Châu Á là một lục địa rộng lớn và có nhiều sự khác biệt về khí hậu giữa các khu vực. Việt Nam nằm ở phía Đông Nam của châu lục và cũng có những đặc điểm khí hậu rất độc đáo và riêng biệt, điển hình là tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta. Vậy đâu là yếu tố quyết định nên sự đặc biệt ấy? Mời bạn cùng với BlogAnChoi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Vị trí địa lý tác động lớn tới tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta

Nước Việt Nam ta có vị trí địa lý rất đặc biệt trên bản đồ. Dải đất hình chữ S nằm ở rìa Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Đây là khu vực vừa tiếp giáp với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với đại dương lớn nhất Trái Đất – Thái Bình Dương.

Vị trí địa lý tác động lớn tới khí hậu Việt Nam (Nguồn: Internet)
Vị trí địa lý tác động lớn tới khí hậu Việt Nam (Nguồn: Internet)

Phần đất liền của nước ta có hình dạng kéo dài từ Bắc vào Nam và hẹp ở giữa. Cụ thể:

  • Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23°23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
  • Điểm cực Nam ở vĩ độ 8°34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
  • Điểm cực Tây ở kinh độ 102°09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  • Điểm cực Đông ở kinh độ 109°24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Với những điểm đặc biệt về vị trí địa lý, tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta cũng do đó mà ảnh hưởng ít nhiều.

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là do nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu

Vị trí của nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu. Đó là lý do khí hậu nước ta thường xuyên phải chịu ảnh hưởng từ những cơn gió mậu dịch và gió mùa châu Á.

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu (Nguồn: Internet)
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu (Nguồn: Internet)

Cũng bởi lý do này nên trong một năm, nước ta sẽ có hai lần Mặt Trời lên trên đỉnh. Toàn bộ lãnh thổ nước ta nhận được lượng nhiệt lớn và ánh nắng chan hoà quanh năm.

Hàng năm, cả nước đều nhận được lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương và nhiệt độ trung bình trong năm luôn cao hơn 20°C (trừ những khu vực là núi cao, nhiều nắng). Tổng số giờ nắng trên khắp nước ta dao động từ 1400 cho tới 3000 giờ.

Hằng năm nước ta có 2 lần Mặt Trời lên trên đỉnh (Nguồn: Internet)
Hằng năm nước ta có 2 lần Mặt Trời lên trên đỉnh (Nguồn: Internet)

Khí hậu ở nước ta cũng mang những nét rất độc đáo. Khí hậu nắng nóng quanh năm nhưng lại không khô hạn như Tây Nam Á hay ở phía Bắc châu Phi, nóng ẩm nhưng không kéo dài quanh năm như các quần đảo thuộc Đông Nam Á. Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh khắc nghiệt, còn miền Nam lại có mùa khô với tính chất rất riêng.

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta còn chịu ảnh hưởng lớn bởi biển Đông

Do ảnh hưởng của biển Đông, nước ta còn được cung cấp một lượng mưa và độ ẩm lớn. Điều ấy làm cho tính nhiệt đới của nước ta còn có thêm tính chất ẩm và có gió mùa.

Nước ta là một vùng đất nhỏ nằm ở phía Tây của biển Đông. Do tính chất nóng ẩm và chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa, cùng với sự di chuyển của các khối khí trong vùng biển này đã mang lại cho nước ta một lượng mưa vô cùng dồi dào.

Biển cung cấp lượng mưa dồi dào cho nước ta (Nguồn: Internet)
Biển cung cấp lượng mưa dồi dào cho nước ta (Nguồn: Internet)

Khí hậu nước ta chịu nhiều sự tác động của biển Đông cùng với sự di chuyển của các khối khí nóng ẩm từ những nơi khác tới, khi vào đất liền thì gặp địa hình chắn gió do cấu trúc địa lý của nước ta chặn lại, kết hợp với sự nhiễu loạn của khí quyển đã mang lại cho nước ta lượng mưa từ 1500 – 2000mm/năm.

Còn một lý do khác khiến cho khí hậu nước ta có tính chất gió mùa là vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa của châu Á. Đây là nơi các khối gió thổi về từ khắp các nơi gặp nhau. Những khu vực có địa hình sườn núi đón gió biển hoặc địa hình núi cao thì lượng mưa trung bình năm có thể lên tới 3500 – 4000mm/năm.

Hà Nội chịu ảnh hưởng lớn từ gió mùa Đông Bắc (Nguồn: Internet)
Hà Nội chịu ảnh hưởng lớn từ gió mùa Đông Bắc (Nguồn: Internet)

Những khu vực có sự che chắn của địa hình và khuất gió như phía Tây Nghệ An và cực Nam Trung Bộ thì có độ ẩm thấp hơn những nơi còn lại. Những khu vực còn lại thì có độ ẩm cao – khoảng trên 80%.

Với vị trí địa lý đặc biệt cùng với sự ảnh hưởng của các khối khí từ biển Đông, tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta đã có những tác động tích cực tới sự phát triển của kinh tế. Tuy nhiên nó cũng mang tới những ảnh hưởng tiêu cực như bão, lũ và thiên tai, gây thiệt hại rất lớn mỗi năm. Cần chủ động khắc phục những nhược điểm đó thì Việt Nam ta mới thực sự có những bước đột phá về kinh tế.

Một số chủ đề khác có thể bạn quan tâm:

Theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những tin tức thú vị khác bạn nhé!

Xem thêm

300+ câu châm ngôn cuộc sống hay nhất sẽ khiến bạn "sáng mắt ra"!

Những câu châm ngôn cuộc sống, câu nói về cuộc sống hay, ý nghĩa nhất sẽ giúp bạn hiểu ra nhiều sự thật và chân lý, có thêm động lực để cố gắng phát triển bản thân hoặc đơn giản là bạn sẽ "sáng mắt ra" vì cuộc đời vốn không phải ngôn tình.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận