“Uống thuốc đúng giờ”, “ba lần một ngày” hay “uống sau bữa ăn”… Tất cả chúng ta đều đã nghe theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc. Uống thuốc thật sự không đơn giản, tại sao bác sĩ lại cần nhấn mạnh thời gian uống và nên uống bao nhiêu? Mốc thời gian và liều lượng được đặt ra để phát huy tối đa tác dụng có ích và hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!

Thời điểm dùng thuốc

Thời điểm uống thuốc tốt nhất là khi nào? (Nguồn: Internet).
Thời điểm uống thuốc tốt nhất là khi nào? (Nguồn: Internet).
  • Uống khi bụng đói: thường có nghĩa là dùng thuốc lúc bụng đói, sau khi thức dậy vào buổi sáng
  • Uống trước bữa ăn: Trước bữa ăn 15-30 phút
  • Uống trong bữa ăn: Uống thuốc trong bữa ăn
  • Uống sau bữa ăn: Sau bữa ăn 15-30 phút
  • Trước khi đi ngủ: Uống trước khi đi ngủ từ 15 đến 30 phút
  • Uống khi cần thiết: Chủ yếu là dùng thuốc ngay lập tức khi bạn có các triệu chứng, thường được dùng để giảm triệu chứng khi bạn bị sốt và đau. Tuy nhiên nếu dùng thuốc mà không có các triệu chứng tương ứng thì không những không có hiệu quả điều trị mà còn gây ra sự phụ thuộc và phản ứng có hại.

Tần suất dùng thuốc

Tần suất uống thuốc tốt nhất là gì? (Nguồn: Internet).
Tần suất uống thuốc tốt nhất là gì? (Nguồn: Internet).
  • Mỗi ngày một lần: thông thường bác sĩ sẽ đánh dấu “Qd” sau tên thuốc, là chữ viết tắt trong tiếng Latinh của “mỗi ngày một lần”, tức là thuốc có thể duy trì tác dụng trong cơ thể khoảng 24 giờ. Bạn nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Ngày 2 lần: viết tắt là “Bid”, có nghĩa là thuốc có thể duy trì hiệu quả trong 12 giờ. Cách dùng đúng là uống 12 giờ một lần. Ví dụ, nếu bạn đã quen dùng thuốc lần đầu tiên lúc 8 giờ sáng thì lần thứ 2 sẽ là 8 giờ tối, trừ trường hợp đặc biệt.
  • Ngày 3 lần: viết tắt là “Tid”, nghĩa là thuốc có thể duy trì hiệu quả trong 8 giờ, cách uống đúng là uống mỗi 8 giờ một lần. Ví dụ uống thuốc lần đầu tiên lúc 7 giờ sáng, lần 2 lúc 3 giờ chiều, lần 3 lúc 11 giờ tối.

Một hiểu lầm phổ biến khi dùng thuốc là tưởng rằng “3 lần một ngày” đồng nghĩa với “uống thuốc ba bữa”, tức là uống sau mỗi bữa ăn. Điều này sẽ làm tăng nồng độ thuốc trong máu và tăng tác dụng phụ độc hại, đồng thời lại không đủ hiệu quả của thuốc vào ban đêm.

Thời điểm tốt nhất để dùng một số loại thuốc phổ biến

Ngoài khoảng thời gian và tần suất dùng thuốc, một số loại thuốc cũng có thời điểm tốt nhất để dùng, sau đây là danh sách một số loại thuốc thường được sử dụng.

Thời điểm tốt nhất để dùng một số loại thuốc phổ biến (Nguồn: Internet).
Thời điểm tốt nhất để dùng một số loại thuốc phổ biến (Nguồn: Internet).

Nội tiết tố: 7-8 giờ sáng

Phản ứng của cơ thể con người đối với các loại thuốc hormone cũng có nhịp điệu thời gian, vì đỉnh điểm của việc tiết hormone vỏ thượng thận ở người là vào khoảng 7-8 giờ sáng, nên các loại thuốc hormone sẽ phát huy tác dụng khi được uống vào thời gian này.

Thuốc lợi tiểu: 7 giờ sáng

Thuốc lợi tiểu phát huy tác dụng chữa bệnh trong cơ thể và liên quan mật thiết đến các yếu tố như chức năng thận và huyết động. Uống thuốc lúc 7 giờ sáng sẽ ít tác dụng phụ hơn so với các thời điểm khác trong ngày.

Uống thuốc lợi tiểu vào ban ngày giúp tránh việc thức dậy để đi tiểu vào ban đêm (Ảnh: Internet).
Uống thuốc lợi tiểu vào ban ngày giúp tránh việc thức dậy để đi tiểu vào ban đêm (Ảnh: Internet).

Thuốc hạ huyết áp: 9-11 giờ sáng

Nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng huyết áp đạt đỉnh lúc 9-11 giờ sáng và giảm xuống mức thấp nhất sau khi chìm vào giấc ngủ vào ban đêm, do đó, bệnh nhân tăng huyết áp nói chung nên uống thuốc vào buổi sáng.

Thuốc viêm khớp: 12 giờ trưa

Bệnh nhân viêm xương khớp thường cảm thấy đau đớn rõ ràng vào ban đêm nhiều hơn ban ngày. Thuốc giảm đau chống viêm hiệu quả nhất khi thời điểm cơ thể cảm nhận được cơn đau nhiều nhất cũng trùng với lúc nồng độ cao nhất của thuốc trong máu.

Loại thuốc này thường mất từ ​​7 đến 8 tiếng để phát huy tác dụng tối đa, vì vậy tốt nhất bạn nên uống vào 12 giờ trưa.

Mỗi loại thuốc đều có "thời gian vàng" (Nguồn: Internet).
Mỗi loại thuốc đều có “thời gian vàng” (Nguồn: Internet).

Thuốc hạ cholesterol: 7-9 giờ tối

Vì quá trình sản xuất cholesterol và các lipid máu khác trong cơ thể con người tăng lên vào ban đêm, nên tốt nhất hãy dùng thuốc giảm cholesterol vào ban đêm.

Thuốc bổ: 8 giờ tối

Các loại thuốc bổ sung sắt uống vào lúc 8 giờ tối sẽ có tỷ lệ hấp thu cao hơn nhiều so với 8 giờ sáng và kéo dài hiệu quả gấp 3-4 lần.

Thuốc trị viêm loét dạ dày: 10 giờ tối

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit dạ dày thay đổi vào ban ngày khiến các triệu chứng viêm loét trở nên trầm trọng hơn vào nửa đêm và sáng sớm, do đó nên uống các loại thuốc điều trị viêm loét vào ban đêm.

Ngoài ra những bài viết khác cùng chủ đề bạn có thể quan tâm như:

Và đừng quên theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm thông tin thú vị khác nhé!

Xem thêm

Trầm cảm không chỉ là "tâm bệnh" – 6 triệu chứng rõ ràng của cơ thể cho thấy tác hại của trầm cảm

Trầm cảm có phải chỉ là vấn đề về tâm lý? Thực ra chứng rối loạn tinh thần này có thể gây ra nhiều biểu hiện rõ ràng của cơ thể mà chúng ta ít khi ngờ tới và cho rằng đó là triệu chứng của bệnh khác. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phạm Long Thuyên

Trước giờ mình cũng hay uống thuốc linh tinh sai giờ giấc lắm