mức độ gắn kết của những người này là rất có giá trị đối với người sử dụng lao động.

Đây là một ví dụ về cách thể hiện động lực bản thân trong CV của bạn: Luôn đạt hoặc vượt mục tiêu quản lý mà không có bất kỳ sự giám sát nào.

Một cách tuyệt vời khác để thể hiện sự chủ động trong CV của bạn là liệt kê các khóa học trực tuyến mà bạn đã tham gia. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn là một nhân viên chủ động.

5. Giải quyết vấn đề

Khả năng giải quyết vấn đề, từ những trục trặc trong kinh doanh đến xung đột giữa các cá nhân, là tài sản quý giá đối với công ty. Với những thay đổi nhanh chóng của môi trường làm việc và công nghệ, những vấn đề mới và không lường trước được chắc chắn sẽ phát sinh. Nhà tuyển dụng muốn ứng viên có khả năng đóng góp những giải pháp có giá trị.

Để thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn, hãy thêm một dòng vào CV của bạn như thế này:

Nhận thấy rằng nội dung trang web của chúng tôi hoạt động kém và đã tiến hành kiểm tra SEO để xác định các lĩnh vực cần cải thiện, dẫn đến chiến dịch SEO giúp tăng lưu lượng truy cập lên 1000%.

6. Giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp (Ảnh: Internet)
Kỹ năng giao tiếp (Ảnh: Internet)

Giao tiếp luôn là một kỹ năng quan trọng ở nơi làm việc, và nó đặc biệt cần thiết trong tương lai khi các hình thức giao tiếp ngày càng đa dạng. Bạn không chỉ cần có khả năng giao tiếp bằng lời nói và qua email, mà giờ đây còn phải đối mặt với việc giao tiếp hiệu quả thông qua Zoom, các nền tảng mạng xã hội, phần mềm làm việc (như Slack), v.v. Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt là điều bắt buộc trong thị trường việc làm ngày nay.

Để thể hiện kỹ năng giao tiếp trong CV của bạn, hãy nhớ lại những sự việc cho thấy khả năng giao tiếp xuất sắc của bạn như:

Tận dụng sự hiện diện trực tuyến của chúng tôi để xây dựng mối quan hệ bền chặt với các nhà lãnh đạo trong ngành, khiến họ đầu tư 300 nghìn đô la vào công ty của chúng tôi.

7. Quản lý thời gian

Những nhân viên có khả năng làm việc từ xa cũng phải có kỹ năng quản lý thời gian tốt hơn vì họ cần phải hoàn thành công việc hàng ngày đúng thời hạn. Những ứng viên có kỹ năng quản lý thời gian có nhiều khả năng thành công hơn vì họ lập kế hoạch hiệu quả cho giờ làm việc, duy trì năng suất và hoàn thành nhiệm vụ.

Quản lý thời gian (Ảnh: Internet)
Quản lý thời gian (Ảnh: Internet)

Hãy bổ sung kỹ năng quản lý thời gian trong CV của bạn bằng một câu trong kinh nghiệm làm việc như thế này: Luôn hoàn thành công việc trước thời hạn, bao gồm cả thời gian kiểm tra và chỉnh sửa lần cuối.

8. Kiến thức công nghệ kỹ thuật số

Khi công việc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ, hiểu biết về kỹ thuật số là một kỹ năng ngày càng quan trọng đối với tất cả những người tìm việc. Nhà tuyển dụng muốn bạn biết cách tìm kiếm, phân tích và truyền đạt thông tin dưới nhiều hình thức trên nhiều nền tảng công nghệ.

Dưới đây là ví dụ về cách thể hiện khả năng hiểu biết về kỹ thuật số trong CV của bạn:

Phân tích nghiên cứu hàng ngày về xu hướng mạng xã hội và phát triển chiến lược truyền thông xã hội giúp tăng số lượng bài đăng viral của chúng tôi, với tổng số 1,2 triệu lượt xem.

9. Phân tích dữ liệu

Khi ngày càng có nhiều công ty hướng tới các công cụ và giải pháp kỹ thuật số để tăng lợi nhuận, phân tích dữ liệu là một kỹ năng hữu ích cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Trên thực tế, nghề phân tích dữ liệu dự kiến sẽ tăng 23% từ năm 2021 đến năm 2031.

Phân tích dữ liệu (Ảnh: Internet)
Phân tích dữ liệu (Ảnh: Internet)

Khả năng phân tích dữ liệu trên các nền tảng phổ biến như Google Analytics hoặc Microsoft Excel là cần thiết cho nhiều vị trí, chẳng hạn như marketing. Để đưa các kỹ năng phân tích dữ liệu vào CV của bạn, hãy đưa ví dụ dựa trên dữ liệu:

Đã phân tích dữ liệu người dùng hàng ngày cho hơn 120.000 người dùng để cải thiện kênh bán hàng và tăng tỷ suất lợi nhuận lên 23%.

10. Sử dụng các công cụ chuyên ngành

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên biết cách tận dụng các công cụ dành riêng cho ngành của mình. Dù bạn tìm việc trong ngành nào cũng có những công nghệ mới cần sử dụng.

Hãy nêu ra bất kỳ phần mềm nào mà bạn thành thạo trong phần “Kỹ năng” hoặc kinh nghiệm làm việc trong CV của bạn, ví dụ: Hỗ trợ toàn bộ hệ thống quản lý nội dung WordPress cho nhóm nội dung.

Kết luận

Để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên phù hợp cho vị trí công việc, bạn cần cho họ thấy rằng bạn có những kỹ năng hàng đầu mà họ đang tìm kiếm. Nhiều kỹ năng trong số đó là những kỹ năng mềm có thể học được bằng nhiều trải nghiệm khác nhau. Hãy nêu các ví dụ cụ thể trong phần kinh nghiệm làm việc của bạn để thể hiện kỹ năng cho người tuyển dụng và cố gắng định lượng chúng bằng những con số nếu có thể.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Chào ngày mới tràn đầy năng lượng với 250 câu nói "chất hơn nước cất"

Cùng chào ngày mới tràn đầy năng lượng tích cực với 250 câu nói cực hay và “chất” để bạn gửi tặng bản thân, những người thân yêu hoặc một ai đó đặc biệt nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận