Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) là một trong những từ mà các marketer biết tới nhiều nhất. Đây là một yếu tố đánh giá quan trọng trong kế hoạch marketing, tỷ lệ này giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động marketing. Vậy conversion là gì? Cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi được thực hiện như thế nào? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu rõ trong bài viết này nhé!

Chuyển đổi (conversion) là gì?

Chuyển đổi được hiểu là sự thay đổi về bản chất của một thực thể nào đó, hiểu đơn giản là chuyển dịch thực thể từ trạng thái A sang trạng thái B.

Trong thực tế marketing, chuyển đổi là:

  • Biến một khách ghé thăm website thành khách mua hàng
  • Biến một khách hàng đến dự hội thảo của doanh nghiệp tổ chức thành khách hàng sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp..
  • Biến một khách ghé thăm cửa hàng trở thành người mua hàng.

Chuyển đổi có thể là:

  • Đơn đặt hàng tại website
  • Điền thông tin đăng kí dùng thử phần mềm
  • Đăng ký thông tin để tải tài liệu…
Chuyển đổi được hiểu là sự thay đổi về bản chất của một thực thể nào đó, hiểu đơn giản là chuyển dịch thực thể từ trạng thái A sang trạng thái B (Ảnh: Internet)
Chuyển đổi được hiểu là sự thay đổi về bản chất của một thực thể nào đó, hiểu đơn giản là chuyển dịch thực thể từ trạng thái A sang trạng thái B (Ảnh: Internet)

Tỷ lệ chuyển đổi là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi là gì? Tỷ lệ chuyển đổi hay còn được biết tới là Conversion rate là tỷ lệ cho biết số người dùng thực hiện hành vi chuyển đổi trên tổng số người truy cập vào Website. Tỷ lệ chuyển đổi, đơn giản là lấy số đằng sau / số đằng trước, được kết quả nhân 100.

Ví dụ: Website của bạn nhận có lượng người truy cập trong một tháng là 3.000 người, trong đó có 300 người đăng ký nhận tài liệu. Tỷ lệ chuyển đổi được tính là (300/3000)*100% hay 10%.

Qua đó, chúng ta còn có thể hiểu sự chuyển đổi là bất kì hành động nào trên website mà doanh nghiệp mong muốn khách hàng của mình thực hiện. Với mỗi mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra sẽ có một conversion rate riêng.

Sự chuyển đổi là bất kì hành động nào trên website mà doanh nghiệp mong muốn khách hàng của mình thực hiện (Ảnh: Internet)
Sự chuyển đổi là bất kì hành động nào trên website mà doanh nghiệp mong muốn khách hàng của mình thực hiện (Ảnh: Internet)

Vai trò của tỷ lệ chuyển đổi là gì?

Khi theo dõi tỷ lệ chuyển đổi cho phép doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu suất của website, cụ thể:

  • Nắm được số lượng người thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra
  • Đánh giá hiệu quả của website và xác định các phần cụ thể nên cải thiện để tối ưu trải nghiệm người dùng.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ chuyển đổi thấp là gì?

Có những nguyên nhân khiến tỷ lệ chuyển đổi thấp, bao gồm:

  • Nội dung trình bày trên website thiếu tính trung thực và thường mơ hồ
  • Web thiết kế thiếu ấn tượng, không có sự thân thiện
  • Tốc độ tải web thấp, có nhiều vấn đề
  • Thương hiệu chưa có sự uy tín, chưa có được lòng tin của người dùng…

Những cách để tối ưu conversion rate

Sau khi hiểu được tỷ lệ chuyển đổi là gì, chúng ta sẽ đến với những cách để tối ưu chỉ số này. Đầu tiên, doanh nghiệp nên đặt ra mục tiêu chuyển đổi cho website của mình. Mục tiêu không phải đơn giản là để khách hàng xem qua thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình, mục tiêu nên là các hành động khác như:

  • Để lại thông tin nhận để nhận tư vấn
  • Đăng kí Mua hàng hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ
  • Download phần mềm, ứng dụng….
Mục tiêu không phải đơn giản là để khách hàng xem qua thông tin về sản phẩm, dịch vụ (Ảnh: Internet)
Mục tiêu không phải đơn giản là để khách hàng xem qua thông tin về sản phẩm, dịch vụ (Ảnh: Internet)

Sau khi doanh nghiệp đã xác định rõ được mục tiêu, hãy áp dụng những cách sau đây:

1. Thử nghiệm A/B testing

A/B Testing (split testing hay bucket testing) là một phương pháp sử dụng để so sánh giữa 2 phiên bản của webpage. Từ đó việc so sánh ấy, doanh nghiệp có thể tìm ra được phiên bản hiệu quả nhất.

Ví dụ, có hai content cho trang mà doanh nghiệp không thể quyết định nên sử dụng content nào. Lúc này, doanh nghiệp nên chạy A/B testing để xem lựa chọn nào đem lại hiệu quả hơn. Doanh nghiệp sẽ tạo ra hai phiên bản thay thế của trang (trang A và trang B). Mỗi trang sẽ có một content khác nhau. Phần mềm A/B testing hướng 50% lượng traffic đến trang A và 50% đến trang B. Và cuối cùng doanh nghiệp hãy xem kết quả có bao nhiêu người thực hiện hành động trên mỗi trang. Trang nào có nhiều chuyển đổi hơn thì đó sẽ là trang có content hiệu quả hơn.

2. Tăng niềm tin

Có những lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi thấp do khách hàng vẫn chưa đủ tin tưởng vào doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp hãy xây dựng uy tín bằng cách thêm vào những đánh giá của bên thứ 3 về sản phẩm, dịch vụ. Có thể:

  • Bài PR doanh nghiệp tại một trang báo uy tín.
  • Review của những khách hàng đã sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp
  • Lời khuyên từ các chuyên gia trong ngành về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Sử dụng sức ảnh hưởng của KOL để quảng bá sản phẩm
  • Có lời cam kết của thương hiệu với khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Thông tin liên hệ rõ ràng.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Bia Heineken kỷ niệm 150 năm mang đến những khoảnh khắc tuyệt vời trên toàn thế giới

Bia Heineken sẽ chào mừng cột mốc 150 năm thành lập bằng một chiến dịch độc đáo. Ý tưởng cho chiến dịch lần này xuất phát từ thực tế Heineken đã từng bị gọi sai theo những cách khá thú vị, và được thưởng thức theo những cách khác lạ ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, những ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận