Lý do đằng sau quyết định hợp tác giữa các thương hiệu thời trang toàn cầu với những idol Kpop trong những năm gần đây là gì? Bạn hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày ra đời dòng sản phẩm Jean 501, Levi’s chính thức thông báo về việc hợp tác với nhóm nhạc nữ Kpop NewJeans ở vai trò Đại sứ Thương hiệu Toàn cầu. Trên thực tế, sự đổ bộ của hàng loạt thần tượng (idol) đến từ xứ sở kim chi như BLACKPINK, BTS, NewJeans hay aespa trong các chiến dịch marketing của các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới như Dior, Chanel,… đã không còn là hiện tượng mới trong những năm gần đây. Vậy đâu là những lý do đằng sau quyết định hợp tác giữa các thương hiệu thời trang toàn cầu với những idol Kpop trong những năm gần đây? Bạn hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Sự hợp tác chiến lược giữa Levi’s và NewJeans

Kể từ khi chính thức ra mắt vào năm 2021, chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, NewJeans – nhóm nhạc nữ 5 thành viên đến từ Hàn Quốc đã nhanh chóng phát triển thành một nhóm nhạc toàn cầu, thu hút số lượng người hâm mộ trung thành khổng lồ với tổng cộng hơn 13 triệu người theo dõi trên các nền tảng TikTok, Instagram và Twitter. Tại Mỹ, mức độ phổ biến của NewJeans còn được củng cố nhờ sự lan truyền của ca khúc OMG trên khắp các trang mạng xã hội, đồng thời được sử dụng trong gần 500.000 video trên TikTok.

Trên cả những tương đồng trong tên gọi liên quan đến những chiếc quần denim, quyết định hợp tác giữa Levi’s và NewJeans còn phản ánh những nỗ lực không ngừng của thương hiệu trong việc tiếp cận nhóm người tiêu dùng Gen Z. Không chỉ NewJeans, nhiều đại sứ hiện tại của Levi’s cũng phản ánh mục tiêu của thương hiệu trong việc kết nối với văn hoá giới trẻ và các nhân vật có liên quan, bao gồm nhà sáng tạo Emma Chamberlain và người mẫu kiêm diễn viên Barbie Ferreira. Việc nắm bắt nhịp đập của xu hướng văn hoá đại chúng và con người, tiêu biểu là các nhóm nhạc, là một khía cạnh quan trọng trong chiến lược marketing của Levi’s trong nhiều thập kỷ qua.

Việc nắm bắt nhịp đập của xu hướng văn hoá đại chúng và con người, tiêu biểu là các nhóm nhạc, là một khía cạnh quan trọng trong chiến lược marketing của Levi’s (Ảnh: Internet)
Việc nắm bắt nhịp đập của xu hướng văn hoá đại chúng và con người, tiêu biểu là các nhóm nhạc, là một khía cạnh quan trọng trong chiến lược marketing của Levi’s (Ảnh: Internet)

Lý do đằng sau sự đổ bộ của idol Kpop với vai trò Đại sứ thương hiệu của nhiều hãng thời trang xa xỉ

“Quân bài” thu hút nhóm khách hàng Gen Z

Kể từ khi G-Dragon được bổ nhiệm ở cương vị đại sứ thương hiệu Chanel vào năm 2017, trong những năm gần đây, các thần tượng đến từ xứ sở kim chi cũng được nhiều thương hiệu thời trang cao cấp “chọn mặt gửi vàng”. Có thể nói, đây là một quyết định vô cùng thông minh của các “ông lớn” thời trang nhằm hiện thực hóa mục tiêu mở rộng thị trường và thu hút Gen Z – nhóm đối tượng tiềm năng chiếm một phần đáng kể trong thị trường tiêu dùng toàn cầu và đồng thời cũng là tệp khách hàng chính mà các thương hiệu nhắm đến trong tương lai.

Thế hệ thần tượng hiện tại của nền công nghiệp Kpop đang ngày càng bùng nổ và có sức ảnh hưởng không chỉ ở khu vực Châu Á mà còn mở rộng ra khắp thế giới với đa phần những người hâm mộ thuộc thế hệ Z. Với “văn hoá thần tượng” đặc trưng của Kpop khi mà mọi “nhất cử nhất động” từ lối sống, sở thích cho đến cách ăn mặc của các ngôi sao này đều được người hâm mộ đặc biệt quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình, việc hợp tác với các idol Kpop sẽ giúp các thương hiệu trong việc tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhóm người tiêu dùng này, từ đó thúc đẩy doanh số hiệu quả.

G-Dragon được bổ nhiệm ở cương vị đại sứ thương hiệu Chanel vào năm 2017 (Ảnh: Internet)
G-Dragon được bổ nhiệm ở cương vị đại sứ thương hiệu Chanel vào năm 2017 (Ảnh: Internet)

Đảm bảo an toàn cho danh tiếng thương hiệu

Từ trước đến nay, nền công nghiệp Kpop vốn nổi tiếng bởi sự nghiêm túc trong việc xây dựng hình tượng nghệ sĩ một cách bài bản và chuyên nghiệp. Không chỉ đào tạo nên những thần tượng đa tài, đa lĩnh vực, các công ty quản lý còn chú trọng đến nhân cách lẫn văn hoá ứng xử của idol. Khác với những ngôi sao Âu Mỹ vốn ít có sự đầu tư và quản lý hình tượng chặt chẽ từ phía công ty chủ quản, việc lựa chọn hợp tác với các ngôi sao đến từ Hàn Quốc cũng góp phần giúp thương hiệu tránh được các rủi ro về danh tiếng nếu chẳng may đại sứ thương hiệu gặp phải scandal liên quan đến nhân cách và đời tư.

YoonA được thương hiệu thời trang Miu Miu "chọn mặt gửi vàng" vì có đời tư trong sạch (Ảnh: Internet)
YoonA được thương hiệu thời trang Miu Miu “chọn mặt gửi vàng” vì có đời tư trong sạch (Ảnh: Internet)

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn nhé!

Xem thêm

Làm thế nào để chinh phục khách hàng lý trí trong kinh doanh?

Việc nắm bắt tâm lý người dùng sẽ giúp các nhà quản lý phát triển chiến lược thương hiệu một cách hiệu quả. Tuy nhiên không phải lúc nào hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố “phi lý” như cảm xúc, thói quen, niềm tin cá nhân… mà còn dựa trên các ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận