Đại học Oxford là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới, đứng đầu bảng xếp hạng thế giới vào các năm 2017, 2018, 2019 và 2020. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta không thực sự biết trường đại học này hoạt động như thế nào. Lịch sử, truyền thống và thành tựu của nó vẫn còn là một điều bí ẩn. Hôm nay, hãy cùng BlogAnChoi tham gia một khóa học cấp tốc về Oxford nhé.

1. Có lực lượng cảnh sát riêng cho đến năm 2003

Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)
Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)

Cho đến gần đây, tội phạm ở Oxford đều do lực lượng cảnh sát của trường xử lý. Những sĩ quan này – gọi thân mật là Bulldogs – thành lập vào năm 1829, là một trong những lực lượng cảnh sát lâu đời nhất ở Anh.

Họ giám sát trường đại học vào trước những năm 1940 và họ còn có quyền lực pháp lý đối với sinh viên như cha mẹ hoặc người giám hộ.

Năm 2003, đội quân này bị giải tán vì Oxford tốn quá nhiều chi phí để đào tạo họ theo tiêu chuẩn hiện đại. Họ không còn là cảnh sát nữa và trở thành cán bộ giám thị quản lý kỷ luật của sinh viên nhưng không thể bắt người nữa.

2. Không có lửa trong thư viện Bodleian

Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)
Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)

Oxford có hơn một trăm thư viện, nhưng nổi tiếng nhất là thư viện Bodleian. Được thành lập vào năm 1602, đây là một trong những thư viện lâu đời nhất ở châu Âu.

Mọi người phải nói to – học sinh có thể ký vào một lá thư nhưng người không phải là thành viên của trường vẫn phải nói – các lời hứa thì mới được phép vào thư viện. Oxford đã dịch nó sang hơn một trăm ngôn ngữ để thuận tiện cho du khách.

Tất cả du khách phải hứa không làm hỏng hoặc lấy bất kỳ cuốn sách nào, không hút thuốc, không vi phạm bất kỳ nội quy nào của thư viện và “không mang hoặc đốt bất kỳ ngọn lửa nào trong thư viện”.

3. “Soccer” được phát minh tại Oxford

Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)
Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)

Vào thời Victoria, sinh viên ở Oxford bắt đầu áp dụng “er” vào cuối các từ để tạo tiếng lóng như rugger cho bóng bầu dục, brekker cho bữa sáng và bonner cho lửa trại. Những thuật ngữ tiếng lóng này lan rộng khắp đất nước và trên toàn thế giới, người chơi bóng ở Mỹ cũng sử dụng tiếng lóng Oxford – mặc dù không ai rõ lí do.

4. Không phải là nhà xuất bản đại học lâu đời nhất

Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)
Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)

Có rất nhiều nhà xuất bản đại học, nhưng không có nhà xuất bản nào lớn và nổi tiếng như nhà xuất bản đại học Oxford. Nó được điều hành bởi 15 học giả do phó hiệu trưởng lựa chọn, tuyển dụng hàng nghìn người, bán sách trên toàn cầu và có văn phòng tại hơn 50 quốc gia: văn phòng đầu tiên bên ngoài vương quốc Anh được xây dựng ở New York vào cuối những năm 1800. Đây là nhà xuất bản đại học lớn nhất thế giới và chắc chắn là một trong những nhà xuất bản nổi tiếng nhất.

Nhưng khác với những gì mọi người nghĩ, nó không phải lâu đời nhất mà là nhà xuất bản đại học Cambridge. Oxford in cuốn sách đầu tiên vào năm 1478 – chỉ vài năm sau khi máy in đến Anh. Tuy nhiên nó mới nhận được sự đồng ý của hoàng gia vào năm 1586, muộn hơn nhiều so với mốc 1534 của Cambridge.

5. Không phải trường đại học lâu đời nhất trên thế giới

Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)
Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)

Oxford là trường đại học lâu đời thứ 2 trên thế giới. Trường đại học lâu đời nhất thực sự không được nhiều người biết đến: đó là đại học Bologna ở Ý. Đây cũng là nơi đầu tiên sử dụng từ universitas để chỉ sinh viên và giáo viên của mình!

6. Bảo tàng công cộng đầu tiên trên thế giới

Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)
Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)

Mô hình của mọi bảo tàng hiện đại đều xuất phát từ bảo tàng Ashmolean của Oxford, được xây dựng vào năm 1683.

Đây là tác phẩm của một nhà tư tưởng Khai sáng vĩ đại, Elias Ashmole, người đã tặng bộ sưu tập hiện vật, sách và các đồ vật quan trọng khác của mình, bao gồm cả xương khủng long được xác định đầu tiên trên thế giới. Phải mất 26 chiếc rương lớn để chuyển tất cả từ London đến Oxford và nơi đây đã trở thành bảo tàng công cộng đầu tiên trên thế giới.

Elias Ashmole đã soạn 18 quy chế quyết định cách thức vận hành bảo tàng, bao gồm tổ chức kiểm toán hàng năm, lập danh mục tất cả các hiện vật và thành lập một hội đồng quản trị để điều hành mọi việc. Những đạo luật này đã đặt nền móng cho cách thức vận hành các bảo tàng hiện đại trên khắp thế giới.

7. Bị phạt bằng rượu

Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)
Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)

Oxford là một trong số ít trường đại học vẫn tổ chức những bữa tối “trang trọng”. Ngày trước, có những quy định rất nghiêm ngặt về những gì bạn nên hoặc không nên làm ở bàn ăn tối như nói về tôn giáo hoặc chính trị, phát âm hoặc dùng ngữ pháp tiếng Latinh không chính xác. Nếu vi phạm quy tắc, bạn sẽ phải nộp một số tiền, sau đó hình phạt dần chuyển thành việc bạn phải uống cạn ly rượu của mình.

8. Học sinh ăn ở bàn thấp hơn

Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)
Oxford là giấc mơ của rất nhiều học sinh trên thế giới (Ảnh: Internet)

Theo truyền thống, sinh viên Oxford ăn ở những chiếc bàn thấp hơn bàn của giáo sư và các học giả khác.

Sinh viên dùng bữa trên những chiếc bàn chính trong phòng ăn của trường đại học, trong khi các học giả và giáo sư dùng bữa tại Bàn Cao với một thực đơn hoàn toàn khác và phức tạp hơn.

9. Giờ Oxford

Trước đây, mỗi thị trấn trên khắp nước Anh đều có giờ địa phương riêng. Bởi vì việc đi lại và liên lạc có thể mất nhiều ngày nên việc thời gian ở một nơi nhanh hơn năm hay mười phút so với nơi khác cũng không thành vấn đề. Người ta bắt đầu sử dụng giờ Luân Đôn từ những năm 1840, nhưng đến năm 1880, chính phủ mới quyết định cả nước sẽ chuyển sang giờ Luân Đôn.

Oxford không tuân theo quy tắc này một cách triệt để. Giờ Oxford kiểu cũ chậm hơn giờ Luân Đôn năm phút. Chuông ở nhà thờ Christ vang lên 101 lần lúc 9 giờ tối hàng đêm để nhắc sinh viên đi ngủ trước khi đóng cổng. Truyền thống này vẫn được duy trì đến ngày nay, tiếng chuông nhà thờ Christ vang lúc 9:05 tối (9 giờ tối theo giờ Oxford) là tiếng chuông cuối cùng trong ngày.

10. Nhà tuyển dụng lớn nhất ở Oxfordshire

Oxford bao gồm hơn 30 trường riêng với ký túc xá riêng, phải được dọn dẹp, sửa chữa, cung cấp thực phẩm, điều hành hệ thống thư viện khổng lồ, nhà xuất bản và bảo tàng.

Oxford cho biết họ cung cấp 30.000 việc làm ở Oxfordshire, trở thành nơi sử dụng lao động lớn nhất trong quận và bổ sung thêm 2.3 tỷ bảng Anh mỗi năm cho nền kinh tế. Với trường đại học có khoảng 24.000 người giảng dạy, điều đó có nghĩa là số lượng nhân viên của Oxford nhiều hơn số lượng sinh viên! Để so sánh, đại học Yale chỉ tuyển dụng khoảng 10.000 người.

Bạn có thể xem các bài viết có liên quan tại đây:

Xem thêm

5 lý do nên xem ngay Đệ Nhất Mưu Sinh - chương trình thực tế nói không với kịch bản

Những năm gần đây, các chương trình thực tế trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với khán giả ở mọi lứa tuổi. Tỉ lệ thuận với đó là số lượng chương trình đang gia tăng chóng mặt và phủ sóng nhiều khung giờ trong tuần. Vậy Đệ Nhất Mưu Sinh có gì khác biệt với ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đồng Lâm Hải

quá nhiều cái chưa bao giờ biết luôn ý