Ở bài viết này, BlogAnChoi sẽ gửi tới bạn những chia sẻ góc nhìn thực tế về việc cần 21 ngày để hình thành một thói quen? Đồng thời bật mí những hiểu lầm thường gặp xoay quanh câu chuyện hình thành thói quen để bạn có thể sẵn sàng cho bước đầu tiên trên hành trình thay đổi hướng tới phiên bản tốt hơn từ những thói quen tốt ngay bây giờ bạn nhé!

Phiên bản hiện tại của mỗi người chính là những gì chúng ta thường xuyên lặp lại. Thói quen là những hành động lặp lại thường xuyên đó. Chúng ta thành công hay thất bại, vui vẻ hay tiêu cực phần lớn nằm ở các thói quen chúng ta thiết lập và duy trì hàng ngày. Để có thể khởi động những bước thay đổi đầu tiên hướng tới một phiên bản tích cực hơn, chúng ta cần kích hoạt những thói quen tích cực và hữu ích cho bản thân, nhưng đâu có vẫn có những hiểu lầm sai về hình thành thói quen, đó là gì?

Hiểu lầm số 1: Mọi người đều cần 21 ngày để thiết lập một thói quen mới?

Chúng ta đã quá quen tai với quan niệm cần ít nhất 21 ngày để thiết lập một thói quen mới. Hai mốt ngày- một khoảng thời gian không quá ngắn để có thể đủ hấp dẫn với bạn cũng như không quá dài để khiến bạn quá nản lòng trước khi bắt đầu một thói quen mới. Quan điểm này Dr Maxwell Maltz’ được đưa ra vào những năm 1950 và thường được hiểu sai như một con số áp dụng cho tất cả mọi người.

Cần 21 ngày để thiết lập một thói quen mới có áp dụng với tất cả mọi người không?
Cần 21 ngày để thiết lập một thói quen mới có áp dụng với tất cả mọi người không?

Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có một khoảng thời gian khác nhau để não bộ có thể nhận biết, làm quen với tín hiệu của một thói quen mới. Có thể bạn sẽ mất ít hơn 21 ngày để thói quen mới trở thành một phần trong nếp sống hàng ngày hay có thể cả tháng, nhiều tháng hay hàng năm trời.

Mỗi người có khoảng thời gian khác nhau để hình thành một thói qquen
Mỗi người có khoảng thời gian khác nhau để hình thành một thói quen

Nhận biết được điều này, chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc thiết lập và duy trì thói quen mới. Và điều quan trọng nằm ở việc bạn luôn cố gắng duy trì thói quen tốt mỗi ngày để có thể không ngừng tiến bộ chứ không dừng lại ở việc tích đủ 21 ngày và ung dung nó đã trở thành thói quen của bản thân rồi nhé.

Hiểu lầm số 2: Tập trung loại trừ các thói quen xấu liệu có hiệu quả như chúng ta nghĩ?

Chúng ta thường tự nhủ phải loại trừ triệt để các thói quen xấu. Vậy, hãy tượng tưởng mỗi người là một chiếc bình thủy tinh rỗng. Nếu chúng ta cứ cho thật nhiều các thói quen tốt vào rồi thì còn chỗ đâu cho các thói quen xấu nữa. Thử đổi một lăng kính mới, bạn sẽ đỡ bị ám ảnh về việc từ bỏ các thói quen xấu đã cố hữu đeo bám bản thần trong một thời gian dài. Thay vào đó, chúng ta nên bắt đầu những thói quen tích cực với thật nhiều những năng lượng tích cực để đẩy lùi các thói quen xấu kia. Mong rằng sau quá trình cố gắng bền bỉ với những thói quen tích cực, bạn sẽ giật mình nhận ra rằng đã không còn thời gian cho những thói quen xấu từng đeo bám ngày nào.

Thói quen mới tích cực sẽ chiếm chỗ những thói quen cố hữu độc hại
Thói quen mới tích cực sẽ chiếm chỗ những thói quen cố hữu độc hại

Hiểu lầm số 3: Phải duy trì thói quen một cách cực đoan mỗi ngày hay không?

Câu trả lời là không. Bạn không cần lặp lại tất cả các thói quen hàng ngày một cách quá cực đoan. Chúng ta có thể có những khoảng nghỉ ngắt quãng nhưng không được quá lâu. Mỗi người cần có một kế hoạch để tái bắt nhịp với thói quen của mình. Trong video hơn 2 triệu views dưới đây, kênh YouTube Web5ngay đã gợi ý bí kíp học gì cũng giỏi. Mấu chốt nằm ở việc bạn sẽ duy trì thói quen tốt của mình bền bỉ, nếu có ngắt quãng thì không quá 2 ngày. Cùng tham khảo để áp dụng cho quá trình duy trì thói quen tốt có mục đích cho bản thân, bạn nhé!

Tóm lại, những thói quen tốt đang chờ bạn kích hoạt bất cứ lúc nào và nỗ lực duy trì chúng nằm ở bạn. Không có một con số cụ thể nào khẳng định việc bạn đã hình thành thói quen đó chưa. Tất cả nằm ở việc bạn dám thử, muốn bắt đầu và luôn lắng nghe bản thân cũng như hướng về mục đích ban đầu mà bản thân đã đặt ra. Chúc bạn thiết lập và duy trì được những thói quen tích cực, cho một phiên bản tuyệt vời nhất.

Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận