Cùng xem lại những hình ảnh hiếm thấy được chụp ở Hà Nội vào 100 năm trước (khoảng thập niên 1920), thời điểm đó toàn bộ miền Bắc và miền Trung đều đang bị thực dân Pháp đô hộ. Những tấm hình đặc biệt này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn về thời điểm quá khứ 1 thế kỷ trước.

Hình ảnh Hà Nội 100 năm về trước

Rạp chiếu phim Cinéma Palace nằm trên phố Rue Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) (Ảnh: Internet)
Rạp chiếu phim Cinéma Palace nằm trên phố Rue Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) (Ảnh: Internet)

Thời đó, đây là một trong những rạp chiếu phim lâu đời nhất tại Việt Nam được người Pháp xây dựng từ năm 1917 đến năm 1920. Người Pháp thiết kế rạp theo kiến trúc cổ điển với mục tiêu biến đây trở thành một trong những rạp chiếu phim sang trọng bậc nhất Đông Dương.

Đây từng là rạp phim nổi tiếng nhất Hà Nội vào thời điểm đó (Nguồn: Internet)
Đây từng là rạp phim nổi tiếng nhất Hà Nội vào thời điểm đó (Nguồn: Internet)

Năm 1947, sau khi Pháp tái chiếm Hà Nội, rạp đã đổi tên thành rạp Eden. Sau khi chính quyền VNDCCH tiếp quản Hà Nội vào năm 1954, rạp đã được đổi tên thành Rạp Công Nhân cho đến ngày nay. Nhưng giờ đây không còn là rạp chiếu phim nữa mà trở thành Nhà hát kịch.

Poster quảng cáo phim bên ngoài rạp phim Eden (Nguồn: Internet)
Poster quảng cáo phim bên ngoài rạp phim Eden (Nguồn: Internet)
Hình ảnh Chợ Đồng Xuân 100 năm trước (Nguồn: Internet)
Hình ảnh Chợ Đồng Xuân 100 năm trước (Nguồn: Internet)

Đây là một trong những ngôi chợ lớn và lâu đời nhất Hà Nội nằm trong khu vực phố cổ. Trong tấm hình trên, kiến trúc của ngôi chợ đã được người Pháp xây dựng lại từ năm 2890 với năm nhà dài 52m cao 19m.

Hình ảnh người dân đông đúc trong ngày Tết ở chợ Đồng Xuân xưa (Nguồn: Internet)
Hình ảnh người dân đông đúc trong ngày Tết ở chợ Đồng Xuân xưa (Nguồn: Internet)

Do nhu cầu phát triển về kinh tế và thương mai nên chợ họp hàng ngày từ sáng đến tối nên lượng người đến đây lúc nào cũng đông đúc. Đến đầu thế kỷ XX, sau khi tuyến xe điện Bờ Hồ – Thụy Khuê thông xe ngang qua cổng chợ cùng với việc khánh thành Cầu Doumer (nay là Cầu Long Biên) nên chợ Đồng Xuân nhanh chóng trở thành chợ có quy mô lớn, sầm uất nhất lúc bấy giờ, vang danh không chỉ ở Hà Nội mà khắp cả Bắc Kỳ.

Chợ lúc nào cũng tấp nập người ra người vào (Nguồn: Internet)
Chợ lúc nào cũng tấp nập người ra người vào (Nguồn: Internet)
Hình ảnh tòa nhà trụ sở Công Chánh (Les Travaux Publics) (Ảnh: Internet)
Hình ảnh tòa nhà trụ sở Công Chánh (Les Travaux Publics) (Ảnh: Internet)

Tòa nhà ngân hàng Pháp – Hoa được xây dựng vào thế kỷ 19, là một trong những tòa nhà cổ kính và đẹp nhất tại thành phố Hà Nội. Với kiến trúc Pháp cổ điển, tòa nhà đã trải qua nhiều biến động lịch sử, từng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, từ trụ sở của ngân hàng, đến văn phòng của các cơ quan chính phủ.

Sau khi Việt Nam giành được độc lập, tòa nhà được chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam và trở thành trụ sở của Bộ Công thương. Với vị trí đắc địa tại trung tâm thành phố, tòa nhà đã trở thành một biểu tượng của lịch sử và văn hóa của Hà Nội, thu hút rất nhiều du khách và người dân đến tham quan và chiêm ngưỡng.

Ngày nay tòa nhà này là trụ sở của Ban Quản Lý Trung Ương các Dự Án Thủy Lợi. Tòa nhà nằm ở mặt phố là phố Rue Albert Pouyanne (nay là phố Lò Sũ), Rue des Bambous (Nay là phố Hàng Tre) và Quai Clémnceau (nay là phố Trần Quang Khải).

Những địa danh nổi tiếng khác ở Hà Nội

Ngã tư Paul Bert - Henri Rivie (nay là ngã tư Tràng Tiền - Ngô Quyền) (Nguồn: Internet)
Ngã tư Paul Bert – Henri Rivie (nay là ngã tư Tràng Tiền – Ngô Quyền) (Nguồn: Internet)
Đầu phố Paul Bert, gần ngã tư Pau Bert (Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng ngày nay) (Nguồn: Internet)
Đầu phố Paul Bert, gần ngã tư Pau Bert (Tràng Tiền – Đinh Tiên Hoàng ngày nay) (Nguồn: Internet)
Cửa hàng bách hóa Grands Magasins nằm ở ngã tư Paul Bert - Francis Garnier đã được xây lại thành Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza. (Nguồn: Internet)
Cửa hàng bách hóa Grands Magasins nằm ở ngã tư Paul Bert – Francis Garnier đã được xây lại thành Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza. (Nguồn: Internet)
Hình ảnh các nhà máy nằm trên đường Larrivée (nay là phố Nguyễn Công Trứ) (Ảnh: Internet)
Hình ảnh các nhà máy nằm trên đường Larrivée (nay là phố Nguyễn Công Trứ) (Ảnh: Internet)
Hình ảnh xe điện đang chạy trên phố La rue de la Soie, nay là phố Hàng Đào (Nguồn; Internet)
Hình ảnh xe điện đang chạy trên phố La rue de la Soie, nay là phố Hàng Đào (Nguồn; Internet)
Ngân hàng Pháp - Hoa nằm bên ngã tư Rue Paul Bert - Henri Rivie, ngày nay tòa nhà thuộc Bộ Công thương. (Nguồn: Internet)
Ngân hàng Pháp – Hoa nằm bên ngã tư Rue Paul Bert – Henri Rivie, ngày nay tòa nhà thuộc Bộ Công thương. (Nguồn: Internet)
Đây là bến xe điện Hà Đông - điểm cuối của tuyến xe là bến Bờ Hồ (Hồ Hoàn Kiếm) - dài 12km (Nguồn: Internet)
Đây là bến xe điện Hà Đông – điểm cuối của tuyến xe là bến Bờ Hồ (Hồ Hoàn Kiếm) – dài 12km (Nguồn: Internet)

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ vườn trường ngọt ngào, dễ thương nhất

Đề tài học đường với những mối tình thanh xuân vườn trường ngọt ngào, hài hước vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tín đồ truyện tranh. Nếu bạn cũng là fan của thể loại này, hãy lưu ngay danh sách những bộ truyện tranh đam mỹ vườn trường hay đang được phát hành sau đây nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận