“Thanh minh trong tiết tháng 3”. Thực tế, Tết Thanh minh không có ngày cố định, vậy nên nhiều người thắc mắc Thanh minh 2024 là ngày nào, có gì cần lưu ý, kiêng kỵ trong tiết Thanh minh không?

Tết Thanh Minh là ngày gì?

Tết Thanh Minh là một ngày lễ Tết thể hiện “Đạo lý uống nước nhớ nguồn”, lòng thành kính đối với tổ tiên của người dân Việt Nam. Mang đậm nét thiêng liêng phong tục truyền thống in sâu trong mỗi người dân Việt Nam vào ngày này những người con xa quê đều sắp xếp về tảo mộ tổ tiên mình.

Tết Thanh Minh là ngày gì? (Ảnh: Internet)
Tết Thanh Minh là ngày gì? (Ảnh: Internet)

Tiết Thanh Minh và một trong 24 tiết khí của năm. Tiết thanh minh đến sau khi kết thúc tiết xuân phân, thường bắt đầu từ ngày 4 hoặc 5 tháng 4, kéo dài khoảng 15-16 ngày và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch.

Tiết thanh minh là tiết khí mà thời tiết trong xanh, thời tiết quang quẻ nhất. Đó là lúc thời tiết đẹp, trời trong quang đãng. Trong các hoạt động của tiết thanh minh thì về quê tảo mộ ông bà tổ tiên là phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt.

Tảo mộ là con cháu sắm sửa lễ vật ra nghĩa địa thắp hương, dọn dẹp sang sửa mộ phần của ông bà tổ tiên. Tảo mộ là dịp để con cháu tưởng nhớ biết ơn ông bà, đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.

Nguồn gốc của Tết Thanh Minh

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, Tiết thanh minh là 1 trong 24 tiết khí. Tiết khí này được lập lịch theo quan niệm của các quốc gia phương Đông.

Về mặt nghĩa đen, thanh là khí trong, minh là sáng sửa. Tiết thanh minh nghĩa là khi trời mát mẻ quang đãng. Tiết thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí, bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày.

Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 – 16 ngày, và ngày đầu tiên được gọi là Tết thanh minh. Vào năm 2024, Tết thanh minh sẽ nhằm ngày 4/4 Dương lịch (26/2 Âm lịch), sau khi kết thúc tiết xuân phân và kéo dài đến ngày 20/4.

Ngoài Tết thanh minh, vào những ngày đầu năm tháng 3 còn có Hội Đạp Thanh hay còn gọi là hội giẫm cỏ. Đây là lễ hội cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc trong dịp này, nam nữ sắm sửa cho mình quần áo đẹp để cùng đi chơi xuân. Hiện nay ở Việt Nam không còn lưu truyền lễ hội này nữa nhưng vẫn chúng ta vẫn có thể biết được lễ hội này qua đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

“Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh,

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân,

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm”

Ý nghĩa của Tết Thanh Minh

Ý nghĩa của Tết Thanh Minh (Ảnh: Internet)
Ý nghĩa của Tết Thanh Minh (Ảnh: Internet)

Đối với người Việt Nam, Tết Thanh Minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi xa làm ăn thì vào ngày này gia đình cùng tụ họp đi tảo mộ sau đó về nhà quây quần bên mâm cơm gia đình. Những ngôi mộ sạch sẽ tươm tất như thay con cháu thể hiện lòng thành kính của mình đối với tổ tiên.

Trong dịp Tết Thanh Minh các khu nghĩa trang thường trở nên đông đúc tấp nập thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” nét văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Dạy con cháu nên biết yêu thương hiếu thảo trân trọng ba mẹ ông bà khi còn sống chứ không phải chờ đến khi họ mất mới tỏ lòng thành kính của mình.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, Trưởng khoa Văn hóa Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, người dân đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau tảo mộ nhằm tri ân, tưởng nhớ người thân đã mất, đồng thời, tỏ lòng thành kính, tôn trọng và biết ơn tổ tiên.

Bên cạnh đó, mọi người còn quét dọn cho những mồ mả vô chủ, không có người thân tới chăm nom, thể hiện được sự nhân văn, đạo lý tương thân tương ái, giúp đỡ lần nhau.

Tết Thanh minh 2024 vào ngày nào?

Năm 2024 này, Tết Thanh minh sẽ rơi vào thứ Năm ngày 4/4/2024 Dương lịch (tức ngày 26/2/2024 Âm lịch).

Những kiêng kỵ trong tết Thanh minh

Dưới đây là một số điều cần kiêng kỵ, không nên thực hiện vào ngày Tết Thanh minh để tránh bị xui xẻo, phiền nhiễu:

Phải thắp hương quan thần trước mới tạ mộ gia tiên

Những kiêng kỵ trong tết Thanh minh
Những kiêng kỵ trong tết Thanh minh (Ảnh: Internet)

Tại các nghĩa địa thường có ngôi nhà chung để thờ quan thần, tức người cai quản cõi âm, một phần của các gia đình. Do đó khi sắm lễ đi tảo mộ nhớ sắm 2 lễ là lễ quan thần và lễ gia tiên. Khi tới nghĩa địa dù mộ gia tiên ngay lối ra vào thì cũng phải tới khu thờ quan thần đặt lễ thắp hương quan thần trước rồi mới ra thắp hương dọn dẹp tại khu mộ gia tiên.

Tuyệt đối không giẫm đạp, ngồi lên phần mộ

Khi đi tảo mộ, nhất là những nơi nghĩa địa hoang sơ tự phát cần chú ý tránh giẫm đạp lên mộ phần. Điều đó là hành động cấm kỵ thể hiện sự bất kính với người đã khuất, là phạm vào sự tôn kính linh thiêng nên có thể bị quở trách. Ngày xưa có nhiều mộ đất lâu ngày bị tụt thấp ngang mặt đất, nên các cụ cũng rất cẩn trọng khi đi tảo mộ trong nghĩa địa sẽ chú ý những chỗ có cắm chân nhang thì có thể có mộ phần bên dưới thì nấm đất đã sụt lún bằng phẳng, để tránh. Không biết vận xui có không, có bị trách thật không nhưng dù sao ở trong tâm thức hành động không giẫm đạp lên nơi người khuất an nghỉ cũng là một cách để rèn cho tâm mình trong sáng và tôn trọng người khác.

Không mang đồ vật ở nghĩa trang về nhà

Nghĩa địa là nơi có nhiều âm khí nên có thể “ám” vào cỏ cây và đồ vật ơ đó. Vì thế bạn tuyệt đối không nên nhổ cây cỏ, hái hoa, lấy đất… trong khu nghĩa địa về nhà. Những năng lượng xấu có thể được hấp thụ hoặc có vong hồn theo về sẽ ảnh hưởng tới đời sống dương gian.

Bởi vậy khi tảo mộ xong chỉ được mang lễ vật thắp hương về, không mang theo thứ khác. Khi về tới nhà nên rửa sạch sẽ chân tay giày dép, có thể hơ lửa để xua đuổi tà khí khí lạnh trên người, tránh tà ma vong hồn theo về nhà. Nếu cho trẻ nhỏ đi cùng bạn cần đặc biệt chú ý bởi nhiều khi trẻ nhỏ thích thú với những bông hoa, trái cây trên mộ phần nhà khác sẽ cầm mang về. Điều đó là không tốt cho hoạt động tảo mộ.

Không nói to, nói điều không hay ngày Thanh Minh

Những kiêng kỵ trong tết Thanh minh (Ảnh: Internet)
Những kiêng kỵ trong tết Thanh minh (Ảnh: Internet)

Tại nghĩa địa có thể bạn sẽ thấy một số điều lạ lẫm nhưng tránh bình phẩm ngôn ngữ bất kính, tránh cười đùa, chế nhạo nghịch ngợm, phạm tội bất kính. Khi đi tảo mộ cũng nên nói chuyện từ tốn nhẹ nhàng không ảnh hưởng tới không gian của người khuât.

Không nên đi tảo mộ quá sớm hoặc quá muộn

Đi tảo mộ tránh đi một mình và đi quá sớm hoặc quá muộn. Thời điểm thích hợp để tảo mộ là tầm 10 -15 giờ. Việc đi quá sớm hoặc quá muộn, hoặc đi một mình có thể khiến bạn sợ hãi. Hơn nữa giờ sớm hoặc muộn nghĩa địa càng lạnh lẽo vắng vẻ nên có nhiều khí lạnh có thể xâm nhập khiến bạn bị ốm cảm lạnh. Nên đi tảo mộ vào lúc tạnh ráo và còn ánh nắng để tránh khí âm, khí lạnh xâm nhập vào người làm hao tổn dương khí, gây bệnh tật.

Không dùng chuối thắp hương ngày Thanh minh

Dân gian truyền rằng chuối là trái cây thường thắp hương tại gia nhưng không nên mang đi tảo mộ. Bởi theo nhiều nơi quan niệm chuối có tính thu hút nên khi mang đi nghĩa địa thắp hương xong, thụ lộc mang về thì có thể mang theo âm khí, vong hồn theo chuối về nhà. Điều đó không tốt cho người sống. Vì thế bạn nên tham khảo thông tin này để tránh. Việc sắm lễ thắp hương ông bà tổ tiên có thể chọn các loại trái cây bánh kẹo khác rất đa dạng nên có thờ có thiêng có kiêng có lành.

Tảo mộ về nên hơ lửa hoặc tắm rửa

Sau khi đi tảo mộ về nên tắm rửa sạch sẽ hoặc hơ lửa để xua đuổi tà khí theo bám để tránh vận xui.

Ai không nên đi tảo mộ Tết Thanh minh

Những phụ nữ có thai, đang nuôi con bú

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc đang nuôi con bú không nên đi tảo mộ. Đó là vì những đối tượng này khá nhạy cảm với môi trường ngoài, nhất là nghĩa địa lạnh lẽo, âm khí nhiều. Phụ nữ có thai và nuôi con bú cơ thể yếu cần giữ sức nên nếu bị tà khí xâm nhập sẽ ảnh hưởng tới con, ảnh hưởng cả tương lai về sau.

Hơn nữa phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú không nên đến những nơi nghĩa địa vì cấu trúc nghĩa địa thời trước thường có địa thế hiểm trở khó đi,nên có thể trượt chân ngã và sinh non. Hơn nữa nghĩa địa được cho là có nhiều vong hồn ma quỷ nên sẽ quấy phá những người yếu đuối như thai phụ, phụ nữ có con nhỏ.

Ai không nên đi tảo mộ Tết Thanh minh (Ảnh: Internet)
Ai không nên đi tảo mộ Tết Thanh minh (Ảnh: Internet)

Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ vào chu kỳ kinh nguyệt là khí âm thịnh, khí dương giảm nên rất không hợp khi đi tảo mộ. Họ sẽ dễ bị tà khí xâm nhập vào cơ thể gây hại. Hơn nữa quan niệm xưa phụ nữ kỳ kinh không sạch sẽ nên khi đi tảo mộ thắp hương, nếu sơ sểnh có thể bị ông bà tổ tiên quở trách gây đại kỵ.

Người đang ốm yếu, đang điều trị bệnh

Nghĩa địa là nơi khí âm nhiều, lạnh lẽo nên những người đang ốm yếu, trị bệnh càng dễ bị tiến triển mạnh hơn. Thực ra những người này vốn đang ốm yếu nên khi ra nghĩa địa gió lạnh và dễ xúc động thì càng ảnh hưởng tới thể trạng. Những người này cần hướng tới nơi dương khí để nhanh phục hồi tránh việc tăng âm khí.

Những người già trong gia đình

Người già từ 70 cũng không nên đi tảo mộ bởi ở tuổi này là tuổi gần đất xa trời, sức khỏe yếu, dương khí giảm. Những người này đi ra nghĩa địa có thể làm âm khí tăng nên âm thịnh thì ốm yếu. Địa thế nghĩa địa thời xưa lại gập ghềnh nên người lớn tuổi có nguy cơ bị ngã. Những người lớn tuổi thường hay nghĩ tới ông bà tổ tiên, nghĩ về cái chết nên việc đi tảo mộ có thể không mang lại điềm may mắn trong gia đình.

Những người để tang chồng chưa hết 3 năm

Thời xa xưa có quan niệm để tang 3 năm, mộ chồng xanh cỏ, khô mộ thì người phụ nữ muốn tái giá mới không bị mang tiếng dị nghị. Vì thế phụ nữ trong 3 năm đầu chồng chết không nên đi tảo mộ vì có thể gây thị phi dị nghị và có thể khó tái giá về sau. Tuy nhiên thời nay quan niệm này đã khác nên những người phụ nữ đang để tang chồng có thể đi tảo mộ thăm viếng chồng mình.

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi

Trẻ còn sức khỏe yếu hơn nữa chưa hiểu về việc tảo mộ nên trẻ đi tảo mộ có thể dễ nhiễm khí lạnh. Dân gian còn quan niệm trẻ nhỏ dễ bị ma trêu nên trẻ có thể dễ ốm, về ngủ dễ gặp ác mộng hoảng loạn. Trẻ nhỏ ra nghĩa trang tảo mộ không biết còn có thể xảy ra những việc không hay như tè bậy, giẫm, động vào đồ lễ đang thắp hương trên mộ. Điều đó có thể vô tình khiến trẻ bị quở trách mà ốm đau, ngủ mơ, thấy ác mộng. Do đó tốt nhất không cho trẻ quá nhỏ đi tảo mộ.

Con rể thì không đi tảo mộ nhà vợ

Người xưa cho rằng dâu con rể khách và gia đình phải có con trai nối dõi tông đường. Thế nên con rể không nên đi tảo mộ vì sẽ hàm ý là thay con trai trong gia đình. Việc cúng bái tổ tiên phải là do con trai và con dâu lo liệu. Việc cúng tế chủ tế phải là do con trai. Do đó thời xưa quan niệm con rể không đi tảo mộ. Tuy nhiên ngày nay với nhiều địa phương việc tảo mộ còn là giới thiệu với ông bà tổ tiên về thành viên mới như con dâu con rể, hơn nữa còn là để dâu rể biết mộ phần của dòng họ. Thế nên quan niệm này ngày nay cũng tùy thuộc theo từng gia đình và từng địa phương.

Những đối tượng trên không đi tảo mộ là theo quan niệm truyền miệng dân gian. Còn tùy theo từng địa phương, từng gia đình từng nguyện vọng mà áp dụng cho hợp lý. Thời nay, nghĩa địa cũng đã được xây dựng khang trang gọn gàng sạch sẽ hơn nhiều so với thời trước nên việc tảo mộ cũng thuận lợi hơn. Do đó bạn cũng nên linh hoạt áp dụng, tránh gây căng thẳng trong gia đình.

Bài văn khấn Tết Thanh minh chuẩn nhất

Văn cúng Tết Thanh minh được chia ra làm 3 loại chính đó là văn khấn tại nhà, ở mộ phần và ở nghĩa trang. Mỗi địa điểm cúng Tết, bạn cần dùng đến một bài văn khấn riêng. Dưới đây, BlogAnChoi sẽ chia sẻ với bạn 3 bài văn khấn Tiết Thanh minh ngoài mộ, tại trong nhà, ở nghĩa trang đầy đủ và chuẩn nhất chuẩn và đầy đủ nhất:

Bài văn khấn Tết Thanh minh chuẩn nhất
Bài văn khấn Tết Thanh minh chuẩn nhất (Ảnh: Internet)

Văn khấn Tết Thanh minh tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc và lạy 3 lần)

Con khấn cửu phương thiên, thập phương Phật.

Con lạy ông bà gia tiên, họ hàng nội ngoại hai bên nhà họ…

Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia

Hôm nay là ngày 26 tháng 2 năm Giáp Thìn

Con là…, tuổi…, sinh tại xã…, huyện…, tỉnh… trước bàn thờ ông bà cúi đầu kính lễ

Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

Hôm nay Tết Thanh minh, cả nhà chúng con chuẩn bị nhang đèn, bông trái cùng ít lễ vật dâng lên trước bàn thờ, cúi xin các vị thánh thần cùng tổ tiên hai bên nội ngoại chứng giám cho lòng thành của chúng con.

Văn khấn Tết Thanh minh tại nhà

Văn khấn Tết Thanh minh tại nhà được đọc sau khi khấn vái

Con thành kính khấn xin ông bà tổ tiên luôn bảo vệ, phù hộ, che chở cho gia đình chúng con được yên bình trong suốt cả năm. Xin ông bà ở trên cao khiến cho mọi điều xui xẻo đều tan biến, những điều may mắn luôn tìm đến để cả gia đình con luôn được ấm no, an yên, để cả năm sắp tới sẽ được tươi tốt. Điều tốt mang đến, điều xấu mang đi để cả nhà chúng con luôn được công thành danh toại.

Chúng con chỉ có chút ít lễ vật nhưng lòng thành nhiều, mong ông bà ở trên chứng giám và phù hộ cho chúng con.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Tết Thanh minh ở mộ phần

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc và lạy 3 lần)

Con khấn cửu phương thiên, thập phương Phật.

Con kính bái hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính bái các vị thần linh cai quản ở đây.

Hôm nay là ngày: …

Con là: (tên).

Ở: (địa chỉ nhà người khấn).

Hôm nay là Tết Thanh minh, con xin bày tỏ lòng thành sắm ít lễ vật, trầu cau, nhang đèn, bông trái, đốt nén nhang kính dâng lên các vị, kính mời chư vị, chư thần ở đây chứng giám. Gia đình chúng con có ngôi mộ của: (cha, ông hay cụ tam đại, tứ đại theo vai của người dưới mộ so với tín chủ), an táng ở đây, nay muốn sửa sang lại cho đường hoàng.

Do đó chúng con xin kính trình các chư thần, thổ địa, thổ công, chu tước, huyền vũ, thanh long, bạch hổ và các vị thần thánh đang cai quản ở đất này. Mong các vị xin hãy về đây chứng giám cho tâm thành của chúng cong, thụ hưởng lễ vật và phù hộ cho hương hồn của người đã khuất được an yên, siêu thoát.

Chúng con cúi xin chư vị phù hộ cho gia đình con luôn được khỏe mạnh, yên bình, quanh năm không có điều xấu, cả năm được sung túc, thái bình.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Văn khấn Tết Thanh minh ở nghĩa trang

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con khấn cửu phương thiên, thập phương Phật.

Con kính bái hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính bái các vị thần linh cai quản ở đây.

Hôm nay là ngày… tháng… năm Giáp Thìn (lấy ngày âm)

Con là:… (tên)

Ở tại: số nhà… phường… quận,… thành phố… (địa chỉ nhà)

Hôm nay đúng tiết thanh minh, chúng con một lòng thành tâm chuẩn bị ít lễ lạt, cau trầu, hoa quả, trà bánh, nhang đèn, đốt nén nhang thơm xin kính dâng lên trước các vị, xin kính mời chư vị thần thánh chứng giám cho lòng thành.

Gia đình chúng con có ngôi mộ của: cụ tứ đại, tam đại hoặc của ông bà, cha mẹ an táng tại nơi đây, nay muốn sửa sang lại cho chu toàn. Vì vậy, gia đình chúng con xin kính trình các vị chư thần, đấng trên cao, những vị cai quản ở đất này.

Chúng con kính mời các vị ở đây minh chứng cho tâm thành của cả gia đình, thụ hưởng lễ vật và phù hộ, dẫn đường cho vong linh tổ tiên được an yên, siêu thoát. Cúi xin chư thần nơi đây phù hộ cho cả gia đình chúng con luôn mạnh khỏe, mùa màng cả năm tươi tốt, công việc hanh thông, mang lại may mắn, đuổi đi điều xấu. Xin các vị chứng giám cho lòng thành và phù hộ cho gia đình con.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Một số thông tin khác:

Xem thêm

Tắc kè vào nhà có sao không? Con tắc kè kêu 5, 9 tiếng là điềm gì?

Tắc kè là một loài bò sát nhỏ thường chỉ xuất hiện theo mùa. Vậy bỗng nhiên tắc kè vào nhà có tốt không, con tắc kè kêu 5 tiếng, 6 tiếng hay 8, 9 tiếng thì làm điềm gì? Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận