Các tác phẩm nghệ thuật có thể là điểm khởi đầu thú vị cho các nghiên cứu liên ngành dẫn dắt mọi người đến các phát hiện lịch sử, xã hội học, địa lý và văn hóa. Tuy ít phổ biến, nhưng không kém phần hấp dẫn, nghệ thuật có thể là một sự khám phá đầy kích thích các khái niệm, áp dụng trong Toán hình học. Nghiên cứu nghệ thuật Hồi giáo cho chúng ta các hiểu biết về sự đa dạng của các mô hình Toán học (Hình học) được sử dụng bởi các nghệ sĩ, tôn tạo cho một loạt các tác phẩm nghệ thuật và sử dụng rộng rãi trong: dệt may, gốm sứ, đồ kim loại, kiến trúc.

Phong cách Hình học trong nghệ thuật Hồi giáo

Các nguyên tắc và giáo lý của Hồi giáo được sử dụng như một lối sống, quy tắc tôn giáo và cả hệ thống luật pháp được ban hành bởi Muhammad (khoảng 570–632 sau Công Nguyên), một thương gia Ả Rập từ Thánh địa Mecca. Hệ thống hóa trong văn bản được gọi là Qur’an tạo thành cốt lõi của tôn giáo.

Trang trí hình học đạt đến đỉnh cao trong thế giới Hồi giáo, khởi phát cho các hình dạng cơ bản và phức tạp này được cho là tồn tại vào cuối thời cổ đại trong Đế chế Byzantine và Sasanian. Nghệ sĩ Hồi giáo sử dụng các yếu tố chính từ truyền thống, sau đó xây dựng chúng để phát minh ra một hình thức trang trí mới nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất, logic và trật tự.

Thiết yếu cho phong cách độc đáo này là những đóng góp từ các nhà toán học Hồi giáo, thiên văn học, và các nhà khoa học khác, những người có ý tưởng và kỹ thuật. Hình tròn đã trở thành nền tảng cho hình học Hồi giáo có vai trò cấu trúc nên tất cả các mô hình phức tạp.

Nghiên cứu mô hình Toán học trong nghệ thuật thị giác Hồi giáo

Có 3 nguyên tắc cơ bản được sử dụng trong nghệ thuật thị giác Hồi giáo:

Thứ nhất: Được tạo thành từ một số lượng nhỏ các yếu tố hình học lặp lại. Các hình thức đơn giản của hình tròn, hình vuông và đường thẳng là cơ sở của các mẫu. Những yếu tố này kết hợp, lặp lại, xen kẽ và sắp xếp theo những tổ hợp phức tạp. Hầu hết các mẫu thường dựa trên một trong hai các loại lưới – một lưới bao gồm các cạnh đều hình tam giác, hình còn lại của hình vuông. Một loại thứ ba lưới, bao gồm các hình lục giác, là một biến thể của lưới tam giác.

Nghệ thuật Hồi giáo - Nơi Gặp gỡ giữa Toán học và Hội họa Ai Cập Đồ gốm Gặp gỡ hội họa kiến trúc nghệ thuật phong cách(Lưới hình học tam giác trong nghệ thuật trang trí Hồi giáo, ảnh: Internet)

Nghệ thuật Hồi giáo - Nơi Gặp gỡ giữa Toán học và Hội họa Ai Cập Đồ gốm Gặp gỡ hội họa kiến trúc nghệ thuật phong cách

(Lưới hình học lục giác trong nghệ thuật trang trí Hồi giáo, ảnh: Internet)

Thứ hai: Không yêu cầu tương tác không gian qua lại giữa theo quy luật xa gần. Quan niệm về không gian trong nghệ thuật Hồi giáo hoàn toàn khác với phương Tây. Trong khi nghệ sĩ phương Tây thường áp dụng phối cảnh tuyến tính, chia không gian hình ảnh thành tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh (áp dụng chặt chẽ quy luật xa gần), thay vào đó các nghệ sĩ của thế giới Hồi giáo phần lớn không quan tâm đến quy luật này. Sau này các phong cách nghệ thuật Hồi giáo dần khác nhau theo vùng, ở Ba Tư không gian ba chiều được sử dụng để trình bày nhiều góc nhìn và đồng thời làm nổi bật các điểm nhìn từ trên xuống hay dưới lên.

Thứ ba: Trang trí hình học trong nghệ thuật Hồi giáo có một mức độ tự do. Sự phức tạp, sắp xếp và kết hợp các yếu tố có thể mở rộng vô hạn ra xung quanh nhờ tính đối xứng cao. Do đó có thể sử dụng lặp lại cho cả mẫu lớn như trần nhà thờ, tường,….

Một số hiện vật minh chứng cho nghệ thuật hình học Hồi giáo

1. Bảng gỗ hoa văn, khảm gỗ và xương, nửa sau Thế kỷ 8, triều đại Abbasid, Ai Cập.

Sở hữu: Quỹ Samuel D. Lee, 1937

Dễ thấy trung tâm hình là sự lặp lại các chi tiết các hình tròn đồng tâm nhưng khác nhau bán kính.

Nghệ thuật Hồi giáo - Nơi Gặp gỡ giữa Toán học và Hội họa Ai Cập Đồ gốm Gặp gỡ hội họa kiến trúc nghệ thuật phong cách(Nguồn: The Metropolitan Museum of Art)

2. Bát gốm, cuối Thế kỷ 12, đầu Thế kỷ 13, triều đại Seljuq, Iran.

Sở hữu: Rogers Fund, và Gift of The Schiff Foundation, 1957

Vòng tròn trung tâm có các họa tiết được lặp lại đều đặn theo mô phỏng tia sáng mặt trời, tỏa ra từ khuôn mặt ở trung tâm.

Nghệ thuật Hồi giáo - Nơi Gặp gỡ giữa Toán học và Hội họa Ai Cập Đồ gốm Gặp gỡ hội họa kiến trúc nghệ thuật phong cách(Nguồn: The Metropolitan Museum of Art)

3. Bình thắp hương bằng đồng thau, dát vàng, bạc, cuối Thế kỷ 13 – đầu Thế kỷ 14; Thời kỳ Mamluk Syria, DamascusNghệ thuật Hồi giáo - Nơi Gặp gỡ giữa Toán học và Hội họa Ai Cập Đồ gốm Gặp gỡ hội họa kiến trúc nghệ thuật phong cách

(Nguồn: The Metropolitan Museum of Art)

Sở hữu J. Pierpont Morgan, 1917

Bình thắp hương là vật dụng phổ biến trong gia đình nhưng loại hình cầu này ít phổ biến hơn các loại khác. Hương sẽ được đốt bên trong bình này giải phóng qua các rãnh trên bình. Trang trí bề mặt của hình học nổi bật với các vòng tròn lặp lại đều đặn.

4. Gạch đúc bằng men gốm màu lam, Thế kỷ 13 – 14; Thời kỳ Ilkhanid Iran, Nishapur

Sở hữu: Rogers Fund, 1937

Sự lặp lại đều đặn các ngôi sao sáu cánh, làm tác phẩm có tính đối xứng cao, bất kì một ngôi sao nào cũng có thể là trung tâm và tỏa ra xung quanh về mọi hướng, ngôi sao cũng là thiết kế phổ biến trong nghệ thuật Hồi giáo. Tuy nhiên nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy hoa sen phía bên trong lòng ngôi sao- thiết kế đặc trưng của nền văn minh Trung Hoa, một ảnh hưởng đến nghệ thuật Hồi giáo.

Nghệ thuật Hồi giáo - Nơi Gặp gỡ giữa Toán học và Hội họa Ai Cập Đồ gốm Gặp gỡ hội họa kiến trúc nghệ thuật phong cách

(Nguồn: The Metropolitan Museum of Art)

Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận