Có các ngành Đại Học ngay lúc này tưởng rất hot, tưởng sẽ dễ kiếm việc, lương cao… nhưng sau 4-5 năm học xong ra trường thì tỷ lệ thất nghiệp lại rất cao. Hãy nghiên cứu kỹ 10 ngành Đại Học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất hiện nay để bạn có được lựa chọn tốt nhất cho bản thân nhé.

Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp đang ngày càng tăng cao. Đặc biệt là tình trạng học một đường làm một nẻo. Có thể nói vấn đề này vô cùng nan giải với các nước đang phát triển. Và Việt Nam là một trong số đó. Theo thống kê quý I/2021 thì tỷ lệ thất nghiệp nước ta tăng 0.08% so với năm trước. Các cử nhân, thạc sĩ đều chưa có việc làm. Vậy những ngành nghề nào dễ thất nghiệp nhất hiện nay? Hãy điểm qua các ngành đại học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất dưới để có câu trả lời nhé!

Nghề chọn người, chứ người nào chọn đi làm đâu.
Nghề chọn người, chứ người nào chọn đi làm đâu. (Ảnh: Internet)

Ngành đại học Sư phạm

Ngành sư phạm có hàng trăm nghìn sinh viên ra trường và không có việc làm(Ảnh: Internet)
Ngành sư phạm có hàng trăm nghìn sinh viên ra trường và không có việc làm(Ảnh: Internet)

Đây là khối ngành đang được Bộ GD-ĐT báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực. Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT cả nước hiện có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và còn khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp.

Nguyên nhân về con số dư thừa và thất nghiệp “khổng lồ” nhiều chuyên gia giáo dục từng phân tích là do việc dự báo tình hình giảm số lượng học sinh ở các bậc học do tác động của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình hệ thống các trường ĐHCĐ sư phạm được mở chưa hợp lý, chỉ tiêu đào tạo chưa được kiềm chế kịp thời và chính sách hỗ trợ học phí đã khiến thí sinh thi vào ngành này và khi quá nhiều sinh viên ra trường xin việc ngành sư phạm quá tải dẫn đến việc rất nhiều sinh viên thất nghiệp, không có việc làm.

Ngành quản trị kinh doanh

Nhân sự quản trị kinh doanh cần dày dặn kinh nghiệm còn sinh viên mới ra trường thì không có nên tỉ lệ thất nghiệp cao (Ảnh: Internet)
Nhân sự quản trị kinh doanh cần dày dặn kinh nghiệm còn sinh viên mới ra trường thì không có nên tỉ lệ thất nghiệp cao (Ảnh: Internet)

Quản trị kinh doanh thực sự là một ngành “hot” gần đây. Đặc biệt trong thời kì đất nước ta đang ngày càng hội nhập vươn ra cùng thế giới, sự hội nhập kinh tế chắc chắn đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực kinh tế kinh doanh, nhưng cũng đem lại nhiều khó khăn, lúng túng cho các công ty, doanh nghiệp, thì nhu cầu nhân sự về quản trị kinh doanh lại càng trở nên đắt giá và càng có “đất phát triển” cho sinh viên học quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, khi mà quản trị kinh doanh trở nên hot thì số lượng sinh viên theo học ngành này tỉ lệ thuận với độ “hot” của nó. Điều này đặt ra một câu hỏi: “Liệu quản trị kinh doanh “hot” nhưng học quản trị kinh doanh có thất nghiệp hay không?

Theo kết quả thống kê 3 năm gần đây của Bộ giáo dục và đào tạo, quản trị kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký, số cử nhân QTKD ra trường mỗi năm là trên 10 nghìn người. Trong khi đó các doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên quản trị kinh doanh đều yêu cầu kinh nghiệm cao, cái họ cần là chất lượng chứ không phải số lượng hay bằng cấp, do đó số lượng sinh viên bị doanh nghiệp từ chối sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm hướng đi phù hợp cho bản thân. Và chắc chắn ngành quản trị kinh doanh đang thừa người và khi ra trường nguy cơ thất nghiệp rất cao.

Ngành đại học Kế toán – Kiểm toán

Ngành đại học Kế toán – Kiểm toán (Ảnh: Internet)
Mỗi công ty chỉ cần 1-2 nhân viên kế toán nên lượng sinh viên ngành này ra trường ồ ạt hằng năm rất dễ bị thất nghiệp (Ảnh: Internet)

Cách đây vài năm, ngành Kế toán – Kiểm toán thu hút được rất nhiều người học nhờ mức lương cao sau khi ra trường. Cũng vì điều này mà điểm chuẩn trúng tuyển của các ngành này luôn đứng “top” 2, 3 so với các ngành khác. Tuy nhiên, hiện nay, đây là một trong những nhóm ngành đang dư thừa lao động và cảnh báo vẫn còn dư thừa trong các năm tới.

Do lượng cầu vượt cung quá nhiều nên để kiếm được 1 công việc, mỗi ứng viên ngành Kế toán – Kiểm toán phải vượt qua 90 người khác, tức là tỉ lệ chọi 1/90. Nguyên nhân của sự dư thừa nhân lực nhóm ngành này là do việc ồ ạt mở ngành của các trường đào tạo trong mấy năm trước. Hiện nay, cả nước vẫn có khoảng 200 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành nghề kế toán làm cho có quá nhiều sinh viên ra trường thừa nguồn nhân lực hàng nghìn sinh viên thất nghiệp phải làm công việc không đúng với ngành nghề của mình.

Ngành đại học Tài chính – Ngân hàng

Ngành đại học Tài chính - Ngân hàng (Ảnh: Internet)
Ngành đại học Tài chính – Ngân hàng (Ảnh: Internet)

Theo bản tin thị trường lao động quý II/2016 được công bố bởi Viện Khoa học Lao động và xã hội, ngành Tài chính – Ngân hàng mặc dù có tăng nhưng số lượng tân cử nhân ngành này không có việc làm đúng chuyên ngành cũng tiếp tục gia tăng. Cũng thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội vào năm 2015 cho biết đối với ngành tài chính ngân hàng, có đến 12.000 tân cử nhân thất nghiệp trong tổng số khoảng 29.000 tân cử nhân của ngành này.

Thời điểm này, tài chính trở thành nhóm nghề có nhiều người tìm việc nhất cả nước (21,9%), tiếp đến là Quản trị nhân sự (11,1%), Kế toán (10,5%)… Trong khi đó, ngành Tài chính – Ngân hàng vẫn được tuyển sinh ở nhiều trường với số chỉ tiêu lớn, vượt trội so với các ngành đào tạo còn lại. Trong mùa tuyển sinh 2021-2022 các ngành này vẫn tiếp tục là ngành mũi nhọn với chỉ tiêu tuyển sinh không hề giảm của top trường kinh tế. Dự báo trong thời gian tới, sinh viên nhóm ngành này ra trường tìm việc vẫn chưa dễ dàng và chắc chắn là thất nghiệp.

Ngành Quản trị nhân lực

Ngành Quản trị nhân lực (Ảnh: Internet)
Ngành Quản trị nhân lực (Ảnh: Internet)

Quản trị nhân lực được coi là ngành đào tạo “sếp” cho các bộ máy công ty để đảm bảo sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp dù có nhiều nhân sự đến đâu thì mỗi phòng ban chỉ cần 1 người đảm nhận công việc quản trị nhân sự này. Trong khi đó, có hàng nghìn sinh viên ra trường mỗi năm sẽ không tìm được công việc đúng với ngành đại học của mình bởi cung vượt quá cầu.

Một người làm quản trị nhân sự đòi hỏi phải có tầm nhìn xa, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực nhằm dẫn đường chỉ lối đúng đắn cho các nhân sự của doanh nghiệp… nên các sinh viên mới ra trường không thể đáp ứng được. Bởi lẽ đó, tỷ lệ làm việc trái ngành để lấy kinh nghiệm hoặc thất nghiệp ở ngành học này rất cao hiện nay.

Ngành đại học Tâm lý học

Ngành đại học Tâm lý học (Ảnh: Internet)
Ngành đại học Tâm lý học (Ảnh: Internet)

Ngành tâm lý học với điểm đầu vào thấp, cộng thêm việc chưa rõ sau này ra trường sẽ làm những việc gì đã khiến nhiều sinh viên tâm lý hoang mang, tự ti khi bị đem ra so sánh với sinh viên các ngành học khác. Không ít người đã xin ngừng học, ôn thi tiếp để chuyển ngành, chuyển trường. Một số coi việc học là cách để kiếm được tấm bằng, còn phần lớn thời gian là để đầu tư cho “sở trường” của mình như: sale, marketing, viết báo,…

Đến khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên ngành Tâm lý học cũng rất chật vật để có được công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Vì việc tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, giải quyết các vấn đề trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, hành vi,… là điều khá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi trong thời buổi kinh tế khó khăn này, nhiều cử nhân tâm lý học phải cất tấm bằng đại học và kiếm việc khác để mưu sinh.

Ngành sân khấu điện ảnh

Ngành sân khấu điện ảnh (Ảnh: Internet)
Ngành sân khấu điện ảnh (Ảnh: Internet)

Mỗi năm, hai trường Sân khấu Điện ảnh lớn nhất cả nước cùng hàng loạt trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật cho ra lò hàng trăm cử nhân. Tuy nhiên, không phải ai trong số đó cũng có may mắn trở thành diễn viên, xuất hiện trên các bộ phim truyền hình.

Ngành đại học công nghệ môi trường

Ngành đại học công nghệ môi trường (Ảnh: Internet)
Không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái nghề (Ảnh: Internet)

Công nghệ môi trường là một chuyên ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này, bạn cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học.

Nếu chuyên về công nghệ xử lý nước thải, thường có lựa chọn làm việc ở: công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước, công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp,… Nếu là công nghệ xử lý khí thải thì công việc thiên về: đo đạc chất lượng không khí, đánh giá tác động của môi trường và xử lý không khí ô nhiễm,… còn nếu hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn thì bạn sẽ làm việc với: các công trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhà máy hay các khu đô thị,…

Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém cũng như chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành nên doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì thế, không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề đào tạo.

Ngành kỹ sư xây dựng

Ngành kỹ sư xây dựng (Ảnh: Internet)
Ngành kỹ sư xây dựng (Ảnh: Internet)

Cả nước ta có khá nhiều ngành đào tạo ra kĩ sư xây dựng. Vậy nên, con số sinh viên ra trường không hề nhỏ hàng nghìn sinh viên ra trường. Với quá nhiều sinh viên ra trường, các công ty với yêu cầu rất cao là có kinh nghiệm. Các sinh viên mới ra trường không thể đáp ứng được nhu cầu cần kinh nghiệm như các công ty yêu cầu. Học ngành kỹ sư xây dựng rất dễ thất nghiệp chúng ta nên chú ý chọn trường theo đam mê và có suy nghĩ chín chắn hơn trong xem xét theo đam mê của mình mà có đảm bảo cho mình việc làm khi ra trường hay không.

Ngành biên tập xuất bản

(Ảnh: Internet)
Ngành biên tập xuất bản (Ảnh: Internet)

Ngành biên tập xuất bản là ngành dành cho những ai có niềm đam mê với sách, với ngôn ngữ và cảm thụ tác phẩm. Không những thế, ngành còn đòi hỏi bạn phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và nhiều kĩ năng. Biên tập, xuất bản không phải là ngành quá nổi bật, song theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay số cử nhân xuất bản đang vượt quá nhu cầu tuyển dụng.

Thực tế thì những bạn trẻ theo học và đi làm về chuyên ngành biên tập xuất bản bạn phải có niềm đam mê cháy bỏng, va chạm cuộc sống kèm với đó là những kĩ năng mềm đa dạng. Người biên tập cần trau dồi chuyên môn, hiểu biết và kiên trì vì sản phẩm làm ra cần phải trải qua rất nhiều khâu, đồng thời bạn cũng cần phải có khả năng giao tiếp, đàm phán và nhanh nhạy. Do vậy, rất nhiều bạn trẻ ra trường không đáp ứng được với thực tế và phải lựa chọn làm trái ngành.

Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận