Gap year không còn là thuật ngữ quá xa lạ với con người ở thời hiện đại, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay, nhưng liệu có mấy ai hiểu ý nghĩa thật sự của việc gap year hay chỉ là những suy nghĩ sai lệch về viêc lãng phí thời gian và Gap year: liệu có phải bước đi thất bại? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này….

Gap Year là gì? Góc nhìn về gap year?

Gap year có thể là quá trình tạm dừng ‘ việc học’ để bản thân nghỉ ngơi cũng như trau dồi những trải nghiệm thực tế không có trên sách vở trên giảng đường. Gap year không quy định thời gian cụ thể,nó phụ thuộc vào kế hoạch và dự định mỗi người, có thể kéo dài từ 6 tháng trở lên và nhiều nhất là thời gian một năm. Gap year có thể thấy phổ biến ở giai đoạn chuyển cấp từ cấp 3 lên đại học, kể cả nhân viên đã đi làm cũng có gap year, tạm dừng quá trình ‘ học sách vở’ thành quá trình’ học thực tế’.

Gap Year là gì? Gap year liệu có phải bước đi thất bại? đại học Gap year Giáo dục và đào tạo hành trình thất bại trải nghiệm

Con người chúng ta trải qua 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, kiến thức về sách vở có thể nhiều nhưng liệu có mấy ai thực sự đủ kiến thức thực tế và áp dụng những kiến thức hàn lâm sách vở vào đời sống. Có mấy ai tự nghi hoặc bản thân sau 12 năm thật sự mình có những kỹ năng mềm hay những trải nghiệm thực tế để đương đầu với cuộc sống?

Những chia sẻ của những cô cậu cuối cấp ba đang chuyển sang cấp học cao hơn là đại học, liệu các em có thể sống độc lập một mình giữa thành phố lớn? Hay đặc biệt là việc chọn ngành học, 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, ta học những kiến thức sách giáo khoa giống nhau, học dàn trải liệu bạn có thật sự biết mình hợp hay thích ngành học nào? Hay chạy theo xu thế những ngành hot, đi theo bạn bè rồi sau này ‘ tiền mất tật mang’ khi học sai ngành. Việc sai ngành vừa khiến chúng ta mất thời gian vừa mất tiền và nó hiện đang trở thành một xu hướng tiêu cực khi có quá nhiều sinh viên chuyển ngành sau học kỳ năm nhất. Điều đó cũng dẫn đến hệ quả của việc chúng ta không thật sự hiểu bản thân mình thích gì và hợp gì vì thế gap year ra đời nhưng một bước chậm lại để chiêm nghiệm để hoàn thành một chặng đường mới

Liệu chúng ta có đang hiểu đúng về gap year?

Gap year là một xu hướng tích cực nhưng dần trở nên bị lầm tưởng thành một xu hướng tiêu cực, ‘ nghỉ học’ ‘mất thời gian,tiền bạc’, đó vốn là những lầm tưởng về gap year trong tâm trí của một số người. Tại sao phải gap year? Mất thời gian,tiền bạc? Có phải ai cũng nên gap year?

Câu trả lời phụ thuộc vào mỗi người chúng ta. Tôi muốn gap year nhưng tôi không biết làm gì, chỉ nằm ườn lướt Internet hay social media mỗi ngày, không mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống-> Đó là gap year tiêu cực, chỉ là cái cớ để con người trở nên lười nhác đối phó với bản thân. Nhưng nếu bạn gap year một cách có mục đích, có kế hoạch để hiểu bản thân mình, phát triển bản thân thì khi đó gap year mới phát triển theo đúng mục đích của nó

Liệu chúng ta có đang hiểu đúng về gap year? (Ảnh: Internet)
Liệu chúng ta có đang hiểu đúng về gap year? (Ảnh: Internet)

Có nhiều nguyên nhân khiến mọi người muốn gap year:

  • Trải nghiệm: 12 năm học trong sách giáo khoa khiến học sinh có ít những trải nghiệm, va chạm thực tế, những kỹ năng mềm không được phát triển, khao khát khám phá bản thân trước những dự định tương lai, trong việc chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai
  • Phát triển bản thân: thực hiện những đam mê, khao khát trước đây không có thời gian,học kỹ năng mới hay ngôn ngữ mới, làm những điều mới, vun đắp cho sức khỏe tinh thần

Gap year có thể là một bước đi chậm trong hành trình cuộc đời nhưng nên nhớ cuộc đua cuộc đời là một cuộc đua chạy bền, đi chậm để lấy một bước nhảy vọt chạy về đích. Hãy dừng lại, suy nghĩ chậm lại, vạch ra bản thiết kế tương lai của mình, đó là lựa chọn của mỗi con người, chúng ta có thể đi chậm nhưng đừng dừng lại hoặc có thể bức tốc chạy nhanh về phía trước nhưng hãy đảm bảo bạn có thể chạy nhanh trong cuộc đua cuộc đời!

Hành trình gap year

Hãy sử dụng quãng thời gian quý báu này để hoàn thiện bản thân đừng để thời gian trôi dài lãng phí

  • Học một điều mới: ngôn ngữ mới, hoạt động mới,một thể thao, một lĩnh vực bất cứ thứ gì bạn Thích, chỉ khi thích chúng ta mới thật sự toàn tâm toàn ý cho việc mình làm
  • Hãy trải nghiệm: va chạm cuộc sống, làm tình nguyện viên, du lịch để nâng cao về văn hóa, lịch sử đất nước con người hãy đi và bước ra cuộc sống để trau dồi

Gap Year là gì? Gap year liệu có phải bước đi thất bại? đại học Gap year Giáo dục và đào tạo hành trình thất bại trải nghiệm

  • Bản thiết kế tương lai: dù làm gì hãy vạch cho mình một bản kế hoạch như một la bàn chỉ đường để quãng thời gian này trở nên quý giá

Hãy tự đặt cho mình những câu hỏi, hãy cho sức khỏe tinh thần được nghỉ ngơi hãy hoàn thiện bản thân theo những con đường mới: MỘT MINDSET MỚI, MỘT CUỘC ĐỜI MỚI.

Một số thông tin khác:

Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận