Đối với mình, “sinh viên đi làm thêm” là một câu chuyện không bao giờ hết HOT. Nếu bạn hỏi mình những câu hỏi như “Sinh viên có nên đi làm thêm không?”, mình sẽ sẵn sàng trả lời là “Có! Càng sớm càng tốt”. Trong bài viết này, mình sẽ trình bày những ưu và nhược điểm về vấn đề trên để các bạn có thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định nhé!

Nhân viên phục vụ tại quán café (Ảnh: Internet)
Nhân viên phục vụ tại quán café (Ảnh: Internet)

Những ưu điểm khi sinh viên đi làm thêm

Các bạn sẽ cảm thấy bản thân mình có giá trị hơn

Đây là điều đầu tiên mình cảm nhận được ở bản thân khi bắt đầu đi ra ngoài làm việc. Mặc dù những công việc đầu tiên của mình chỉ là phục vụ bàn, hay làm telesales thôi… nhưng nó đồng nghĩa với việc bạn phải đầu tư thời gian cũng như sức lực của mình để làm việc. Với thời gian đó, bạn có thể sẽ ngồi nhà, xem tivi, lướt Facebook Youtube để giết thời gian. Nhưng bạn đã chấp nhận dùng quãng thời gian đó để ra ngoài làm việc. Điều đó đã khiến các bạn trưởng thành hơn các bạn cùng trang lứa rất là nhiều.

Trân trọng giá trị đồng tiền hơn

Trước khi đi làm, mình vẫn biết rằng kiếm được tiền là khó lắm. Nhưng chỉ khi thực sự bắt tay vào những công việc thực sự, mình mới hiểu được kiếm được đồng tiền phải đòi hỏi bạn nhiều thứ như thế nào.

Khoảng thời gian làm phục vụ bàn cho quán cà phê, mình làm ca tối. Sau khi kết ca, dọn dẹp hết cả mọi thứ thì đồng hồ đã điểm 23h đêm. Tốn thêm 1 tiếng di chuyển về nhà nữa nên hôm nào cũng phải quá nửa đêm mình mới có mặt ở nhà. Về nhà muộn, dẫn đến ngủ muộn. Thời gian đó mình cũng thường xuyên dậy muộn vì ngủ muộn thế lấy đâu sức mà dậy sớm. Tính đi tính lại lương còn chẳng bõ trừ đi tiền xăng xe.

Sau này, mình làm những công việc Full-Time khác. Vì thời gian làm nhiều hơn thế nên lương cũng nhiều hơn một cách rõ rệt. Nhưng đổi lại, mình phải đánh đổi việc thường xuyên phải đối diện với áp lực từ sếp, từ deadline, rồi kể cả từ đồng nghiệp nữa… Cuộc sống càng về sau mình cảm thấy càng khó khăn.

Chính vì như vậy, mình mới thấy phải quý trọng đồng tiền mà bản thân mình kiếm được hơn. Mình cảm thấy rằng nếu các bạn càng nhận ra điều này sớm, bạn sẽ càng có nhiều lợi thế và trưởng thành hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Nhược điểm lớn nhất: Thời gian eo hẹp

Khi đi làm thêm, nhất là những công việc part-time, bạn sẽ rất khó để có thể cân bằng giữa việc học và làm (Ảnh: Internet)
Khi đi làm thêm, nhất là những công việc part-time, bạn sẽ rất khó để có thể cân bằng giữa việc học và làm (Ảnh: Internet)

Đây là một vấn đề vô cùng lớn mà các bạn sẽ phải đối mặt khi bắt đầu đi làm thêm. Khi bạn đã đi làm kể cả công việc Part-time lẫn Full-Time thì, sau khi kết thúc ca làm bạn sẽ thường rất mệt mỏi. Nếu bạn ở trọ, không có người thân ở bên cạnh thì khi kết thúc ca làm về các bạn sẽ phải dọn dẹp, tắm rửa, cơm nước, làm xong thì đắp chăn lên giường là kết thúc một ngày dài năng động. Đúng rồi, các bạn sẽ thấy một khoảng hẫng ở đây, rằng thời gian đâu cho việc tự học ở nhà? Đó chính là vấn đề ở đây.

Đối với nhiều bạn trẻ, sức hút từ đồng tiền thường là điều chúng ta khó có thể cưỡng lại được (Ảnh: Internet)
Đối với nhiều bạn trẻ, sức hút từ đồng tiền thường là điều chúng ta khó có thể cưỡng lại được (Ảnh: Internet)

Khoảng thời gian năm nhất, năm hai, đa số các trường đại học sẽ cho chúng ta học các môn đại cương khá khó, cộng thêm với việc bạn phải tiếp xúc với những người bạn mới nữa. Đủ thứ mới lạ sẽ ập vào và nếu các bạn không quen, hoặc không mệt thì sẽ dễ bị mệt, mà nhiều bạn hay gọi là bị “sập” đó.

Lời giải ở đây khá là đơn giản: Trong vòng 2 năm đầu, bạn có thể tập trung hết mình vào việc học, hoàn thành các tín chỉ, giành học bổng hoặc thậm chí học vượt… Vì sao lại là 2 năm đầu, vì mình tin rằng suy nghĩ của bạn năm 18 tuổi và năm bạn 20 tuổi sẽ khá là khác biệt rồi. Kể từ năm 18 tuổi, bạn có toàn quyền để quyết định việc bạn sẽ học gì, làm gì hoặc nếu bạn dũng cảm hơn, bạn có thể biết nhiều hơn về con đường mà bạn sẽ đi trong khoảng thời gian sau khi tốt nghiệp đại học…

Hơn nữa, khi bạn 20 tuổi thì mình tin rằng tinh thần và khả năng nhận thức của chúng ta đã tốt hơn rất nhiều để có thể bắt đầu đi tìm việc rồi. Không nên để đến năm 3, năm 4 hay tệ hơn là hết đại học thì mới đi làm. Hãy hình dung việc đi làm lúc ngồi trên ghế nhà trường giống như một phép thử. Các bạn làm, nếu thấy mệt thì có thể dừng lại và tìm hướng đi khác cho bản thân.

Nếu năm 22 tuổi các bạn bắt buộc phải đi làm rồi mà lúc đó muốn dừng lại thì cũng sẽ khó, bởi vì lúc đó cụm từ “đi làm” sẽ không còn chữ “thêm” ở đây nữa rồi. Đối với nhiều người, đại học kết thúc đồng nghĩa với việc bố mẹ đã lo cho chúng ta xong rồi, và chúng ta sẽ chính thức đủ lông đủ cánh để bay.

Bản thân mình kể từ năm 18 tuổi đến nay thì đã trải qua gần 10 công việc khác nhau. Có những công việc đem đến cho mình nguồn thu nhập tốt, bạn bè tốt cũng như hàng vạn những kỹ năng khác, những công việc mà bạn không thành công thì nó cũng sẽ cho bạn những bài học. Công việc nào cũng sẽ đem đến cho bạn những bài học lý thú.

Kết luận

Đối với bản thân mình, đi làm thêm khi còn là sinh viên đã giúp mình có được rất nhiều kỹ năng sống quý giá. Cho dù phải đánh đổi khá nhiều, nhưng mình vẫn cảm thấy trân trọng về quãng thời gian đã qua. Hy vọng rằng bài viết ngắn gọn phía trên đã giúp các bạn có một hình dung tương đối và thông qua đó, đưa ra được quyết định chính xác xem mình có nên đi làm thêm hay không.

Mời các bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị bạn nhé!

Xem thêm

200+ cap đăng story hay, ấn tượng, hút tương tác nhất bạn nên thử

Bạn đang tìm cho mình những chiếc cap đăng story hay để bày tỏ cảm xúc của mình? Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn 200+ cap đăng story ngắn lên Instagram, Facebook,... Mời bạn tham khảo!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận