Rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy thế giới từng trải qua một trận lũ lụt lớn đến mức bao trùm toàn bộ hành tinh, quét sạch động vật và con người. Hóa ra, gần như mọi nền văn hóa trên thế giới đều có câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy này. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 truyền thuyết về trận Đại Hồng Thủy trong các nền văn hóa khác nhau nào.

1. Lũ lụt lớn ở Trung Quốc

Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)
Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)

Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy của Trung Quốc xảy ra vào năm 1920 trước công nguyên. Tất cả bắt đầu với một trận động đất: đá từ trên núi rơi xuống, chặn sông Hoàng Hà và tạo thành một con đập tự nhiên. Rất nhiều người đã chết trong trận động đất này, và các nhà khảo cổ học đã so sánh tàn tích của nó với Pompeii vì nhiều thi thể vẫn còn ở trong ngôi nhà ban đầu của dân làng, được bảo quản hoàn hảo dưới lớp trầm tích.

Vũ đã mất tới 22 năm để chuyển hướng dòng nước. Sau khi người dân lấy lại được đất đai, Vũ xây dựng lại nền văn minh Trung Quốc từ đầu. Khi câu chuyện được truyền miệng qua hàng nghìn năm, nó ngày càng trở nên hoành tráng hơn và nổi tiếng với cái tên “Vũ trị thủy”.

Nhiều người hiện đại coi nó là chuyện hoang đường nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu sự hình thành đá gần sông Hoàng Hà và chứng minh rằng trận lụt đã thực sự đã xảy ra.

2. Cảnh báo của Matsya

Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)
Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)

Trong Ấn Độ giáo, thần Vishnu có 10 hình dạng khác nhau. Một trong số đó là con cá tên Matsya.

Theo thần thoại Ấn Độ, vua Manu tìm thấy một con cá nhỏ đang cầu xin sự giúp đỡ nên ngài đã cho nó vào bình nước. Ngày hôm sau, con cá lớn gấp đôi nên vua Manu cho nó vào bể lớn hơn. Cuối cùng nó lớn đến mức ngài phải mang nó ra biển. Con cá này chính là thần Vishnu và phần thưởng cho lòng tốt của nhà vua là lời cảnh báo rằng sẽ có một đợt hạn hán khủng khiếp, sau đó là một trận lũ kinh hoàng.

Thần Vishnu chỉ dẫn vua Manu tập hợp tất cả thực vật và động vật để sống sót sau trận lụt trên một chiếc thuyền lớn. Ông mang theo bảy nhà hiền triết và gia đình của họ. Các nhà hiền triết là những nhà thông thái nắm giữ mọi kiến ​​thức của thế giới. Họ phải định cư ở vùng đất trên đỉnh núi và xây dựng lại nền văn minh.

3. Lối vào thế giới thứ tư

Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)
Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)

Theo thần thoại của người Mỹ bản địa, những giai đoạn khác nhau của loài người được chia thành thế giới thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư. Mỗi bộ lạc người Mỹ bản địa đều có một câu chuyện tương tự về trận lụt lớn. Tất cả bắt đầu từ việc các vị thần sáng tạo không hài lòng với cách cư xử của con người nên đã tạo ra một trận lụt bao trùm hành tinh.

Trái đất nứt ra và nước tràn ra, tiêu diệt mọi sự sống ngoại trừ chim, cá và các sinh vật dưới nước khác. Những con chim bay mãi, mệt mỏi nên đã cầu xin thần sáng tạo giúp đỡ và được chỉ dạy hãy lặn xuống dưới nước và thu thập bùn để tạo thành đất liền. Tất cả các loài động vật đều làm việc cùng nhau để tạo ra lục địa.

4. Trận lụt Deucalion

Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)
Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)

Trong thần thoại Hy Lạp, con người được tạo ra từ đất sét. Khi con người trở nên sa đọa và quên ca ngợi các vị thần thì thần Zeus nổi giận và muốn tạo ra một chủng người mới. Con trai của Prometheus, Deucalion và vợ của là Pyrrha nhận được lời cảnh báo rằng một trận lụt đang đến nên ông đã tạo ra một chiếc thuyền.

Deucalion và Pyrrha neo thuyền trên đỉnh núi và sống sót, sau đó tạo ra con người mới bằng cách ném đá qua vai.

5. Truyền thuyết Maori

Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)
Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)

Người Maori là người bản địa New Zealand. Theo truyền thuyết của họ, nữ thần Whaitiri không thích con người, nàng ăn thịt người và gây ra giông bão nên ai cũng sợ hãi cả.

Bà xuống mặt đất để kết hôn với một phàm nhân tên là Kaitangata vì chàng có biệt danh là “kẻ ăn thịt người”. Khi Whaitiri biết rằng đó chỉ là một biệt danh và chàng không thực sự ăn thịt người thì đã bỏ chàng đi. Cháu trai của họ, Tawhaki, là một người đàn ông rất đẹp trai – như hầu hết các á thần – và sống rất hạnh phúc với vợ mình là Hinepiripiri. Hai anh rể của Tawhaki ghen tị vì vợ của họ luôn nói Tawhaki nóng bỏng như thế nào nên muốn giết Tawhaki. Tawhaki cảm thấy tức giận và bị phản bội nên đã kêu gọi các vị thần giúp mình trả thù.

Bà của anh, Whaitiri, đã nghe thấy lời cầu nguyện và tạo ra một cơn bão lụt mạnh mức giết chết tất cả mọi người. Tawhaki và Hinepiripiri là người sống sót duy nhất.

6. Ếch Tiddalick

rất hạnh phúc
Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)

Tiddalick là con ếch thần thoại của người Úc bản địa. Thay vì để trời mưa, Tiddalick rất khát nước và nắm giữ toàn bộ nước trên thế giới cho riêng mình và gây ra hạn hán.

Các con vật muốn Tiddalick nhường lại một ít nước nên một con lươn bắt đầu biểu diễn một điệu nhảy vui nhộn trước mặt Tiddalick để khiến nó cười. Khi dòng nước bắt đầu tuôn ra khi Tiddalick mở miệng cười lũ lụt đã xảy ra và khiến nhiều người thiệt mạng. Ngày nay, câu chuyện về Tiddalick vẫn được kể trong chuyện cổ tích của trẻ em Úc, mặc dù nó đã được sửa lại để bớt chết chóc hơn.

7. Bản anh hùng ca của Atrahasis

Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)
Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)

Một tấm đất sét của người Babylon viết bằng tiếng Akkadian kể về sử thi Atrahasis rằng sau khi vị thần đứng đầu Enlil tạo ra con người, họ ồn ào đến mức khiến Enlil phát cáu. Ngài ra lệnh cho thần bệnh tật phát tán bệnh dịch nhưng một con người tên Atrahasis đã cầu xin sự thương xót của các vị thần.

Thần biển Enki khuyên anh ta cầu nguyện với thần bệnh dịch Namtar chứ không phải là “các vị thần” ở số nhiều và thực sự đạt được hiệu quả. Enlil tức giận và chuyển sang giết người bằng một trận hạn hán, sau sáu năm, người ta chuyển sang ăn thịt đồng loại. Thần Enki đã lấy cá từ biển và tạo ra mưa thức ăn cho người dân. Enlil bắt gặp Enki đang can thiệp vào kế hoạch của mình và ra lệnh cho Enki quét sạch loài người bằng trận lụt toàn cầu.

Enki phải vâng lời vị thần tối cao nhưng đã cảnh báo Atrahasis để anh đóng một chiếc thuyền lớn hai tầng được bịt kín bằng hắc ín. Atrahasis mang theo tất cả các loài thực vật và động vật có thể và bảo những trưởng lão khôn ngoan nhất lên thuyền cùng anh ta. Trời mưa suốt bảy ngày bảy đêm, gây ra lũ lụt khắp Trái đất.

8. Sử thi Gilgamesh

thần bệnh dịch
Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)

Ở Lưỡng Hà cổ đại, những tấm bảng chữ nêm kể về sử thi Gilgamesh và Atrahasis đều có trước phiên bản tiếng Do Thái của con tàu Noah. Trong phiên bản Sumer, nhân vật chính của câu chuyện tên là Ziusudra.

9. Người Igorot

Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)
Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)

Trong thần thoại Philippines, thần Lumawig có hai người con trai thích săn bắn. Nhưng thế giới không có đồi núi khiến việc săn bắn trở nên quá dễ dàng nên họ quyết định sử dụng sức mạnh ma thuật của mình khiến Trái đất bị lụt. Họ dựng một cái bẫy và trận lụt khiến trong đó tràn ngập thú vật và con người. Cha của họ, Lumawig, nhanh chóng biết được những gì con trai ông đã làm.

Lumawig quét Trái đất để tìm dấu hiệu của sự sống và phát hiện ra hai anh em đang ở một mình trên một hòn đảo nhỏ. Lumawig cho họ lửa để giữ ấm, con chó làm bạn đồng hành và con nai làm thức ăn. Ông dùng lửa để làm khô hành tinh nhưng nó không còn bằng phẳng nữa vì dòng nước chảy xiết đã tạo ra những ngọn núi.

10. Chết đuối trong máu

nhân vật chính
Câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy có mặt trong rất nhiều nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)

Theo thần thoại Bắc Âu, Ymir là người khổng lồ đầu tiên và là vị thần đã tạo ra những sinh vật thần thoại. Con cháu của ông cũng là những vị thần và những người khổng lồ. Các cháu trai của Ymir – Ve, Vili và Odin – giết ông và khi Ymir chết, máu của ông chảy ra và gây ra một trận lụt thảm khốc, nhấn chìm những người khổng lồ. Họ xé xác ông ra từng mảnh và dùng chúng để tạo ra hành tinh này. Đại dương và hồ nước được tạo ra từ dòng máu xanh mặn của Ymir, xương và thịt của ông trở thành đất liền.

Một người khổng lồ băng giá tên là Bergelmir đã tìm được một chiếc thuyền và cùng vợ sống sót trong trận lũ lụt. Sau khi các vị thần tạo ra đất liền, họ đã leo lên đỉnh núi, con cái của họ cũng sống trên các đỉnh núi.

Những người khổng lồ băng giá cùng tồn tại với con người trong thần thoại Bắc Âu. Vì họ không có khả năng tự sinh sản nên Odin, Ve và Vili bắt đầu tạo ra những sinh vật mới bằng thịt của Ymir.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

10 đám cưới của hoàng gia kết thúc trong thảm họa

Các đám cưới hoàng gia thường được công chúng mong đợi ngập trong hoa hồng, rượu vang và "hạnh phúc mãi mãi về sau". Nhưng không phải lần nào cũng thế, cùng BlogAnChoi điểm qua những đám cưới kết thúc trong thảm họa nào.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận