Liệu “insight khách hàng” có phải là một sự thật ngầm hiểu về tâm tư, nhu cầu của đối tượng này như cách nhiều marketer trẻ vẫn thường nói? Nếu bạn đang loay hoay không biết “insight khách hàng” là gì thì bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

“Insight khách hàng” là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành Marketing, nhưng với các “mầm non tiếp thị”, thuật ngữ này vẫn rất khó để hình dung. Trong bài viết này, BlogAnChoi sẽ cùng chuyên gia đến từ các agency có tiếng tại TP.HCM khai sáng vấn đề phức tạp đó với những bạn trẻ mới vào nghề, qua một số chiến dịch, dự án đã thành công trong thực tế.

Insight khách hàng thật sự là gì? (Ảnh: Internet)
Insight khách hàng thật sự là gì? (Ảnh: Internet)

Định nghĩa “insight” là sự thật ngầm hiểu liệu có chính xác?

Theo CCO của công ty Fusion One, anh Bình Nguyễn, nhiều maketer trẻ đang nhầm lẫn giữa “insight” và “fact“. Thật là vô ích nếu người làm marketing tìm kiếm một sự thật hiển nhiên mà ai cũng tỏ tường, anh Bình giải thích đó là “fact“. Còn “insight” là một điều gì đó phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi người làm marketing phải vắt óc mới có thể tìm ra.

Bên cạnh đó, chuyên viên tư vấn kinh doanh tại công ty Fusion One, anh Nguyễn Tiến Vượng giải thích thêm, “insight khách hàng” là một sự thật nhưng khó nhận biết, đến mức người ta phải thốt lên rằng “Ừ nhỉ!“, “Ờ ha!” khi tìm ra nó. Đây là sản phẩm đầu ra (output) của nhiều sự thật hiển nhiên mà một marketer đã xâu chuỗi lại (input).

Insight là kết quả cuối cùng của một chuỗi kết quả điều tra, nghiên cứu (Ảnh: Internet)
Insight là kết quả cuối cùng của một chuỗi kết quả điều tra, nghiên cứu (Ảnh: Internet)

Có thể thấy, “insight” chính là sự thật ngầm hiểu, nhưng đồng thời nó cũng là một ẩn ý làm khó các marketer trẻ. Nói về điều này, anh Bình bày tỏ lo lắng rằng các marketer trẻ không thể nhận ra điểm mấu chốt này, và sự mù mờ về khái niệm “insight” có thể dẫn đến thất bại của một dự án hay chiến dịch. Anh Vượng cũng đồng tình với anh Bình và cho rằng chúng ta không thể chỉ dựa vào những sự thật hiển nhiên ai cũng biết để dạy khách hàng phải làm thế này, thế kia. Điều đó sẽ gây ra cảm giác sống sượng cho cả 2 bên.

Hai chuyên gia đến từ Fusion One chia sẻ về quá trình tìm kiếm "insight" (Ảnh: YouTube)
Hai chuyên gia đến từ Fusion One chia sẻ về quá trình tìm kiếm “insight” (Ảnh: YouTube)

Những “insight khách hàng” đắt giá đã làm nên thành công của các chiến dịch quảng cáo

Khi nhìn lại các chiến dịch đã thành công, chúng ta có thể thấy một điểm chung dẫn đến kết quả tốt đẹp này là sự thấu hiểu sâu sắc của đội ngũ marketer về người tiêu dùng cũng như động cơ mua hàng của họ. Đồng thời, đây chính là lời giải thích dễ hiểu nhất về “insight”. Sau cùng, các marketer trẻ cần hiểu được lý do vì sao động cơ của người tiêu dùng lại là yếu tố quan trọng.

Mọi marketer cần hiểu rõ về động cơ của người tiêu dùng (Ảnh: Internet)
Mọi marketer cần hiểu rõ về động cơ của người tiêu dùng (Ảnh: Internet)

Có thể thấy, sự thành công của một chiến dịch quảng cáo được đo lường bằng doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp bỏ tiền quảng cáo cho sản phẩm của mình nhưng quảng cáo chưa đủ hay để khiến khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm và trung thành với thương hiệu thì thật sự đó là một khoản tiền lãng phí. Còn bây giờ, các bạn độc giả hãy cùng BlogAnChoi phân tích ngẫu nhiên 3 ví dụ về insight khách hàng đã giúp chuyển đổi thành công hành vi của người tiêu dùng.

1. Insight “Lời chúc hóa hành động – Lấm bẩn mang điều hay” với OMO

Chắc hẳn bạn còn nhớ đến ca khúc “Cả Ngàn Lời Chúc” với thông điệp mới mẻ cũng như sự kết hợp đầu tiên giữa Rhymastic và Suboi. Khi xem MV, chúng ta mới vỡ lẽ ra một điều đúng đắn, rằng lời chúc đằng sau một hành động ý nghĩa có giá trị lớn hơn nhiều lần so với cả ngàn lời chúc có cánh.

Chẳng có ai muốn những lời chúc vỗ cánh bay đến nơi khác; ai cũng muốn những điều tốt đẹp ở lại với mình, dẫu rằng chúng ta vẫn thường chúc nhau bằng những lời nói có cánh, như một thói quen. Vì vậy hành động lấm bẩn có giá trị thiết thực, kèm theo lời chúc may mắn đến những người xung quanh mình, mới có thể giúp họ cảm nhận được thay đổi tích cực trong cuộc sống. Đó là điều tốt đẹp mà ai cũng cần và marketer phải nhận ra.

2. Insight “Cơm nhà đủ rau, tương lai muôn màu” với Knorr

Tại thời điểm chiến dịch này ra mắt, Knorr một lần nữa khẳng định vị thế “thương hiệu gia vị quốc dân” khi giúp các bà mẹ Việt Nam giải quyết được tình trạng ghét ăn rau ở trẻ nhỏ, cũng như giúp xua tan đi nỗi ám ảnh về tỷ lệ trẻ em béo phì ở Việt Nam. Để giúp Knorr thay đổi cục diện, các marketer đã tác động đến sự quan tâm mà các bà mẹ đặt ở tương lai của mỗi đứa con.

Một bữa cơm nhà có đủ rau không chỉ giúp cân bằng dinh dưỡng mà nhờ đó còn giúp con phát huy hết tiềm năng với một cơ thể khỏe mạnh và những giác quan nhạy bén. Mặt khác, một bữa ăn có đầy đủ rau củ quả với nhiều màu sắc sặc sỡ cũng giống như tương lai khác biệt giữa những đứa trẻ; không có công thức cụ thể nào đo lường được sự thành công, miễn là con vẫn sẽ hạnh phúc trên con đường mình đã chọn.

3. Insight “Tự do yêu tóc, tự tin là mình” với Dove

Nhiều bạn nữ rất sợ đánh đổi một mái tóc chắc khỏe để sở hữu những kiểu tóc thời thượng, thể hiện cá tính của bản thân, nhưng cũng dễ khiến tóc bị hư tổn. Nỗi sợ này dường như là gánh nặng với các chị em phụ nữ. Dove vốn khuyến khích phụ nữ tự tin với vẻ đẹp tiềm ẩn của mình, vì vậy, thương hiệu đã giúp họ giải quyết nỗi lo đó.

Và Dove cũng biết rằng phái nữ chỉ có thể tự tin khi họ được tự do theo đuổi phong cách họ yêu thích. Nhờ có Dove, các chị em phụ nữ có thể thỏa thích thử nhiều kiểu tóc “hợp gu” mình, mà không lo tóc sẽ bị hư tổn. Với Dove, một mái tóc chỉ biểu lộ được nét đẹp riêng khi nó khoác lên mình một diện mạo mới mẻ mà vẫn bóng bẩy, chắc khỏe.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Startup đừng mắc phải 3 sai lầm này nếu không muốn khách hàng bỏ đi

Tỷ lệ giữ chân khách hàng cho thấy khả năng thu hút khách hàng quay trở lại mua sản phẩm hoặc trải nghiệm dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Đây được xem là một chỉ số quan trọng để startup nhận biết mình có đang ổn định về mặt tài chính hay không và thúc đẩy ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận