Cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 10 sự thật về người La Mã mà ai cũng tưởng rằng mình đã biết nhưng thật ra chỉ toàn là những câu chuyện truyền miệng sai lệch nào.

1. Họ không xây nhà nôn để có thể ăn nhiều hơn

Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)
Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)

Nhiều người cho rằng phòng nôn là những căn phòng được xây thêm bên cạnh phòng tiệc, nơi khách tới để nôn ra khi quá no, sau đó quay trở lại bàn và tiếp tục ăn. Nhưng trên thực tế không có kiểu phòng như vậy!

Khách tới dự tiệc chỉ cần rời khỏi sảnh chính là có thể nôn ra, nói cách khác là họ có thể nôn khắp hành lang, lối ra vào và lối đi trong nhà. Đấu trường La Mã ở Rome vẫn còn tàn tích của tận 80 bãi nôn đấy!

2. Hướng đầu ngón tay không phải là điều quan trọng

Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)
Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)

Mọi người tin rằng hoàng đế, hoặc đôi khi là khán giả sẽ quyết định số phận của kẻ bại trận trong một trận giác đấu. Đưa ngón tay cái lên: sống; chĩa ngón tay cái xuống – chết. Nhưng ở Rome, ngón tay cái hướng xuống có nghĩa là “hạ kiếm xuống” hoặc “ngưng chiến đấu”, có nghĩa là đấu sĩ thua cuộc sẽ sống để chiến đấu vào một ngày khác.

Trên thực tế, việc giao đấu đến chết hiếm khi xảy ra. Các đấu sĩ đều có khả năng chiến đấu cao và đã trải qua quá trình huấn luyện chuyên sâu, giết họ đồng nghĩa với việc lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nếu một võ sĩ chết trận thì thậm chí bên thắng còn phải bồi thường cho huấn luyện viên bên thua vì họ bị mất nguồn thu nhập nữa.

Bất chấp những rủi ro hiển nhiên, các đấu sĩ đều là những người nổi tiếng ở Rome. Nô lệ có thể giành được tự do, những người đã giải nghệ thì có thể kiếm sống tốt bằng nghề huấn luyện viên. Năm 2007, các nhà khảo cổ tìm thấy tàn tích của một nghĩa địa đấu sĩ, trong đó nhiều bộ xương có vết thương đã lành – cho thấy họ đã được chữa trị sau trận đấu.

3. Họ không chỉ nói tiếng Latin

Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)
Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)

Tiếng Latin là ngôn ngữ viết chính thức của Rome nhưng có nhiều ngôn ngữ khác được sử dụng ở cả Rome và trên toàn đế chế rộng lớn. Một số ngôn ngữ phổ biến được sử dụng ở Rome là tiếng Hy Lạp, Oscan và Etruscan.

Tiếng Latin là ngôn ngữ thống nhất trên khắp đế quốc nhưng có nhiều biến thể địa phương. Vào đầu thế kỷ 14, Dante Alighieri đã xác định được hơn 1.000 biến thể của tiếng Latinh được nói chỉ riêng ở Ý. Chỉ có các tài liệu bằng văn bản mới tồn tại sự đồng nhất. Ngay cả những người yêu nước La Mã cũng không phải lúc nào cũng nói tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp được coi là ngôn ngữ của giới thượng lưu có học thức.

4. Người dân không nghèo và dốt nát

Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)
Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)

Ở Rome, bình dân từng rút lui khỏi nhà nước và thành lập cơ quan quản lý của riêng mình để đòi quyền lợi cho mình. Họ chỉ không phải là tầng lớp quý tộc, nằm ngoài bộ máy cầm quyền chứ không hề nghèo đói hay mù chữ như một số bộ phim miêu tả.

5. Không phải lúc nào cũng mặc áo togas

Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)
Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)

Toga là một mảnh vải dài được quàng qua vai, nó chỉ được mặc bởi đàn ông trong những dịp trọng đại. Những chiếc toga ban đầu có thiết kế đơn giản, trong khi những phiên bản sau này phức tạp, nặng nề và cồng kềnh hơn. Một hệ thống phân cấp áo toga đã tồn tại để người dân có thể biết được cấp bậc xã hội của người mặc.

Đối với trang phục hàng ngày, người La Mã ưa chuộng thứ gì đó thiết thực hơn một chút. Họ thường mặc áo dài làm từ vải lanh hoặc len. Những người lính mặc áo khoác da thú như da gấu hoặc da hổ, da báo. Áo ngắn chỉ được mặc bởi người có xuất thân thấp kém hoặc nô lệ.

Phụ nữ, nô lệ và những người bị lưu đày khỏi Rome đều bị cấm mặc áo toga. Vào cuối thời La Mã, công dân thậm chí còn bắt đầu mặc quần dài, loại quần mà trước đây chỉ dành cho những kẻ man rợ.

6. Họ không muối Carthage

Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)
Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)

Rome và Carthage (nay là một phần của Tunisia) đã xảy ra ba cuộc chiến tranh trong khoảng một thế kỷ. Carthage bị phá hủy vào năm 146 trước công nguyên với 50.000 tù nhân chiến tranh bị bán làm nô lệ.

Khi La Mã giành chiến thắng, thành phố Carthage đã bị san bằng, nhưng câu chuyện quân đội La Mã đã muối đất khiến đất đai trở nên cằn cỗi dường như chỉ là huyền thoại. Không có bằng chứng nào trong các tài liệu đương thời cho thấy vùng đất này thực sự đã bị muối. Hơn nữa, muối là một khoáng sản có giá trị, chắc hẳn người La Mã sẽ không phung phí tiền bạc, thời gian và cả nhân lực vào việc vô bổ này.

7. Nero không chơi đùa khi thành Rome bị đốt cháy

Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)
Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)

Khi lửa quét qua Rome vào năm 64 sau công nguyên, Hoàng đế La Mã Nero bị miêu tả là đã trèo lên đỉnh tường thành trong trang phục sân khấu và vừa khóc vừa đọc một bài thơ sử thi về sự tàn phá của thành Troy. Vì vậy, có thể cho rằng hoàng đế không quan tâm đến người dân thành Rome đến mức ông vừa tập chơi vĩ cầm vừa nhìn ngọn lửa nhấn chìm họ.

Đương nhiên đây chỉ là câu chuyện mang tính nghệ thuật nhiều hơn là lịch sử vì có một số bằng chứng cho thấy Nero hông ở Rome vào thời điểm xảy ra vụ cháy và toàn bộ sự việc này đều chỉ là bịa đặt.

8. Người La Mã không phát minh ra kiểu chào của Đức Quốc xã

Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)
Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)

Nhiều người tin rằng kiểu chào của Đức Quốc xã có nguồn gốc từ kiểu chào của Đế chế La Mã – cánh tay hơi duỗi thẳng lên trên với lòng bàn tay hướng xuống. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy đây thực sự là kiểu chào ở thời kì đó.

Huyền thoại về cách chào của người La Mã có thể bắt đầu từ bức tranh Lời thề của Horatii (hiển thị ở trên) vào năm 1784, vẽ một nhóm binh lính trong cùng một tư thế, nhưng rõ ràng đây chỉ là một sáng tác mang tính nghệ thuật mà thôi.

9. Caligula chưa bao giờ phong con ngựa của mình làm quan chấp chính tối cao

Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)
Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)

Cái tên Caligula có quá nhiều huyền thoại xung quanh đến nỗi thật khó để biết điều nào trong số đó là sự thật. Những ghi chép về sự cai trị của ông chủ yếu đến từ nhà văn Seneca, người suýt bị xử tử vào năm 39 sau công nguyên.

Caligula trở thành hoàng đế khi mới 25 tuổi. Ông bắt đầu khá tốt khi tuyên bố ân xá cho bất kỳ ai bị giam giữ dưới thời hoàng đế trước đó, bãi bỏ thuế và tổ chức một số buổi lễ hội. Tuy nhiên vài tháng sau, ông đổ bệnh – có thể là do tắm quá nhiều hoặc quan hệ tình dục quá nhiều.

Sau cơn bệnh, ông bắt đầu có dấu hiệu hoang tưởng và đã giết chết một số cố vấn thân cận nhất của mình, đuổi vợ đi, ép bố vợ tự sát và – có lẽ – đã ngủ với em gái ruột. Caligula đã tuyên bố mình là một vị thần sống và ngồi trong đền, chờ được dâng lễ vật. Ông dành ít thời gian hơn cho việc cai trị Rome và dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động giải trí. Ông từng cho buộc hàng trăm con tàu lại với nhau làm một cây cầu để có thể cưỡi ngựa qua vịnh Naples.

Caligula rất thích con ngựa của mình, điều này có thể là nguồn gốc của tin đồn Caligula đã phong nó làm quan chấp chính tối cao và nghe theo lời khuyên của nó. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy ông đã thực sự làm thế.

Caligula qua đời vào năm 41 sau công nguyên sau khi tuyên bố sẽ chuyển đến Alexandria ở Ai Cập, nơi ông tin rằng mình sẽ được tôn thờ như một vị thần sống. Ông bị ba người lính canh của mình đâm chết.

10. Không phải tất cả các võ sĩ giác đấu đều là nô lệ

Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)
Có rất nhiều sự thật thú vị trong văn hóa La Mã cổ đại (Ảnh: Internet)

Một số đấu sĩ là nô lệ, những người khác là tội phạm. Nhưng cũng có những người đàn ông tình nguyện tham gia đấu trường vì danh tiếng và tiền bạc mà nó mang lại. Hầu hết họ đều là những người lao động bình thường, nhưng một số lại là quý tộc đã phá sản. Và một số đấu sĩ là phụ nữ .

Trận đấu đầu tiên tổ chức vào năm 264 trước công nguyên. Vào năm 73 trước công nguyên, một nô lệ tên là Spartacus đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy giữa các đấu sĩ. Caligula đã tạo ra bước đột phá của riêng mình bằng cách ném tội phạm cho động vật hoang dã ở đấu trường.

Đến năm 112 sau Công nguyên, môn thể thao này phổ biến đến mức khi Hoàng đế Trajan tổ chức các trận đấu La Mã để ăn mừng chiến thắng của ông ở Dacia, có tới 10.000 đấu sĩ đã chiến đấu trong nhiều tháng.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

Tháng mới mở màn bằng tin "phong sát" của Angelababy và Trương Gia Nghê ?

Tháng mới vừa tới nhưng Cbiz đã có nhiều biến động. Bên cạnh đường đua phim ảnh đang trở lại sôi động hơn với loạt phim nổi tiếng sắp được công chiếu như Dĩ Ái Vi Doanh (Bạch Lộc và Vương Hạc Đệ đóng chính) hay Người Tình Hệ Chữa Lành (La Vân Hi và Chương Nhược Nam đóng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận