Các trò chơi dân gian như ô ăn quan, kéo co, chơi chuyền…đã quen thuộc với thế hệ 8x, 9x, nhưng với thế hệ học sinh hiện nay thì trò chơi này có vẻ hơi xa lạ. Hãy cùng tìm hiểu về các trò chơi dân gian qua các bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan hay, ấn tượng nhất dưới đây nhé.

Sponsor

Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian: Ô ăn quan

Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian: Ô ăn quan (Ảnh: Internet)
Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian: Ô ăn quan (Ảnh: Internet)

Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan.

Không biết đã xuất hiện từ bao giờ nhưng ô ăn quan từ lâu đã trở thành một trò chơi phổ biến của người Kinh và đặc biệt là với những bé gái. Đây không đơn thuần là một trò chơi để giải trí mà còn là một trò chơi mang tính chiến thuật cao. Có nhiều người cho rằng trò chơi này xuất phát từ bàn cờ mancala ở Ả Rập (khoảng 1580 – 1150 TCN) và được lan truyền đi rất nhiều nơi và đến với nước ta.

Để chơi trò chơi này, cần chuẩn bị một số điều như sau:“Quan” và “dân” tên gọi của hai loại quân chơi, cần dùng một vật liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió, đó có thể là những viên sỏi, gạch nhỏ, hạt quả, mẩu gỗ,…. Quân “quan” cần có kích thước lớn hơn hoặc hình dạng khác quân “dân” để dễ phân biệt với nhau. Số lượng quan luôn là hai còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là năm mươi.

Sau khi đã có quân chơi, cần bố trí chúng: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô là một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô là năm dân. Khi chơi trò này, thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng đó là người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn.

Cách chơi cũng rất đơn giản chỉ là di chuyển quân, từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo những cách để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương thì càng tốt. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:

Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.Nếu liền sau đó là một ô trống rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này. Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc hai ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng năm dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô một dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ năm dân thì có thể vay của đối phương và trả lại khi tính điểm. Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy. Ô quan có ít dân (nhỏ hơn năm dân) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.

Trò chơi này rất hau và có những chiến thuật đòi hỏi như một bàn cờ thực sự và chỉ cần một khoảng sân nhỏ các bé gái có thể chơi trò chơi này một cách thoải mái, vì phổ biến và thú vị như vậy nên trò chơi này có rất nhiều bài đồng dao đi kèm, một trong số đó là:

Hàng trầu hàng cau

Là hàng con gái

Hàng bánh hàng trái

Là hàng bà già

Hàng hương hàng hoa

Là hàng cúng Phật.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, nhiều công cụ giải trí khác ra đười, những trò chơi dân gian như ô ăn quan cũng không còn được nhiều người chơi nhưng nó vẫn sẽ không bao giờ biến mất trong bản sắc văn hóa Việt.

Bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian: Kéo Co

Bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian: Kéo Co
Bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian: Kéo Co
Sponsor

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam.

Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.

Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.

Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.

Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực.

Sponsor

Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.

Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh thần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.

Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, niu giữ nét đẹp truyền thống này.

Bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian: Thả Diều

Bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian: Thả Diều (Ảnh: Internet)
Bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian: Thả Diều (Ảnh: Internet)

Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời

(Thả diều – Trần Đăng Khoa )

Hình ảnh con diều bay lượn trên bầu trời đã trở nên gần gũi và nên thơ trong cái nhìn của một người con đất Việt. Và thả diều từ lâu đã là một trò chơi dân gian gắn bó với nhiều thế hệ người Việt Nam.

Trò chơi thả diều lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc. Chiếc diều đầu tiên được một người tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo đã bay trên mảnh đất Trung Hoa, trở thành một nét văn hóa đặc sắc của họ. Dần dà, thú thả diều cũng được người dân Việt Nam ưa thích và trở thành một trò chơi dân gian, một phần của văn hóa dân tộc. Hình ảnh chú bé nằm vắt vẻo trên lưng trâu với con diều đang bay trên bầu trời cũng đã được các nghệ nhân tranh Đông Hồ đưa vào những bức vẽ của mình, là bóng dáng của một thời tuổi thơ chốn đồng quê.

Diều là một đồ vật thuộc loại khí cụ, mượn sức gió và sức đẩy của không khí để có thể bay lên cao. Diều thường có một khung bằng tre hoặc gỗ, được uốn thành các hình thù khác nhau. Khung diều không được quá mềm vì sẽ dễ bị gãy khi có gió lớn, và cũng không được quá cứng, nặng vì sẽ gây khó khăn khi cho diều đón gió.

Trên các khung ấy là những tấm giấy màu sắc hoặc những tấm ni lông, được dán bằng keo để cố định trên khung. Người ta thường làm thêm cho diều một cái đuôi dài với những sợi tua rua để làm phần trang trí. Khi diều bay lên, những tua rua ấy sẽ bay phấp phới, tạo nên điểm nhấn và giúp hình ảnh chiếc diều trên trời xanh được đặc sắc hơn.

Ngày nay, diều còn được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau với đủ các kích cỡ, màu sắc, hình hài vô cùng phong phú và độc đáo. Diều được kết nối với sợi dây để chạy lấy đà giúp diều bay lên và giữ cho diều không bị bay đi mất.

Diều thường được thả vào những ngày có gió bởi như thế thì diều sẽ dễ lên hơn. Nhưng người chơi cần chọn ngày có gió vừa bởi gió to quá thì diều có thể bị cuốn đi mất. Cứ tầm chiều chiều, người ta sẽ đi thả diều rất đông, đặc biệt là ở những vùng đất cao, hút gió và rộng thoáng. Những vùng nông thôn, cứ đến khi mặt trời đã tắt, ánh nắng dịu nhẹ, không khí thoáng mát hơn là người ta lại đi thả diều. Hình ảnh những đứa trẻ chân đất chạy chân trần trên nền đất để đưa diều lên đã quá quen thuộc với cuộc sống thường nhật ở nơi thôn dã:

Tiếng diều ấy là tiếng vi vu, là tiếng sáo diều thân thuộc. Nhiều con diều được gắn thêm một bộ sáo, khi bay lên, đón lấy gió thì sáo sẽ phát ra âm thanh ngân vang trong đất trời. Đây là loại diều rất đặc biệt và lí thú chơi có nguồn gốc từ các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

Để thả được diều, người chơi phải biết cách chọn hướng và xác định gió. Nếu nhiều gió, người chơi chỉ cần đứng giật dây điều khiển cánh diều từ từ bay lên. Nếu trời đứng gió, nếu thấy ngọn cây vẫn đung đưa tức là gió ở trên cao, thì người chơi chạy đà để đưa cánh diều lên đủ tầm đủ để đón được gió. Khi ấy, cánh diều sẽ tiếp tục lên cao. Với những con diều nhỏ, diều giấy đơn giản, người chơi thường tập trung ở các vùng đồng quê.

Sponsor

Còn với những con diều to, người ta lại thường tìm đến vùng biển nơi đón đầu những cơn gió khơi xa. Khi thả diều, người chơi không được quá lơ là mà cần chuyên tâm để diều không bị rơi xuống hay mắc dây vào những con diều khác. Đây cũng là trò chơi đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, nếu cả thèm chóng chán hay nóng tính thì rất khó để đưa được diều lên cao.

Là một trò chơi dân gian, một nếp sinh hoạt truyền thống, thả diều đã trở thành thú vui không thể thiếu mỗi khi hè về. Đây cũng là lúc người ta được giải tỏa căng thẳng khi ngắm nhìn những con diều uốn lượn trên trời cao, được nằm dài nhìn trời đất cùng những cánh diều no gió, được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả.

Đời sống ngày càng phát triển, những cánh diều cũng ngày càng thêm phong phú hơn, và từ đó, người ta đã mở những hội đua diều, ngày mà mọi người được khoe tài làm diều và cùng chung vui trong không khí háo hức của lễ hội. Những lễ hội này thường được diễn ra ở các vùng biển như Vũng Tàu, Phan Thiết,…

Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh, chở theo bao ước mơ của những đứa trẻ thôn quê. Cánh diều cứ yên bình ngắm nhìn trời đất như thế, yên bình nhìn ngắm khung cảnh đất nước thanh bình, vẽ một nét mực trong bức tranh thôn dã tĩnh lặng của quê hương Việt Nam

Bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian: Nhảy dây

Bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian: Nhảy dây (Ảnh: Internet)
Bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian: Nhảy dây (Ảnh: Internet)

Việt Nam luôn nổi tiếng với bạn bè thế giới bởi tính cố kết cộng đồng vô cùng cao. Tính đoàn kết thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống nhưng chỉ cần nhìn qua những khía cạnh nhỏ hơn, thông thường hơn của cuộc sống là có thể thấy rõ được điều này. Một trong những trò chơi dân gian khá phổ biến ở Việt Nam, chính là trò chơi nhảy dây.

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Nhảy dây là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, đặc biệt là ở những vùng quê, vùng nông thôn ở Việt Nam, giống như trò chơi chi chi chành chành hay chơi xóc hòn thì trò nhảy dây cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần một sợi dây là mọi người có thể tham gia.

Một trong những đặc trưng riêng biệt của các trò chơi dân gian đó chính là tính cộng đồng cao. Bởi vậy mà bất kể trò chơi dân gian nào cũng đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể, nó giúp gắn kết quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng. Mang tính giải trí cao bởi thời gian lễ hội diễn ra các trò chơi dân gian thường là vào khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp, vào cuối những mùa vụ, khi những người nông dân đã hoàn thành công tác mùa vụ, đang trong thời gian chờ bước vào mùa vụ mới.

Trò chơi dân gian nhảy dây cũng có rất nhiều phiên bản và nhiều hình thức chơi, bởi ở những nơi khác nhau thì con người lại có xu hướng chơi những hình thức mà mình cho là thú vị nhất, phù hợp nhất với mình. Trước hết, nói đến trò nhảy dây truyền thống, đây chính là trò chơi đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế và sự khéo léo của đôi chân. Theo đó, sợ dây sẽ dùng trong trò chơi dân gian này chính là dây thừng, dây chão, đây đều là những thứ rất dễ tìm trong cuộc sống xưa, bởi nó là thứ dùng để trói, buộc đồ đạc của người nông dân.

Người chơi sẽ bao gồm từ năm đến mười người, chia ra làm hai nhóm, một nhóm sẽ đảm nhận nhiệm vụ quất dây, nhiệm vụ này cần có hai người, mỗi người đứng ở một đầu của sợi dây, cùng ăn ý cùng quất sợi dây theo hướng xuôi kim đồng hồ. Nghe có vẻ dễ dàng nhưng nhiệm vụ này đòi hỏi sự nhịp nhàng của bàn tay, sự ăn ý của đồng đội, bởi nếu một người quất nhanh, một người quất chậm thì sợi dây thừng sẽ bị rối, người chơi sẽ không thể nhảy vào sợi dây được. Sợi dây thừng được quất lên sẽ tạo thành một vòng cung, có bán kính cao hơn đầu một người, bởi chỉ có như vậy người chơi mới có thể nhảy vào sợi dây, tương tác cùng với nó.

Nhóm còn lại sẽ là nhóm người chơi, nhóm này thì có thể có trên hai người, càng đông càng vui. Nhưng ngược lại, càng đông thì trò chơi càng trở nên khó khăn hơn, bởi đông người sẽ khó trong việc tương tác, nhịp nhàng nhảy. Người chơi sẽ nghe theo nhịp đếm một, hai, ba của người quất dây mà nhảy vào sợ dây, khi sợi dây chạm xuống mặt đất thì người chơi sẽ phải nhảy lên cao, sao cho đôi bàn chân của mình không làm vướng dây, người nhảy được càng nhiều thì sẽ là người chiến thắng. Trò chơi thú vị hơn ở chỗ, đó chính là không phải từng người nhảy một mà sẽ gồm bốn người nhảy một lượt, hai người bên này, hai người bên kia.

Khi có hiệu lệnh để nhảy thì sẽ cùng nhau nhảy vào sợi dây làm sao cho đồng đều nhất, khi có nhiều người cùng nhảy thì sẽ khó có thể điều khiển đôi chân của mình hơn, nhưng nếu hiểu ý của đồng đội, nhịp nhàng nhảy lên được thì sẽ vô cùng đều đặn, đẹp mắt.

Sponsor

Đây cũng là mục đích quan trọng của trò chơi, gắn kết mọi người lại với nhau, sau trò chơi mọi người sẽ hiểu nhau hơn, sẽ hiểu hơn quá trình hợp tác để hoàn thành một nhiệm vụ. Thế mới nói, trò chơi dân gian tuy đơn giản, dễ chơi nhưng bao giờ nó cũng ẩn chứa trong đó những ý nghĩa nhân văn cao cả của ông cha ta.

Ở những dị bản khác thì trò chơi nhảy dây không phải dùng dây thừng, dây chão để chơi mà dùng một loại dây khác có độ đàn hồi, co giãn cao hơn, như dây chun, dây nịt… và cùng với đó thì hình thức của trò chơi cũng hoàn toàn khác biệt. Thay vì sợi dây được quất cao lên để người chơi có thể nhảy vào thì trò chơi nhảy dây này sẽ do hai người đứng hai bên, để sợi dây vào chân của mình, người chơi phải nhảy vào khoảng trống của hai sợi dây, theo nhịp độ là: nhảy vào, xoạng ra, bắt chéo, nhảy vào và nhảy ra.

Quan trọng là hoạt động nhảy vào nhảy ra phải diễn ra thật nhanh, không được gián đoạn. Hoàn thành xong một phần thì sẽ có phần thi khó khăn hơn, mà người ta gọi là các bàn, thấp nhất là bàn gối, sau đó đến bàn đùi, bàn hông, bàn nách và cao nhất chính là bàn cổ. Cùng với đó là độ cao ngày càng được nâng lên.

Trò chơi dân gian nhảy dây tuy có nhiều phiên bản, ở mỗi phiên bản thì hình thức chơi có sự khác biệt, nhưng điểm chung chính là sự thú vị ở trò chơi, bởi nó đề cao tính cộng đồng, tính gắn kết giữa con người với nhau chứ không đơn giản là một trò chơi nhằm mục đích giải trí.

Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian: Trốn tìm

Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian: Trốn tìm
Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian: Trốn tìm

Thời xa xưa, khi đời sống tinh thần của nhân dân chưa được như hiện nay, không hề có tivi, laptop, máy chơi game,… thì trẻ em dân gian đã nghĩ ra rất nhiều trò chơi dân gian để cùng nhau chơi đùa trong những buổi chiều mát mẻ. Trong đó có trò chơi trốn tìm, một trò chơi đầy sự sáng tạo và mang đậm màu sắc trẻ thơ.

Sponsor

Trò chơi trốn tìm có từ rất sớm trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Trò trốn tìm hay còn có một tên gọi khác là trò ú tim ở khu vực miền Trung và trò năm mươi năm mươi ở khu vực miền Nam. Trong không gian nông nghiệp, nông thôn xưa, những đứa trẻ trong cùng một xã, một làng hoặc một địa phương thường có xu hướng tập trung lại để cùng nhau chơi vào những buổi chiều hoặc buổi tối. Địa điểm tụ tập thường là ở đầu đình, gốc đa, những nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa của một tập thể.

Trò chơi trốn tìm thường được chơi thành từng nhóm đông từ sáu đến hơn chục người, trong đó có một người khi oẳn tù xì thua sẽ bị mọi người bịt mắt lại bằng một tấm vải, một chiếc khăn, miễn sao người bị bịt mắt sẽ không nhìn thấy mọi người. Và trong một khoảng thời gian nhất định, đa số là thời gian trong vòng năm mươi giây người bị bịt mắt mới có thể cởi bỏ khăn vải, cũng trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy thì những người còn lại sẽ chạy đi tìm chỗ trốn an toàn nhất.

Sau ba mươi giây, người đi tìm sẽ đi xung quanh khu vực mà họ chơi để tìm kiếm những những người khác. Những người bị tìm thấy sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi, nếu như toàn bộ người chơi bị tìm ra thì người đi tìm sẽ sống sót và người đầu tiên bị tìm thấy sẽ tiếp tục thay người đi tìm chơi tiếp. Nếu người đi tìm không phát hiện ra mọi người trốn ở đâu, người đó có thể hô “tha gà” và người đó sẽ là người đi tìm ở lượt chơi tiếp theo cho đến lúc tìm thấy người thay thế.

Theo luật của trò chơi trốn tìm thì người đầu tiên bị tìm thấy sẽ có khả năng trở thành người đi tìm tiếp theo, nếu sau đó không có người nào giải cứu, khi ấy người đầu tiên bị tìm thấy sẽ tiếp tục thay thế cho người đi tìm. Chỉ đến người thứ hai, thứ ba và những người sau đó bất ngờ chạy ra tới nơi người tìm mà không bị họ phát hiện thì người đầu tiên bị tìm ra mới thoát cảnh đi tìm. Người đi tìm sẽ tiếp tục trò chơi mới và tìm người lại từ đầu.

Trò chơi trốn tìm thường được chơi vào xế chiều hoặc buổi tối và trong không gian rộng, có nhiều chỗ ẩn nấp, những người đi trốn khó bị tìm ra bởi người đi tìm, trò chơi sẽ hấp dẫn hơn nhiều nếu người đi tìm không thể nào tìm ra nơi những người khác đang ẩn nấp. Những người chơi cũng hào hứng hơn trong việc trốn thật kĩ, không để cho người tìm tìm ra nơi trú ẩn của mình.

Ai cũng mong muốn mình là người cuối cùng bị tìm thấy để có thể cứu những người đã bị tìm thấy và chiến thắng. Trò chơi dân gian này không những sáng tạo mà còn tạo cảm giác hồi hộp cho người chơi nhưng thường đối tượng tham gia chơi trò chơi này là những đứa trẻ con, chúng rất năng động và sôi nổi. Chính vì thế mà trò chơi trốn tìm trở thành một kí ức đẹp đẽ khi nhớ về tuổi thơ.

Sponsor

Trò chơi trốn tìm dường như rất phổ biến và trở thành một nét văn hóa ở nông thôn. Giờ đây xã hội tiến bộ, công nghệ ngày một phát triển, trẻ em hiếm khi chơi những trò chơi vận động thể chất như thế mà chúng thường say mê với những trò chơi điện tử,… Thật đáng tiếc nếu trẻ em – những thế hệ sau không được trải qua cảm giác vui sướng, hồi hộp khi chơi trốn tìm – một trò chơi dân gian lí thú.

Chúng ta luôn tin rằng, dù trò chơi điện tử, những chiếc laptop, ipad đầy cái mới lạ hiện nay sẽ chẳng bao giờ làm lu mờ đi những giá trị, những nét đẹp của trò chơi trốn tìm – một thú vui trong đời sống tinh thần người dân Việt lâu đời.

Bài thuyết minh về trò chơi dân gian: Ô ăn quan 2

Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan.

Không biết đã xuất hiện từ bao giờ nhưng ô ăn quan từ lâu đã trở thành một trò chơi phổ biến của người Kinh và đặc biệt là với những bé gái. Đây không đơn thuần là một trò chơi để giải trí mà còn là một trò chơi mang tính chiến thuật cao. Có nhiều người cho rằng trò chơi này xuất phát từ bàn cờ mancala ở Ả Rập (khoảng 1580 – 1150 TCN) và được lan truyền đi rất nhiều nơi và đến với nước ta.

Để chơi trò chơi này, cần chuẩn bị một số điều như sau: “Quan” và “dân” tên gọi của hai loại quân chơi, cần dùng một vật liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió, đó có thể là những viên sỏi, gạch nhỏ, hạt quả, mẩu gỗ,… Quân “quan” cần có kích thước lớn hơn hoặc hình dạng khác quân “dân” để dễ phân biệt với nhau.

Số lượng quan luôn là hai còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là năm mươi. Sau khi đã có quân chơi, cần bố trí chúng: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô là một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô là năm dân.

Khi chơi trò này, thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng đó là người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn.

Cách chơi cũng rất đơn giản chỉ là di chuyển quân, từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo những cách để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương thì càng tốt. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:

Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Nếu liền sau đó là một ô trống rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc.

Sponsor

Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này. Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc hai ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng năm dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô một dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ năm dân thì có thể vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.

Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy. Ô quan có ít dân (nhỏ hơn năm dân) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.

Trò chơi này rất hay và có những chiến thuật đòi hỏi như một bàn cờ thực sự và chỉ cần một khoảng sân nhỏ các bé gái có thể chơi trò chơi này một cách thoải mái, vì phổ biến và thú vị như vậy nên trò chơi này có rất nhiều bài đồng dao đi kèm, một trong số đó là:

Bài thuyết minh về trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê

Bài thuyết minh về trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê (Ảnh: Internet)
Bài thuyết minh về trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê (Ảnh: Internet)

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian khá phổ biến. Trò chơi này chủ yếu dành cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi, nên cái tên và cách chơi cũng giản đơn. Tùy từng địa phương mà biến thể của trò chơi này cũng có chút thay đổi khác nhau. Đây không phải là trò chơi chỉ dành cho hai người chơi mà là trò chơi dành cho cả 1 tập thể cùng tham gia. Ngoài việc vui đùa, rèn luyện thân thể, thì trò chơi bịt mắt bắt dê còn thể hiện nỗi khát khao chiến thắng tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ.

Sponsor

Trò chơi bịt mắt bắt dê được diễn ra trên một sân cỏ, người chơi vây xung quanh để tạo ra một vòng tròn. Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa.

Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp. Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng. Kết thúc mỗi cuộc chơi là bầu không khí sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh đem đến cho người tham dự sự phấn khích, đầy ắp tiếng cười vui vẻ.

Bịt mắt bắt dê thể hiện tính an toàn, gần gũi với con người Việt Nam và ích lợi cho việc phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Để chơi được trò chơi này thì người chơi không những phải rèn luyện thể chất mà còn phải tăng thêm kỹ năng phán đoán, định hướng của mình để đảm bảo sự chính xác, phản ứng linh hoạt nhanh nhẹn, hoạt bát trong mỗi lần chơi.

Không chỉ là trò chơi dành riêng cho trẻ con mà bịt mắt bắt dê còn thu hút được nhiều người lớn tham gia và có mặt ở các dịp Tết và Lễ hội quan trọng của người Việt Nam trong nhiều năm. Thành công của trò chơi này mang lại chính là bầu không khí sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh đã mang lại cho người tham dự sự phấn khích, tiếng cười sau khi kết thúc trò chơi.

Bên cạnh việc thể hiện sâu sắc nét đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng ở mỗi nơi, bịt mắt bắt dê còn giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai trong đời sống sinh hoạt. Tất cả hiện lên như một bức tranh tươi đẹp và sinh động của cuộc sống. Những điệu nhảy mềm mại, bước chạy dẻo dai, những nụ cười sảng khoái như những cánh diều bay nhè nhẹ trên cao như đưa văn hóa Việt Nam đi đến khắp các vùng miền đất nước.

Ngày nay, khi xã hội càng phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại cũng là lúc các trò chơi dân gian ngày càng bị mai một và quên lãng. Trẻ em của một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc, điện tử và không có thời gian để chơi cũng là một thiệt thòi. Trẻ em ngày nay đã không còn cơ hội được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước. Vì thế mà bịt mắt bắt dê đã không còn được nhiều người biết đến nữa.

Sponsor

Bịt mắt bắt dê không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Bịt mắt bắt dê không chỉ nâng cánh ước mơ cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, nhanh nhẹn mà còn giúp các em hiểu thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

Bài thuyết minh về trò chơi dân gian: Ném còn

Bài thuyết minh về trò chơi dân gian: Ném còn (Ảnh: Internet)
Bài thuyết minh về trò chơi dân gian: Ném còn (Ảnh: Internet)

Không ai rõ trò chơi ném còn có từ khi nào và cũng chẳng ai hay ném còn đã trở thành trò chơi dân gian hấp dẫn nhất của dân tộc Thái như thế nào. Chỉ biết rằng ném còn thường được tổ chức vào những ngày tết, ngày hội trong không khí náo nhiệt, vui tươi.

Ném còn là trò chơi dân gian có từ lâu đời của dân tộc Thái. Phụ nữ Thái thường làm quả còn bằng những mảnh vải vụn cắt thành hình ô vuông, có cạnh khoảng 18cm, gấp chéo 4 góc vào nhau, bên trong nhồi bằng hạt bông hay hạt thóc biểu thị của sự cầu mong nảy nở sinh sôi. Dây còn cũng được khâu bằng vải, dài độ nửa sải tay, một đầu đính vào điểm tâm giao của hình vuông quả còn. Tua còn được cắt bằng vải vụn, đủ màu sắc, sau đó đính vào 4 góc quả còn và đính so le điểm trên dây còn, tạo thành biểu tượng như hình con rồng bay. Tiếng Thái gọi là “con cuống”, mang niềm tin gửi gắm nơi con rồng đem lại sự phồn thịnh, hạnh phúc. Thường quả còn chỉ có khoảng 4-8 múi, nhưng với người khéo tay, họ có thể may quả còn với 12 múi gồm 12 màu.

Trò chơi ném còn thường được tổ chức tại một bãi đất bằng phẳng và được chơi theo 2 cách. Cách thứ nhất: Thanh niên nam nữ chưa vợ, chưa chồng thì chơi theo tục tỏ tình, giao duyên. Tục này thường diễn ra vào dịp xên bản, xên mường, ngày xuân. Trai gái ăn mặc chỉnh tề với trang phục truyền thống, các cô gái chọn một bãi đất bằng phẳng để rủ các chàng trai ra chơi còn. Nam đứng một bên, nữ đứng một bên, thoạt đầu còn tung sang nhau đại trà, sau dần dần đôi nào phải lòng nhau tự khắc ném cho nhau, hình thức này sau cùng là chơi từng đôi một, thông qua hội tung còn nhiều đôi trở thành chồng, thành vợ của nhau.

Cách thứ hai gọi là “tọt con vong” nghĩa là tung còn vòng. Ở giữa sân bãi, người ta chôn một cây tre cao khoảng 10m, đầu trên cao có gắn một cái vòng tròn đường kính khoảng 50 – 70cm theo phương thẳng đứng. Sau đó gắn vải đỏ, xanh… phần trên khâu chắc vào mép vòng, ở dưới thả buông để khi ai đó tung trúng vào trong vòng còn dễ phát hiện ra. Trò chơi này dành cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.

Sponsor

Về hình thức chơi: có thể bên nam, bên nữ, hoặc tùy chọn; nếu ai tung lọt tâm vòng thì người đó thắng, giải thưởng có thể là đôi chén rượu (tùy theo quy ước mỗi cuộc thi). Cũng có thể chia đội và Ban tổ chức sẽ quy định cách đứng chơi và mục tiêu là phải tung quả còn chui qua vòng. Tổ trọng tài theo dõi chấm điểm. Tung còn đòi hỏi sức khỏe và sự khéo léo, hai đội chơi sẽ đứng đối diện nhau qua cây còn. Quả còn sẽ được tung lên cao nhằm hướng vòng còn trên đỉnh cột, quả còn vút qua ngọn cột tre, những dây tua ngũ sắc cũng lướt xòe ra với màu sắc rực rỡ trông rất đẹp mắt.

Quả còn tung lên mang ý nghĩa tượng trưng cho những buồn đau và mọi việc xấu sẽ được rũ sạch, thay vào đó là sự ấm no, hạnh phúc. Nếu ném trúng vòng tròn cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu.

Ném còn nay không chỉ gắn riêng với dân tộc Thái mà nó đã trở thành trò chơi dân gian của cộng đồng các dân tộc tỉnh Điện Biên. Nhiều dân tộc như Thái, Mường, Tày… có luật chơi ném còn giống nhau. Với người Thái, trò chơi ném còn đưa tới thông điệp mong muốn âm – dương hòa hợp, cầu mong con cái trong nhà đông đúc. Do đó, những người Thái hiếm muộn thường rất hào hứng thi ném còn để cầu tự. Quả còn ném thường hướng về đầu nguồn sông, hay suối chính là hướng về các bản làng người Thái.

Với người Tày, trò chơi ném còn mang ý nghĩa cầu mùa. Trước khi khép hội, thầy mo sẽ rạch quả còn thiêng (đã được ban phép) lấy hạt bên trong, tung lên để mọi người cùng hứng lấy vận may. Người Tày quan niệm hạt giống này sẽ mang lại mùa màng bội thu và may mắn, vì nó đã được truyền hơi ấm của những bàn tay nam nữ. Còn đối với người Mường, hội ném còn là dịp để nam thanh nữ tú gặp nhau, là bà mối để se duyên. Bên nào thua sẽ phải để lại một vật làm tin, thường người thua sẽ là các chàng trai. Sau lễ hội, chàng trai sẽ quay lại nhà cô gái để xin lại vật đã gửi lại làm tin, là cái cớ để hai người gặp gỡ, tìm hiểu tiếp.

Trò chơi ném còn vừa mang tính văn hóa lại vừa mang tính thể thao, rèn luyện sự tinh tế, khéo léo khi tung, khi bắt. Vừa kết hợp các động tác toàn thân, vừa sảng khoái tinh thần, vừa được giao lưu, tỏ tình, đoàn kết, vui vẻ. Do đó, đây là trò chơi không những thu hút nam nữ thanh niên mà nhiều người lớn tuổi cũng rất thích, bởi bên cạnh việc làm cho người trong cuộc hào hứng thì việc người đứng ngoài hò reo cổ vũ cũng khiến không khí cuộc chơi rất sôi nổi, hấp dẫn hơn.

Bài thuyết minh về trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột

Bài thuyết minh về trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột (Ảnh: Internet)
Bài thuyết minh về trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột (Ảnh: Internet)
Sponsor

Trò chơi dân gian ngày nay đang được quan tâm đúng mức. Các trò chơi này thường được chơi ở những nơi sinh hoạt tập thể, trong trường học. Một trong những trò chơi đơn giản mà không cần chuẩn bị. Đó là trò Mèo đuổi chuột. Đây là trò chơi vui và bổ ích. Ta cùng tìm hiểu trò chơi này.

Chưa ai khẳng định chắc chắn trò chơi Mèo đuổi chuột có từ bao giờ. Trò chơi này đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời. Đây là trò chơi đã được phổ biến rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Điểm khác nhau giữa ba miền là bài hát đồng dao dùng để hát khi chơi trò chơi này.Cách chơi

Số người tham gia chơi: khoảng 10 người trở lên. oẳn tù tì để chọn người làm mèo và người làm chuột. Người làm mèo và người làm chuột đứng riêng ra. Những người còn lại nắm tay nhau đứng thành vòng tròn. Sau đó, người làm mèo và người làm chuột ngồi quay lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi nghe hiệu lệnh xuất phát thì người làm chuột phải chạy thật nhanh và mèo thì cố sức đuổi theo chuột. Khi chuột chạy tới vòng tròn thì hai người đứng chỗ vòng tròn đó phải giơ cao tay cho chuột chạy ra ngoài. Nếu mèo chạy đến vòng tròn, hai người đứng chỗ đó liền đứng sát lại nhau để mèo không chui ra được. Mèo phải tìm cửa khác để ra. Nếu khi đuổi, mèo “vồ” được vào người chuột thì coi như mèo dã thắng, chuột thua. Ván chơi kết thúc. Trò chơi lại tiếp tục bằng đôi khác đóng mèo và chuột. Người chơi vừa chơi vừa hát bài đồng dao sau:

“Mời bạn ra đây. Tay nắm chặt tay.Đứng thành vòng rộng. Chuột chui lỗ hổng. Để chạy cho mau. Mèo đuổi phía sau. Chạy đâu cho thoát. Thế là chú chuột. Lại hóa thành mèo. Co cẳng đuổi theo. Bắt mèo hóa chuột.”

Trò chơi rất vui, tạo bầu không khí hào hứng, sôi nổi. Luyện tập sự nhanh nhẹn, khéo léo và rèn luyện sức dẻo dai.

Bài thuyết minh về trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây

Bài thuyết minh về trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây
Bài thuyết minh về trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây
Sponsor

Trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị, nhưng lại đang bị mai một dần trong xã hội. Chúng ta hãy cùng tìm lại một trò chơi con trẻ: Trò Rồng rắn lên mây.

Muốn chơi Rồng rắn lên mây phải có từ năm bạn trở lên (càng đông càng vui). Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:

Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

Người đóng vai thầy thuốc trả lời:

  • Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà… tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
  • Thầy thuốc có nhà!

Sau đó thầy thuốc hỏi:

  • Rồng rắn đi đâu?

Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:

  • Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.

Muốn được thuốc chữa bệnh thì phải trả công cho thầy thuốc. Thầy thuốc đòi hỏi:

  • Xin khúc đầu.
  • Những xương cùng xẩu.
  • Xin khúc giữa.
  • Những máu cùng me.
  • Xin khúc đuôi.
  • Tha hồ mà đuổi.

Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.

Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi giằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.

Bài thuyết trình trò chơi dân gian: Cướp cờ

Bài thuyết trình trò chơi dân gian: Cướp cờ (Ảnh: Internet)
Bài thuyết trình trò chơi dân gian: Cướp cờ (Ảnh: Internet)
Sponsor

Với đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi cướp cờ.

Trò chơi cướp cờ là trò chơi dân gian rất phổ biến dành cho trẻ em, nó thường được tổ chức trong các hoạt động tập thể, mang lại cho trẻ những tiếng cười vui vẻ, thư giãn sau giờ học ở căng thẳng. Trò chơi này tuy đơn giản nhưng lại mang đến rất nhiều ý nghĩa và lợi ích cho các bạn nhỏ như: Khi trẻ tham gia trò chơi cướp cờ sẽ luyện cho trẻ khả năng vận động nhanh, khéo léo và rèn luyện sự nhanh nhẹn để dành được chiến thắng. Ngoài ra trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết, các bạn sẽ được giao tiếp với nhau nhiều hơn tăng tình thân mến.

Khi tham gia trò chơi, chúng ta cần lưu ý những chuẩn bị về người chơi, khu vực tổ chức và dụng cụ tham gia trò chơi. Số lượng người chơi tham gia chơi thường từ 8-10 người. Chia làm 2 đội với số thành viên mỗi đội bằng nhau. Khu vực chơi cần phải có 1 khuôn viên rộng, bằng phẳng không có chướng ngại vật (như ở các sân trường, sân nhà văn hóa, ủy ban.,). Tổ chức trò chơi cần chuẩn bị một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ, khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về, một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số.

Luật chơi như sau: Khi đang cắm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc. Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc. Nếu có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua. Trong trường hợp gọi nhiều số lên một lúc thì số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác (số 1 đội bạn cướp được cờ thì số 1 bên mình phải là người dồn theo chạm vào, số 2 đứng gần chạm được cũng không được tính. Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa. Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ và khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau.

Cướp cờ là một trò chơi tập thể phối hợp đồng đội rất bổ ích. Nó vừa giúp trẻ rèn luyện khả năng vận động, vừa giúp gắn kết xây dựng tình bạn đẹp. Do đó, người lớn nên tạo điều kiện tổ chức chơi cướp cờ hoặc các trò chơi tập thể khác cho trẻ.

Bài thuyết trình trò chơi dân gian: Chơi chuyền

Bài thuyết trình trò chơi dân gian: Chơi chuyền (Ảnh: Internet)
Bài thuyết trình trò chơi dân gian: Chơi chuyền (Ảnh: Internet)
Sponsor

Hồi nhỏ, ta thường thấy những hình ảnh, mấy đứa trẻ, nhất là mấy đứa con gái thường hay ngồi tụm thành 1 vòng tròn và chơi banh đũa. Những tiếng cười khúc khích, hay những trận cười xả ga từ nhóm con nít ấy phát ra, vui và dễ thương vô cùng.

Chơi chuyền là một trò chơi dân gian, nhưng bảo là “xưa” cũng không đúng mà gọi là trò chơi “mới” cũng không đúng. Bởi vì từ xưa đến nay, trò chơi này luôn thịnh hành, nếu không muốn gọi vui là “ vượt cả thế hệ”.

Chơi chuyền (nhiều vùng miền gọi là chơi chắt) đòi hỏi người chơi phải khéo léo, nhanh nhẹn khi chuyền bóng và lượm que. Chơi chuyền là trò chơi tương đối đơn giản, chỉ cần một khoảng nhỏ, đủ chỗ cho từ hai đến năm bạn cùng chơi.

Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị 1 đồ vật hình tròn (quả cà, quả bưởi non, quả bóng nhỏ….) và 10 que nhỏ được vót nhẵn, bằng nhau, độ dài như đôi đũa. Cùng oẳn tù tì ai là người thắng cuộc sẽ được chơi trước. Quy luật chung của chơi chuyền là phải chuyền (tung) banh lên cao nắm đũa có 10 cây chuyền sang tay khác xong vừa kịp lúc chụp trái banh. Và dĩ nhiên, mỗi bạn sẽ được chơi cho đến khi nào “tử” và chuyển qua cho đối phương tiếp theo của mình. Cứ như vậy chuyền thành vòng tròn.

Trong quá trình chơi, vừa kết hợp tung quả chuyền lên, nhặt que, đón quả chuyền, vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn, từng chặng.

Bài thuyết trình trò chơi dân gian: Chơi chuyền (Ảnh: Internet)
Bài thuyết trình trò chơi dân gian: Chơi chuyền (Ảnh: Internet)
Sponsor

Ở mỗi cùng miền, trò chơi chuyền có nhiều biến tấu khác nhau, độ khó cũng khác nhau. Song, điểm chung của trò chơi này là phát huy sự khéo léo của mỗi người. Ngoài ra, góp phần luyện văn luyện toán nữa vì vừa chơi vừa đếm để nhớ lấy que cho đúng và vừa hát đồng dao, ai cũng thích. Đối thủ mạnh nhất sẽ là người vừa nhanh nhạy, khéo léo, đếm nhanh và kiên nhẫn “chiến đấu”. Và thế là, chơi chuyền càng ngày càng gắn với tuổi thơ của mỗi đứa nhỏ, hiện lên một truyền thống văn hóa được nối tiếp nhưng cũng rất màu sắc và rất riêng trong từng thế hệ.

Sponsor
Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này thế nào?
Có 29 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(