Hầu hết các bệnh nhân mắc COVID-19 đều có tiến triển tốt và bình phục dần sau vài tuần. Tuy nhiên một số người lại gặp phải những vấn đề hậu COVID-19 đáng lo ngại. Vậy biểu hiện của tình trạng hậu COVID-19 là gì và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tình trạng hậu COVID-19 là gì?

Có khoảng từ 15-20% bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi các di chứng sau khi mắc COVID-19, tình trạng này gọi là hậu COVID-19. Người bệnh sau khi bị mắc COVID-19 và đã hồi phục nhưng lại gặp phải hàng loạt vấn đề về sức khỏe như mất ngủ, mất tập trung, thường xuyên mệt mỏi,… Tính đến tháng 7 năm 2021, hội chứng hậu Covid hay “Covid kéo dài” đã được luật của Mỹ xem là một dạng khuyết tật.

Nguyên nhân của tình trạng hậu COVID-19 là gì?

Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề hậu COVID-19, tuy nhiên các chuyên gia đưa ra một số giả thiết như: người mắc bệnh mức độ nhẹ sau khi hồi phục cơ thể sẽ tạo ra kháng thể tự miễn, tấn công chính các tế bào của cơ thể. Ngoài ra đối với các trường hợp mắc bệnh nặng có thể dẫn đến tình trạng đông máu, gây tắc các vi mạch.

Tình trạng tự miễn diễn ra toàn thân dẫn đến khả năng trao đổi chất của cơ thể suy giảm. Hơn nữa tình trạng tự miễn kết hợp với rối loạn đông máu gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật, thiếu máu lên não.

Biểu hiện của hậu COVID-19 là gì?

Một số người sẽ gặp các triệu chứng ngay khi đang nhiễm COVID-19 và kéo dài tới vài tuần hay vài tháng, trong khi những người khác có thể phát sinh triệu chứng khi đã hồi phục. Hậu COVID-19 có thể xuất hiện ở bất kỳ ai đã mắc bệnh này, không chỉ người già hay người có bệnh lý nền. Những biểu hiện của hậu COVID-19 bao gồm:

  • Khó thở, hụt hơi
  • Thường xuyên mệt mỏi, cảm giác chóng mặt
  • Khả năng tập trung kém, dễ quên, rối loạn giấc ngủ
  • Ho kéo dài
  • Đau tức ngực
  • Giong nói thay đổi
  • Đau mỏi cơ, khớp
  • Mất vị giác, khứu giác
  • Đau nhức đầu
  • Trầm cảm hoặc lo lắng
Tức ngực có thể là biểu hiện của hậu COVID-19 (Ảnh: Internet)
Tức ngực có thể là biểu hiện của hậu COVID-19 (Ảnh: Internet)

Theo tin tổng hợp, bệnh nhân T.H (ở Hà Nội) khi mới mắc COVID-19 đã tự điều trị tại nhà vì chỉ bị sốt, đau nhức mỏi. Sau khoảng 5 ngày tự điều trị, chị đã âm tính trở lại, nhưng chỉ sau hơn 1 tuần khỏi bệnh chị lại phải đối mặt với một loạt các triệu chứng hậu Covid như hụt hơi, hay mệt mỏi,… Chị cho biết công việc của mình cần nói nhiều, lúc trước nếu bị ngứa họng chỉ cần livestream bán hàng một buổi là lại “ngọt giọng” ngay, nhưng sau khi khỏi bệnh chỉ nói vài câu là mệt, phải dừng lại lấy hơi, sức khoẻ giảm tới 30%.

COVID-19 ảnh hưởng tới nhiều cơ quan của cơ thể

COVID-19 ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong khắp cơ thể (Ảnh: Internet).
COVID-19 ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong khắp cơ thể (Ảnh: Internet).

Các ảnh hưởng đa cơ quan hay bệnh tự miễn có thể xuất hiện ở một số người từng mắc COVID-19. Ảnh hưởng đó có thể tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể, kể cả các chức năng của tim, gan, thận, phổi,… Bệnh tự miễn là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công các tế bào khỏe mạnh bình thường dẫn đến viêm và tổn thương nặng nề.

Khi mắc hậu COVID-19 cần xử lý như thế nào?

Những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng hậu COVID-19 cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục nhẹ nhàng, kiên trì, phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Theo dõi sức khỏe thường xuyên (Ảnh: Internet)
Theo dõi sức khỏe thường xuyên (Ảnh: Internet)

Nên dùng các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, thực phẩm chức năng giúp giảm căng thẳng, an thần, tăng cường máu lên não,… Ngoài ra có thể can thiệp bằng các biện pháp tâm lý. Theo các bác sĩ, nếu được điều trị tốt, các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật sẽ dần ổn định sau 3-4 tuần.

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

“Siêu miễn dịch” COVID-19 là gì?

Nhiều người dù đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhưng vẫn mắc bệnh – đó không phải là chuyện hiếm. Nhưng sau khi khỏi bệnh, miễn dịch tự nhiên của họ kết hợp với miễn dịch từ vaccine có thể tạo nên hiện tượng “siêu miễn dịch” mạnh hơn so với những người khác. Vậy “siêu miễn dịch” có thực ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận