Ngày nay, việc học song ngành được rất nhiều bạn sinh viên cân nhắc lựa chọn bởi những lợi ích nó mang lại. Như vậy, học song ngành là gì, những ai nên học song ngành và liệu việc học song ngành có “màu hồng” như những cơ hội hứa hẹn của nó? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Học song ngành là gì?

Định nghĩa

Học song ngành là hình thức trong đó người học đăng ký học 2 ngành học khác nhau trong cùng một trường hoặc khác trường đại học. Theo quy định của Bộ Giáo dục, chỉ sinh viên của các trường đào tạo theo tín chỉ mới được học song ngành và sinh viên chỉ được đăng ký chương trình học thứ hai sớm nhất khi đã ở năm thứ hai của chương trình học thứ nhất. Cũng cần lưu ý rằng, không phải trường đại học nào cũng có chương trình học song ngành nên bạn cần tham khảo thông tin kỹ càng trên website của trường cũng như quy định của Bộ Giáo dục trước khi ra quyết định.

Ngày càng có nhiều sinh viên lựa chọn học song ngành. (Nguồn: Internet)
Ngày càng có nhiều sinh viên lựa chọn học song ngành. (Nguồn: Internet)

2. Khi nào nên học song ngành?

Sinh viên không thích ngành học hiện tại

Nhiều bạn sinh viên không hài lòng về ngành học hiện tại đã chọn học song song chuyên ngành thứ hai như một “cứu cánh” cho tương lai. Thay vì chỉ cố gắng học cho qua môn và vẫn mông lung vô định về con đường nghề nghiệp mà bản thân không mấy mặn mà, bạn hoàn toàn có thể đăng ký học thêm ngành mình yêu thích để vừa được học đúng ngành, vừa có đến 2 tấm bằng để mở rộng cơ hội nghề nghiệp của mình.

Sinh viên không thích ngành học hiện tại đã chọn ngành học thứ hai như một "vị cứu tinh". (Nguồn: Pixabay)
Sinh viên không thích ngành học hiện tại đã chọn ngành học thứ hai như một “vị cứu tinh”. (Nguồn: Pixabay)

Sinh viên thích cả hai ngành học

Bạn cực kì phân vân khi chọn ngành bởi có đến hai sự lựa chọn ưng ý, “dứt áo” bên nào cũng làm bạn cảm thấy tiếc nuối? Vậy nếu có điều kiện, bạn không nên bỏ qua việc học song ngành. Theo đó, bạn vừa có thể phát huy tối đa thế mạnh của mình, khai thác hết tiềm lực bản thân ở cả 2 mảng khác nhau, vừa không phải mất thêm vài năm học văn bằng 2 sau khi đã tốt nghiệp một ngành nhưng vẫn muốn học ngành còn lại.

2 ngành học bổ trợ cho nhau

Đối với các ngành học có liên kết mật thiết với nhau hoặc nếu việc học cả 2 ngành sẽ tạo thuận lợi cho bạn đạt được mục tiêu của mình thì chương trình song ngành vô cùng phù hợp với bạn. Thử làm một ví dụ đơn giản – bạn muốn mở một trung tâm tiếng Anh trong tương lai. Như vậy, việc học song ngành ngôn ngữ Anh và Quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn tích lũy nhiều kiến thức và tiến bước nhanh hơn trên con đường đạt được mơ ước.

Học 2 ngành bổ trợ cho nhau giúp bạn tiến nhanh hơn để đạt được mục tiêu. (Nguồn: Pixabay)
Học 2 ngành bổ trợ cho nhau giúp bạn tiến nhanh hơn để đạt được mục tiêu. (Nguồn: Pixabay)

3. Cơ hội khi học song ngành

Tích lũy nhiều kiến thức

Tất nhiên, học song ngành đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải học đầy đủ kiến thức của 2 cả 2 ngành học để đáp ứng tiêu chuẩn đầu ra yêu cầu, nhờ đó vốn kiến thức của bạn tăng lên đáng kể và ứng dụng được vào nhiều tình huống, đầu việc khác nhau trong cuộc sống. Cùng lúc với việc nâng cao kiến thức, giá trị của bạn cũng tăng lên đáng kể trong mắt những người khác.

Làm phong phú vốn sống

Mỗi ngành học đều sẽ đào tạo cho bạn nhiều kỹ năng đa dạng, tạo điều kiện thu thập kinh nghiệm, cách thực hiện những tác vụ liên quan. Nhờ vậy, bạn sẽ quan sát, giao lưu và học hỏi được từ những người làm việc ở 2 lĩnh vực khác nhau, từ đó tiếp cận thêm các góc nhìn mới, mở mang đầu óc và làm giàu vốn sống.

Quan sát, giao lưu với những người ở 2 ngành khác nhau giúp bạn tích luỹ thêm vốn sống. (Nguồn: Pixabay)
Quan sát, giao lưu với những người ở 2 ngành khác nhau giúp bạn tích luỹ thêm vốn sống. (Nguồn: Pixabay)

Tăng cơ hội nghề nghiệp

Có trong tay hai tấm bằng đại học, bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn hẳn so với những ứng viên khác. Tương xứng với thời gian và công sức bạn bỏ ra, bên cạnh việc trở thành ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng, bạn còn có thể tự tin đàm phán mức lương cao và đãi ngộ hấp dẫn hơn cho mình.

Có trong tay hai tấm bằng đại học, bạn sẽ có cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng. (Nguồn: Pixabay)
Có trong tay hai tấm bằng đại học, bạn sẽ có cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng. (Nguồn: Pixabay)

4. Rủi ro khi học song ngành

Thiếu tiềm lực tài chính

Chi phí là điều cần cân nhắc đầu tiên khi bạn quyết định học song ngành. Bên cạnh học phí, bạn còn phải đóng thêm các chi phí phát sinh như tiền sinh hoạt, tiền tài liệu học tập, … . Như vậy, căn bản là chi phí sẽ nhân đôi so với học một ngành. Một phương án tài chính phù hợp và vững chắc ngay từ đầu sẽ giúp bạn yên tâm trong quá trình học tập, còn ngược lại sẽ trở thành gánh nặng đè nén, hoặc tệ hơn là khiến bạn không thể tốt nghiệp được ngành thứ hai, gây lãng phí công sức và tiền của.

Tiềm lực tài chính là yếu tố quan trọng cần cân nhắc đầu tiên. (Nguồn: Pixabay)
Tiềm lực tài chính là yếu tố quan trọng cần cân nhắc đầu tiên. (Nguồn: Pixabay)

Khó khăn trong phân bổ thời gian

Một vấn đề nan giải mà sinh viên học song ngành thường mắc phải chính là không bố trí được thời gian để học tốt cả 2 ngành hoặc không có thời gian riêng cho bản thân, bạn bè, gia đình hay hoạt động ngoại khoá. Không ít sinh viên “stress nặng” vì phải cày cuốc bài vở liên tục suốt ngày đêm, gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần, ngoài ra các mối quan hệ cũng dần phai nhạt vì thiếu sự kết nối cần thiết. Đáng chú ý hơn, việc sắp xếp lịch học của 2 ngành sao cho không trùng nhau, chưa kể việc di chuyển cũng chiếm một phần không nhỏ vào quỹ thời gian trong ngày cũng là lý do khiến nhiều sinh viên mệt mỏi chồng chất mệt mỏi.

Học lực, ý chí chưa đủ “mạnh”

Tuy đã đạt yêu cầu về các tiêu chí để đăng ký ngành học thứ hai, nhiều sinh viên vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức của cả 2 ngành. Học song ngành đòi hỏi bạn phải đọc nhiều, học nhanh hiểu nhanh và nắm chắc vấn đề, vì vậy những bạn tiếp thu chậm cần phải cố gắng hết sức để vừa hiểu, vừa có thể hoàn thành deadline và ôn thi các kì thi kịp thời.

Giữ vững ý chí, học chắc cả 2 ngành là đều không hề dễ dàng. (Nguồn: Pixabay)
Giữ vững ý chí, học chắc cả 2 ngành là đều không hề dễ dàng. (Nguồn: Pixabay)

Ngoài ra, nếu mọi việc không suôn sẻ, bạn có thể bị nản chí và hoài nghi về lựa chọn của mình, dễ dẫn tới “đứt gánh giữa đường” khi mất đi ý chí phấn đấu, buông xuôi theo tình hình hiện tại, học 2 ngành nhưng chẳng ngành nào “chín” và cứ thế để ngỏ tương lai của chính mình.

5. Kết luận

Như vậy, việc học song ngành tuy đem lại nhiều lợi ích hấp dẫn nhưng những gì phải đánh đổi cũng rất đáng cân nhắc. Sinh viên cần chọn lựa kỹ càng và tham khảo ý kiến của các giảng viên, anh chị đi trước, đối chiếu với tình hình thực tế của mình để đưa ra quyết định đúng đắn. Nếu bạn có ý kiến nào khác về việc học song ngành, đừng ngại đóng góp với BlogAnChoi bằng cách để lại bình luận nhé!

Các bài viết liên quan:

Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận