Đối với các bạn tuổi teen và các ba mẹ, chủ đề về tương lai thường trở nên nhức nhối. Phụ huynh luôn mong muốn những điều tốt nhất “tốt nhất” cho con, nhưng hiếm khi có thể tránh được xung đột lợi ích khi phải lựa chọn một cơ sở giáo dục và trao đổi về con đường sự nghiệp tương lai với con. Vậy làm thế nào để không bị ảo tưởng với quan điểm cá nhân của mình, tránh khuyên nhủ con sai cách và giúp đỡ các con? Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét một số sai lầm chính mà phụ huynh học sinh trong độ tuổi trung học phổ thông thường vô tình mắc phải do sự khác biệt về thế hệ và tuổi tác.

Thứ 1: Quá chú ý tới việc thi đại học gây áp lực quá lớn lên con

Nhiều gia đình thường bắt đầu kế hoạch lựa chọn với trình tự từ việc cho con thi các môn gì, học trường nào và sau cùng là học ngành gì. Tuy nhiên, trình tự phải ngược lại mới là hợp lý.

Ngoài ra, sự thờ ơ của các teen về vấn đề này thường không mấy gắn liền với câu hỏi: “tôi muốn làm nghề gì trong tương lai?”. Câu hỏi khiến các teen suy nghĩ nhiều hơn đó là “Tôi là ai?”. Trường đại học và nghề nghiệp có thể thay đổi nếu muốn, nhưng quan điểm sống thì sẽ được hình thành vững chắc trong thời kỳ này và sẽ đi theo các bạn ấy đến suốt cuộc đời.

Phụ huynh thường mắc sai lầm gây áp lực quá lớn lên con. (Nguồn: Internet)
Phụ huynh thường mắc sai lầm gây áp lực quá lớn lên con. (Nguồn: Internet)

Giải pháp khả thi

Giải tỏa căng thẳng xung quanh kỳ thi và chuyển trọng tâm của trẻ sang tự khám phá bản thân. Một câu hỏi có thể hữu ích cho các teen: “Mình muốn trở thành gì, người như nào và con đường nào sẽ đưa mình đến đó nhanh hơn?”.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đa chức năng nên có nhiều cánh cửa có thể dẫn đến hầu hết các ngành nghề. Ví dụ, Để trở thành nhà thiết kế phần mềm, bạn có thể bắt đầu thông qua lập trình, thiết kế và thậm chí thông qua cả triết học.

Kết quả thì giống nhau, nhưng con đường đi đến thành công khác nhau. Điều quan trọng là tập trung vào sở thích và thế mạnh của con, chứ không phải hoàn toàn vào các kỳ thi.

Thứ 2: Tập trung vào sự ổn định

Mô hình giá trị của cải vật chất thời nay đã thay đổi rất nhiều so với 20-30 năm trước. Nhiều bậc phụ huynh lớn lên thời kỳ kinh tế đất nước còn khó khăn, nên đã quen với việc ưu tiên ổn định kinh tế. Thế hệ Z ngày nay (“Zoomers”, sinh từ 1997 đến 2012) xa lạ với quan điểm sống như vậy và không có mong muốn làm việc ở một nơi cả đời. Thậm chí thế hệ trẻ không cho rằng mức lương ổn định đồng nghĩa với một cuộc sống an toàn.

Nhiều teen thời nay không mơ ước về một chỗ làm việc lâu dài, và nói đúng hơn là chỗ làm việc nói chung. Các bạn trẻ hay suy nghĩ về một công việc thú vị mà có thể sẽ giúp phát triển bản thân theo đúng những quan điểm của mình, công việc tự do nhiều hơn so với sự ổn định. Điều quan trọng là thế hệ Z muốn thấy được là các công ty mình đang tuyển vào có đang làm việc đúng với sứ mệnh đã nêu ra không.

Giải pháp khả thi

Nhiều người cho rằng câu hỏi “Tại sao?” của các bạn teen như một thứ gì đó quá bồng bột, ngây ngô và trẻ con, không đáng để trả lời. Nhưng thực ra đây lại là một cấp độ nhận thức mới. Những gì con bạn quan tâm đôi khi không phải là những gì bạn cho là quan trọng. Tuy nhiên các bạn teen lại có thể lại rất đúng đắn. Vậy nên trước khi đặt ra con đường dẫn đến một tương lai lý tưởng, hãy thảo luận với con bạn về những khái niệm lý tưởng và thành công của cá nhân con là gì.

Thứ 3: Quyết định tất cả thay con hoặc cho các bạn teen tự do quyết định hết

Thông thường, phụ huynh hay có một trong hai vị trí cực đoan: quyết định hết mà không cần quan tâm ý kiến của con, hoặc mặc kệ con muốn thế nào cũng được. Tuy nhiên cả 2 phương án trên đều không tối ưu.

Một trong những thứ quan trọng diễn ra trong tâm hồn của các bạn học sinh cấp 3 là sự hình thành tính tự chủ. Điều cần nhấn mạnh ở đây là cả hai cụm từ: TỰ CHỦ (tự mình làm rất quan trọng), và HÌNH THÀNH (lập trường ở tuổi này thường chưa thành hình đầy đủ nên dễ bị rung động).

Khi đưa ra quyết định thay cho các con, ngay cả khi bạn đã tính đến sở thích và đặc điểm của con mình, thì động lực của chúng vẫn sẽ giảm xuống, teen sẽ cảm thấy mình không có trách nhiệm gì trong lựa chọn vì đơn giản đâu phải mình đã đưa ra quyết định đó. Còn việc để teen hoàn toàn tự do trong lựa chọn thì lại cũng rất nguy hiểm: giống như bị ném xuống biển mà không cần kiểm tra xem người có biết bơi không, mà không nói bờ biển ở đâu.

Áp lực thi cử Nguồn ảnh: https://unipsy.in/exam-stress-facts-and-myths/
Áp lực thi cử Nguồn ảnh: https://unipsy.in/exam-stress-facts-and-myths/

Giải pháp khả thi

Phụ huynh cần hỗ trợ tâm lý và các công cụ lựa chọn cho các bạn cuối cấp, từ việc cùng nhau tìm hiểu các ngành nghề đến việc trở thành một cố vấn chuyên nghiệp tỉ mỉ với cương vị khách quan cho con. Mục đích là để cung cấp và chia sẻ đầy đủ thông tin cho các bạn teen tự lựa chọn hướng đi đúng đắn cho mình.

Thứ 4: Ép con từ bỏ sở thích để có thời gian học tập nhiều hơn

Cha mẹ đôi khi có thể khó nhận ra mức độ ưu tiên của “muốn” và “phải”. Việc thiếu động lực học tập nhiều lúc dẫn đến việc ba mẹ cấm con cái các hoạt động mà người lớn cho là lãng phí thời gian, nhưng lại rất quan trọng đối với các bạn học sinh ở độ tuổi trung học phổ thông. Điều này phần lớn đều dẫn đến tác dụng ngược, vì động lực về nguyên tắc chỉ có thể là tồn tại hoặc không.

Ở tuổi vị thành niên, điều tồi tệ nhất ba mẹ có thể không may tạo ra là làm con mất đi mong muốn làm bất cứ điều gì hữu ích. Trong khi hầu hết các sở thích, từ thể thao cho đến hội họa đều có tác động lớn đến việc hình thành các kết nối neuron thần kinh mới và ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của chức năng nhận thức của não bộ.

Giải pháp khả thi

Phụ huynh cần giúp trẻ tìm được định hướng mong muốn của cá nhân mình trong học tập. Vì lợi ích của nhiều năm học tập nhiều lúc là chưa rõ ràng đến tận cuối năm cấp 3, nên điều quan trọng là giúp trẻ xây dựng cầu nối giữa việc cần làm “hiện tại” và mong muốn cho “tương lai” của mình.

Ngoài ra hãy cùng con lập danh sách những điều truyền cảm hứng nhất cho mình và tạo ra một thời khóa biểu: chính những việc này sẽ mang lại niềm vui trong giai đoạn quá tải học tập và giúp não bộ chuyển đổi sự chú ý sang một việc khác. Có nghĩa là giúp cho não bộ tiếp thu thông tin tốt hơn.

Thứ 5: Quá cứng nhắc lựa chọn chỉ 1 nghề duy nhất để theo đuổi cả đời

Sự lựa chọn một nghề duy nhất để theo đuổi cả đời ngày nay hầu như là một điều không tưởng và viển vông, nhưng đa nghề nghiệp lại là một tiêu chuẩn mới. Nếu cách đây 15 năm, những người thường xuyên thay đổi lĩnh vực hoạt động của mình (những người thường xuyên thay đổi công việc) được coi là những người thất bại trong con đường sự nghiệp thì giờ đây, họ lại được đánh giá cao là những người đa tiềm năng. Tính đa lĩnh vực cho phép con người ta có thể phát triển tư duy một cách có hệ thống và tích hợp, học hỏi nhanh và khả năng thích ứng cao hơn trung bình.

Giải pháp khả thi

Hãy cẩn thận để không truyền nỗi sợ thất bại cho các bạn tuổi mới lớn. Thế giới của con sẽ không sụp đổ khi cần lựa chọn lại hướng đi cho mình, nếu con sẵn sàng cho điều đó. Không nên ép buộc con chọn một ngành nghề nào đó nhất định. Thay vào đó phụ huynh nên dạy cho con chọn một ngành nghề một cách có ý thức nhất có thể.

Khuyến khích các teen thử nghiệm. Các con bắt đầu đầu thực hành các công việc khác nhau càng sớm, thì càng sớm hiểu rõ hơn bản thân mình phù hợp và thích những gì.

Ba mẹ nên giúp các con lựa chọn một hướng đi trên con đường sự nghiệp, chứ không phải là một nghề nghiệp nhất định. Vì bản thân các ngành nghề có thể thay đổi nhiều đến mức có thể chuyển nghề mà không cần thay đổi nơi làm việc.

Thứ 6: Đánh giá công việc tương lai dựa trên quan điểm thu nhập

Việc phân chia các ngành nghề theo phương diện tài chính là một việc tương đối không thực tế. Mối quan hệ giữa ngành và thu nhập nhiều khi không còn tỉ lệ thuận như xưa nữa. Giờ đây, bạn thực sự có thể kiếm tiền trong hầu hết mọi lĩnh vực nếu bạn là một chuyên gia giỏi và biết cách truyền tải chính xác giá trị dịch vụ của mình tới người dùng. Một gia sư, một nhà thiết kế tự do, một nhà quản lý mạng xã hội có thể kiếm được nhiều tiền hơn một giám đốc nhà máy.

Hơn nữa, các nghề có tính chất lặp đi lặp lại một thao tác thường có xu hướng rủi ro cao hơn so với các nghề mang tính chất sáng tạo, vì chúng dễ tự động hóa hơn. Và với sự ra đời của các lĩnh vực mới, giới trẻ ngày nay có cơ hội làm những điều mà thế hệ trước chỉ có thể đọc trong sách khoa học viễn tưởng.

Thị trường các công việc ngày càng có nhu cầu cần đến các kỹ sư in 3D, nhà phát triển phương tiện không người lái, kiến trúc sư của các thành phố xanh và các ngành nghề mới khác.

Giải pháp khả thi

Điều quan trọng là phải nhận thấy các xu hướng và thay đổi, phân tích sự biến đổi của các ngành nghề và cách bạn có thể chuẩn bị cho điều này. Con người không cần nghĩ đến việc làm sao cho bản thân mình giỏi hơn robot, mà nên nghĩ đến cách sử dụng chúng một cách hiệu quả để phục vụ công việc.

Không ai phàn nàn cái máy giặt đã lấy đi công việc giặt giũ bằng tay của mình. Vấn đề duy nhất ở đây là chúng ta sẽ sử dụng thời gian rảnh ra như thế nào.

Ví dụ: ba năm trước, y học từ xa chỉ là trò đùa, nhưng trong thời kỳ đại dịch, tư vấn qua video nhanh chóng đi vào cuộc sống của chúng ta. Việc này cho thấy một tỷ lệ lớn bệnh nhân đã sẵn sàng cho việc này, mặc dù các bác sỹ thì chưa đồng quan điểm lắm.

Thứ 7: Bình đẳng giữa đại học và đào tạo

Giờ đây không còn mối liên kết trực tiếp mạnh mẽ giữa “trường đại học hàng đầu và công việc thành công” như 30 năm trước nữa: khoảng cách giữa giáo dục và công việc thực tế ngày càng lớn. Một số công ty công nghệ đã và đang bãi bỏ dần yêu cầu nghiêm ngặt về bằng cấp khi xin việc.

Giáo dục đại học đang cung cấp những gì cho đất nước? Ngoài lợi ích xã hội và sự an tâm về tâm lý theo kiểu “mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch”, thì lợi ích khác chính là môi trường tương đối lành mạnh để phát triển tư duy, hiểu biết chung với tầm nhìn quy mô thế giới quan (nếu chúng ta đang nói về một trường đại học tốt). Đó là điều rất tốt, tuy nhiên nó chưa khẳng định được gì về mặt kiến thức và khả năng làm việc của sinh viên trong tương lai.

Áp lực nhà trường Nguồn ảnh: https://thgiongongto.hcm.edu.vn/nh-2018-2019/ap-luc-hoc-tap-sai-lam-la-cua-ai/ctmb/78063/302989
Áp lực nhà trường Nguồn ảnh: https://thgiongongto.hcm.edu.vn/nh-2018-2019/ap-luc-hoc-tap-sai-lam-la-cua-ai/ctmb/78063/302989

Giải pháp khả thi

Đối với một số ngành nghề học tập tại một trường đại học là một điều rất tốt nhưng hoàn toàn không bắt buộc để có kiến thức thực sự.

Trong các khóa học ngắn hạn, học viên có thể nhận được đầy đủ thông tin và các kỹ năng cần thiết cho phép ngay sau đó nhanh chóng bước vào nghề (ngoại trừ một số thứ liên quan đến khoa học hàn lâm hoặc y dược học) và tiếp tục phát triển tại nơi làm việc.

Các trường đại học cũng có các khóa học theo định hướng thực hành, nhưng tỷ lệ phần trăm của chúng trong tổng số lượng nội dung được cho vào là không đáng kể. Có thể kết hợp việc học ở trường đại học và các khóa học. Điều quan trọng là phải hiểu chúng ta nên cho con đầu tư thời gian vào điều gì, bản thân các teen muốn gì hơn.

Nhìn chung xu hướng học lên đại học sau một vài năm công tác trong ngành nghề đó đang ngày càng gia tăng tại các nước phát triển.

Thứ 8: Đề cao lý thuyết hơn thực hành

Quá trình học tập trong các trường học và đại học truyền thống thường đặt ra mục tiêu nạp thật nhiều kiến thức và lượng thông tin cho não bộ. Tính chất điển hình của các nhiệm vụ này gây bất lợi cho não bộ: trong quá trình học hành theo mẫu và khuân khổ, học sinh thường là học cách nhớ và làm theo khuôn đúc với tốc độ nhanh chứ không tự tìm tòi phát triển ra thứ gì đó mới. Ngày nay, điều quan trọng hơn là có thể suy nghĩ sáng tạo và tìm kiếm giải pháp trong những tình huống bất ngờ không có khuôn khổ nào nhất định.

Giải pháp khả thi

Hỗ trợ để trẻ có được nhiều trải nghiệm khác nhau – từ việc khám phá những gì mới lạ đến việc thử nghiệm và thí nghiệm khao học, từ thực tập đến khởi nghiệp của chính chúng. Điều này rất tốt cho phát triển tư duy và bổ sung kho tàng kinh nghiệm quý báu giúp các con không sợ sai lầm và luôn sẵn sàng vượt qua thử thách mới.

KẾT LUẬN

Xung đột “cha và con” là muôn thuở, nhưng nó có thể trở thành chủ đề để thảo luận trong gia đình của gia đình, thay vì việc biến nó thành cuộc chiến tranh lạnh giữa phụ huynh và các con. Nếu bạn hiểu những vấn đề của sự khác biệt về tuổi tác và biết được rằng trẻ mới lớn ở mọi thời đại đều có điểm giống nhau như thế nào và các teen hiện đại khác với thanh thiếu niên thế hệ ba mẹ như thế nào, thì sẽ dễ dàng đi đến giải pháp mang tính chất xây dựng hơn.

Ngoài những sai lầm nằm ở việc ba mẹ không hiểu con mình, còn có những vấn đề liên quan đến sự thiếu hiểu biết về xu hướng cũng như cách thức và nơi phát triển các ngành nghề trên thế giới. Điều này ba mẹ cũng cần tự tìm hiểu và cùng các teen tìm hiểu). Nhưng bước đầu tiên là mong muốn hiểu được điều gì là quan trọng đối với con bạn và tại sao. Hãy để con nêu ra ý kiến của mình.

Điều quan trọng nhất vẫn là kể cả khi ba mẹ không đồng quan điểm với con thì cũng nên tìm hiểu xem ý tưởng của con có đúng không. Khuyến khích các bạn tuổi teen chia sẻ ý kiến với bậc cha mẹ. Không nên mặc định là trứng thì sao khôn hơn vịt. Và cũng không nên quá lơ là để con muốn làm gì cũng được.

Vậy các bạn học sinh trung học và các ba mẹ có những ý kiến gì về học tập? Hãy chia sẻ điều đó với BlogAnChoi nhé!

Xem thêm

Lý luận văn học - Văn chương gắn với sự sáng tạo, phong cách nghệ thuật của nhà văn

Lý luận văn học giúp các bạn "ghi điểm" trong mắt thầy cô và tăng sức hấp dẫn cho bài văn. Để đạt được điểm cao, ngoài kiến thức cơ bản, học sinh cần trang bị vững chắc kiến thức lý luận để áp dụng vào bài văn, tuy nhiên các bạn cần chọn nguồn liệu tham khảo đúng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User c5490084

Đúng quá. Bài viết rất đúng tâm lí của phụ huynh.